“Đạo thầy - trò” nét đẹp trong văn hóa người Việt
- Thứ hai - 13/11/2017 14:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xưa nay, người nghề giáo luôn được xã hội tôn vinh là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Bởi lẽ, người thầy vẫn luôn là những người truyền cảm hứng, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học trò. Cho dù ngày nay cuộc sống có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì chuẩn mực của đạo nghĩa “Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng trong chuẩn mực “Tôn sư trọng đạo” ấy, đạo Thầy – Trò vẫn luôn là quan hệ đặc biệt, thiêng liêng không mất bao giờ.
“Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc ta. Đó không chỉ là sự tôn kính người thầy mà còn thể hiện đạo lý làm người. Thái độ “tôn sư” của dân tộc ta bắt nguồn từ tinh thần hiếu học và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Người thầy không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn dạy cho học trò đạo làm người.
Trong xã hội phong kiến, những ông đồ dạy học hay những người học hành đỗ đạt như những ông Nghè, ông Cống được xã hội rất mực coi trọng. Họ là những người không chỉ dạy chữ "thánh hiền" mà còn dạy cho học trò những lễ nghi, đạo đức và cách ứng xử với những người xung quanh nên họ luôn có ý thức trau dồi tài năng và giữ gìn phẩm cách. Vì vậy, xã hội luôn gửi gắm ở họ niềm tin về nhân cách, tài năng, luôn coi họ là chuẩn mực, là hình mẫu để vươn tới.
Bao đời nay, trong tâm thức người Việt Nam, người thầy giữ địa vị số một trong nhà trường. Người thầy được coi là người quyết định tới sự thành bại của trò: “Không thầy đố mày làm nên”; “Thầy nào - trò ấy”, “Xem lũ trò hay, biết thầy dạy giỏi”,... Từ vai trò quyết định đó, người thầy được xếp thứ hai trong phép “Tam cương” (Quân – Sư -Phụ) của đạo Nho và được tôn kính suốt đời:
Trong xã hội phong kiến, những ông đồ dạy học hay những người học hành đỗ đạt như những ông Nghè, ông Cống được xã hội rất mực coi trọng. Họ là những người không chỉ dạy chữ "thánh hiền" mà còn dạy cho học trò những lễ nghi, đạo đức và cách ứng xử với những người xung quanh nên họ luôn có ý thức trau dồi tài năng và giữ gìn phẩm cách. Vì vậy, xã hội luôn gửi gắm ở họ niềm tin về nhân cách, tài năng, luôn coi họ là chuẩn mực, là hình mẫu để vươn tới.
Bao đời nay, trong tâm thức người Việt Nam, người thầy giữ địa vị số một trong nhà trường. Người thầy được coi là người quyết định tới sự thành bại của trò: “Không thầy đố mày làm nên”; “Thầy nào - trò ấy”, “Xem lũ trò hay, biết thầy dạy giỏi”,... Từ vai trò quyết định đó, người thầy được xếp thứ hai trong phép “Tam cương” (Quân – Sư -Phụ) của đạo Nho và được tôn kính suốt đời:
“Vua, thầy, cha ấy ba người
Kính thời như một trẻ ơi ghi lòng”
Chính bởi người thầy được tôn sùng như vậy nên người thầy giáo có một quyền uy rất lớn trong nhà trường và luôn là tấm gương, là thần tượng của HS. Thầy được coi là biểu tượng của sự “cái gì cũng biết”, nên trong cách ứng xử, học trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận rất lớn lao.
Sách sử xưa nay đã có bao tấm gương tôn sư trọng đạo thật cảm động. Thầy Chu Văn An, một vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực, đồng thời cũng là một vị thầy lỗi lạc có nhiều học trò giỏi như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát,... Học trò thầy dù làm đến bậc tể tướng, mỗi khi đến thăm sức khỏe thày vẫn phải khép nép chắp tay đứng hầu ở dưới bậc thềm, tỏ vẻ hết long tôn kính. Trò thường xuyên thăm hỏi lúc thầy còn sống, về thăm và tạ ơn thầy khi đỗ đạt làm quan, chịu tang và tổ chức tang lễ khi thầy qua đời. Nếu thầy không có người thờ cúng thì nhiều học trò cùng góp tiền xây dựng nhà thờ, cùng mua một thửa ruộng gọi là "ruộng môn sinh" để lấy hoa lợi hằng năm cúng giỗ thầy.
Có thể nói, do lấy: "Tư tưởng đạo đức làm nền tảng cơ bản, lấy luân lý làm kiến thức phổ thông” nên quan hệ thầy - trò trong khuôn phép theo lễ giáo phong kiến, song thể hiện được những nét đẹp văn hoá truyền thống hiếu học của dân tộc ta.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự thay đổi của phương thức giáo dục nên quan hệ giữa “Thầy” và “Trò” khác với xưa. Thầy, cô giáo thời nay được đào tạo không chỉ về phương pháp giảng dạy mà còn được trang bị đầy đủ kiến thức về khoa học giáo dục, thì mối quan hệ thầy - trò cũng có nhiều thay đổi. Mối quan hệ thầy - trò bình đẳng hơn, gần gũi hơn. Tuy nhiên, sự tôn trọng của học trò, cha mẹ học trò và xã hội với thầy cô giáo cũng có nhiều thay đổi. Một phần là do nhiều bậc cha mẹ cho rằng trách nhiệm dạy bảo con em họ là do xã hội giao phó, người thầy phải thực hiện, họ trả học phí để thầy cô dạy. Một phần là do có một số thầy cô giảm sút đạo đức nhà giáo, không thực sự gương mẫu trong lối sống sa vào chuyện tiêu cực như nhận hối lộ để nâng điểm, mở lớp dạy thêm để buộc học sinh đến nhà học thêm thu tiền, vòi vĩnh tiền của phụ huynh, tiêu cực trong thi cử và xét lên lớp,... Cá biệt có thầy cô còn xúc phạm nhân phẩm, đánh đập học sinh, bị dư luận lên án. Tất cả những điều đó đã làm xấu đi hình ảnh người thầy, người cô mẫu mực, mô phạm một thời của ngành giáo dục.
Một quy luật tất yếu là quan hệ thầy - trò sớm hay muộn sẽ thay đổi khi xã hội và nền giáo dục chúng ta thay đổi sâu sắc, nhưng suy cho cùng nếu thầy ra thầy, thì người thầy vẫn được trò kính trọng, quý mến (trừ số trò rất cá biệt) và được phụ huynh học sinh, được những người công tác trong các ngành khác tôn trọng.
Ngày nay, mối quan hệ Thầy - Trò đã có nhiều thay đổi và phức tạp hơn rất nhiều. Thầy không chỉ là người dạy dỗ như cha mẹ, mà cũng là người bạn, người đồng nghiệp. Điều này không chỉ do tác động của những quan niệm, xu hướng giáo dục mới du nhập vào Việt Nam mà cũng do tác động của nền kinh tế thị trường, những tiêu cực của xã hội tràn vào.
Những xu hướng đổi mới “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” đã đặt học trò lên vị trí chủ thể của giáo dục. Người thầy giờ đây chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, dẫn dắt học sinh trên con đường tìm kiếm tri thức. Mối quan hệ thầy - trò trở thành mối quan hệ song hành, dân chủ và không còn sự quyền uy, áp đặt như trước nữa. Học sinh không những được tự do tranh luận, trao đổi với nhau, mà còntranh luận với cả thầy. Thậm chí, chất vấn lại thầy giáo, đòi hỏi thầy trả lời những câu hỏi do các em đặt ra. Ở mặt nào đó, đây là một sự tiến bộ tích cực. Thể hiện tính nhân văn , dân chủ, bình đẳng trong quan hệ thầy – trò, thúc đẩy tính năng động, tích cực của học sinh, tránh được sự thụ động, áp đặt một chiều từ phía người thầy.
Có thể thấy dù có sự thay đổi trong phương thức giáo dục, xong mối quan hệ giữa thầy – trò vẫn luôn được đề cao. Mối quan hệ đó không chỉ là nét đẹp văn hoá, thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam mà cũng là một con đường để tiếp nhận văn hoá một cách tốt nhất.
Dẫu vẫn biết mọi sự so sánh đều là khập khiễng, bởi mối quan hệ Thầy - Trò có tính lịch sử nên khó có thể kết luận quan hệ Thầy - Trò ở mõi thời là kahcs nhaug. Việc nhìn lại mối quan hệ Thầy - Trò xưa và nay để thấy những giá trị vững bền trong đạo học, luôn mang những giá trị văn hóa truyền thống của con người Việt Nam.
Sách sử xưa nay đã có bao tấm gương tôn sư trọng đạo thật cảm động. Thầy Chu Văn An, một vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực, đồng thời cũng là một vị thầy lỗi lạc có nhiều học trò giỏi như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát,... Học trò thầy dù làm đến bậc tể tướng, mỗi khi đến thăm sức khỏe thày vẫn phải khép nép chắp tay đứng hầu ở dưới bậc thềm, tỏ vẻ hết long tôn kính. Trò thường xuyên thăm hỏi lúc thầy còn sống, về thăm và tạ ơn thầy khi đỗ đạt làm quan, chịu tang và tổ chức tang lễ khi thầy qua đời. Nếu thầy không có người thờ cúng thì nhiều học trò cùng góp tiền xây dựng nhà thờ, cùng mua một thửa ruộng gọi là "ruộng môn sinh" để lấy hoa lợi hằng năm cúng giỗ thầy.
Có thể nói, do lấy: "Tư tưởng đạo đức làm nền tảng cơ bản, lấy luân lý làm kiến thức phổ thông” nên quan hệ thầy - trò trong khuôn phép theo lễ giáo phong kiến, song thể hiện được những nét đẹp văn hoá truyền thống hiếu học của dân tộc ta.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự thay đổi của phương thức giáo dục nên quan hệ giữa “Thầy” và “Trò” khác với xưa. Thầy, cô giáo thời nay được đào tạo không chỉ về phương pháp giảng dạy mà còn được trang bị đầy đủ kiến thức về khoa học giáo dục, thì mối quan hệ thầy - trò cũng có nhiều thay đổi. Mối quan hệ thầy - trò bình đẳng hơn, gần gũi hơn. Tuy nhiên, sự tôn trọng của học trò, cha mẹ học trò và xã hội với thầy cô giáo cũng có nhiều thay đổi. Một phần là do nhiều bậc cha mẹ cho rằng trách nhiệm dạy bảo con em họ là do xã hội giao phó, người thầy phải thực hiện, họ trả học phí để thầy cô dạy. Một phần là do có một số thầy cô giảm sút đạo đức nhà giáo, không thực sự gương mẫu trong lối sống sa vào chuyện tiêu cực như nhận hối lộ để nâng điểm, mở lớp dạy thêm để buộc học sinh đến nhà học thêm thu tiền, vòi vĩnh tiền của phụ huynh, tiêu cực trong thi cử và xét lên lớp,... Cá biệt có thầy cô còn xúc phạm nhân phẩm, đánh đập học sinh, bị dư luận lên án. Tất cả những điều đó đã làm xấu đi hình ảnh người thầy, người cô mẫu mực, mô phạm một thời của ngành giáo dục.
Một quy luật tất yếu là quan hệ thầy - trò sớm hay muộn sẽ thay đổi khi xã hội và nền giáo dục chúng ta thay đổi sâu sắc, nhưng suy cho cùng nếu thầy ra thầy, thì người thầy vẫn được trò kính trọng, quý mến (trừ số trò rất cá biệt) và được phụ huynh học sinh, được những người công tác trong các ngành khác tôn trọng.
Ngày nay, mối quan hệ Thầy - Trò đã có nhiều thay đổi và phức tạp hơn rất nhiều. Thầy không chỉ là người dạy dỗ như cha mẹ, mà cũng là người bạn, người đồng nghiệp. Điều này không chỉ do tác động của những quan niệm, xu hướng giáo dục mới du nhập vào Việt Nam mà cũng do tác động của nền kinh tế thị trường, những tiêu cực của xã hội tràn vào.
Những xu hướng đổi mới “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” đã đặt học trò lên vị trí chủ thể của giáo dục. Người thầy giờ đây chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, dẫn dắt học sinh trên con đường tìm kiếm tri thức. Mối quan hệ thầy - trò trở thành mối quan hệ song hành, dân chủ và không còn sự quyền uy, áp đặt như trước nữa. Học sinh không những được tự do tranh luận, trao đổi với nhau, mà còntranh luận với cả thầy. Thậm chí, chất vấn lại thầy giáo, đòi hỏi thầy trả lời những câu hỏi do các em đặt ra. Ở mặt nào đó, đây là một sự tiến bộ tích cực. Thể hiện tính nhân văn , dân chủ, bình đẳng trong quan hệ thầy – trò, thúc đẩy tính năng động, tích cực của học sinh, tránh được sự thụ động, áp đặt một chiều từ phía người thầy.
Có thể thấy dù có sự thay đổi trong phương thức giáo dục, xong mối quan hệ giữa thầy – trò vẫn luôn được đề cao. Mối quan hệ đó không chỉ là nét đẹp văn hoá, thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam mà cũng là một con đường để tiếp nhận văn hoá một cách tốt nhất.
Dẫu vẫn biết mọi sự so sánh đều là khập khiễng, bởi mối quan hệ Thầy - Trò có tính lịch sử nên khó có thể kết luận quan hệ Thầy - Trò ở mõi thời là kahcs nhaug. Việc nhìn lại mối quan hệ Thầy - Trò xưa và nay để thấy những giá trị vững bền trong đạo học, luôn mang những giá trị văn hóa truyền thống của con người Việt Nam.