Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường ĐH Sao Đỏ

http://gdcttc.saodo.edu.vn


Bộ môn Giáo dục chính trị tổ chức Seminar tháng 11/2017 với chủ đề: “Vận dụng các nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin vào các ngành nghề của sinh viên hiện nay”

Nhằm mục đích nâng cao kỹ năng nghiên cứu, trao đổi học thuật và đưa lý luận vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy. Ngày 10/11/2017 Bộ môn giáo dục chính trị đã tổ chức Semimar với nội dung “Vận dụng các nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin vào các ngành nghề của sinh viên hiện nay”. Buổi Seminar được tổ chức tại phòng hội thảo khoa Ôtô. Thành phần tham dự có NCS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa, và 11thầy cô là giảng viên trong Bộ môn tham dự.
          Sau phần tuyên bố lý do và thông qua chương trình của buổi Hội thảo do ThS.Nguyễn Thị Hiền thực hiện, NCS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa chủ trì buổi Seminar đã phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, qua đó đồng chí đã nêu ý nghĩa vàyêu cầu đạt được của buổi Seminar.
[11 11 2017 18 46 31]img 2303
                                NCS. Phạm Thị Hồng Hoa –Trưởng khoa GDCT&TC phát biểu trong buổi Seminar
          Tại buổi Seminar định kỳ tháng 11/2017 các thầy cô được phân công đã làm rõ hai nội dung:Thứ nhất, làm rõ nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.Thứ hai, vận dụng các nguyên lý cơ bản vào ngành nghề của sinh viên hiện nay, Cụ thể:
          Thứ nhất, làm rõ nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển:
          1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến             
          a. Khái niệm      
          Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực.
          Mối liên hệ phổ biến thể hiện:
          - Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau.
          - Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ mang tính phổ biến
         - Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xãy ra trong thế giới.
          b.  Tính chất của mối liên hệ phổ biến
          - Mối liên hệ có tính khách quan: Vì mối liên hệ là vốn có của sự vật, hiện tượng. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người hay thần linh, thượng đế.
          - Mối liên hệ có tính phổ biến: Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác. Không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ.
          - Mối liên hệ có tính đa dạng, muôn vẻ: Xuất phát từ tính đa đạng muôn màu muôn vẻ của thế giới vật chất. Có nhiều hình thức mối liên hệ, mỗi hình thức mối liên hệ có vai trò, vị trí, đặc điểm riêng của nó: Mối liên hệ bên trong; Mối liên hệ bên ngoài; Ngoài ra còn có các mối liên hệ khác như: mối liên hệ bản chất -không bản chất; mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên.
          c. Ý nghĩa phương pháp luận             
          - Quan điểm toàn diện: Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng.
          - Quan điểm lịch sử - cụ thể: Vì sự vật nào cũng có quá trình hình thành tồn tại, biến đổi và phát triển ,mỗi giai đoạn phát triển của sự vật lại có những mối liên hệ riêng đặc trưng cho nó. Cho nên khi xem xét sự vật vừa phải xem xét quá trình phát triển của nó, vừa phải xem xét trong từng điều kiện quá trình.
          2. Nguyên lý về sự phát triển
          a, Khái niệm: Phát triển là một phạm trù triết học dung để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện hơn đến hoàn thiện hơn.
          b, Tính chất của sự phát triển
         - Tính khách quan: sự phát triển không phụ thuộc vào tư duy ý thức con người, vào thần linh, thượng đế. Bởi vì nguồn gốc của sự phát triển nằm bên trong sự vật, đó là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng đó.
         - Tính phổ biến: Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực từ tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong mỗi quá trình biến đổi đã bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù hợp với quy luật khách quan.
          - Tính đa dạng, phong phú: Được thể hiện phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng song mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật phát triển sẽ khác nhau.
           c, Ý nghĩa phương pháp luận.
           Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
           - Có quan điểm phát triển:
          + Quan điểm phát triển luôn đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên.
          + Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.
           - Có quan điểm lịch sử, cụ thể:
          +  Xem xét sự vật, hiện tượng trong từng giai đoạn phát triển. Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau sự vật, hiện tượng phát triển khác nhau đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn thấy đúng bản chất của sự  phát triển.
          + Xem xét sự vật, hiện tượng trong từng điều kiện phát triển. Mỗi điều kiện cụ thể sẽ thúc đẩy sự phát triển là khác nhau đòi hỏi chúng ta cần nhận thức đúng đắn tạo điều kiện thúc đẩy sự vật phát triên.
          Thứ hai, vận dụng các nguyên lý cơ bản vào ngành nghề của sinh viên hiện nay
          Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp.
          1. Trong cuộc sống:                                   
          Quan điểm toàn diện dạy cho ta biết rằng khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng phải xem xét đánh giá một cách toàn diện , mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật sự của sự vật hiện tượng. Chúng ta không thể chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét về phẩm chất, đạo đức của người đó.Vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả, có thể bạn đó có gương mặt lạnh lùng nhưng tính bạn rất cởi mở, hòa đồng, dễ gần.
          Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người. Đối với những người bề trên như ông, bà, bố,mẹ, thầy, cô… thì chúng ta cần có thái độ cư xử lễ phép, tôn trọng họ.
Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng ta cần xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có cách giải quyết, xử lý tốt.
          2. Trong việc học tập:
          Để vận dụng quan điểm trên chúng ta cần phân tích, xem xét các mặt của việc học một cách cụ thể, toàn diện, phù hợp với từng thời điểm :
          - Học tập là suốt đời, học bằng cái gì: bằng mắt, bằng tai, bằng tay, bằng da, bằng mũi, bằng miệng, học cái gì trước, cái gì sau, học cái gì để biết, cái gì để làm, học để tồn tại, học để chung sống với con người, với vạn vật, với muôn loài...
          - Người học phải biết khiêm tốn, học phải hỏi, học ở mọi người. Nhiều thứ con người muốn học, nhưng muốn hiểu kỷ và sâu sắc thì phải tốn nhiều thời gian, kiên trì, kiên nhẫn. ví dụ như người trồng lúa: học biết các giống lúa, loại nào phù hợp vùng đất nào, thời tiết nào, những điều kiện và cách chăm bón đúng cách để đạt năng suất, khi phát hiện có sâu rầy phải giải quyết thế nào...
          - Học phải gắn với hành thì việc học có kết quả nhanh hơn. Người xưa vẫn dạy rằng: “Trăm hay không bằng tay quen”. Lao động thời nào cũng vậy, phải luôn ý thực là lí thuyết hay cũng không bằng thực hành giỏi. Vai trò của thực hành được đề cao là điều hiển nhiên.
   ThS. Trần Thị Ngọc Yến trình bày nội dung tại  buổi Seminar tháng 11/2017
          Sau phần trình bày các thầy, cô giảng viên trong bộ môn đã tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến về nội dung các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng vào thực tiễn ngành nghề của sinh viên. Đặc biệt các giảng viên cũng rất quan tâm tới các nội dung liên hệ với các chuyên ngành cụ thể.
           Sau một thời gian thảo luận rất tích cực và sôi nổi buổi Seminar đã thành công tốt đẹp, NCS. Phạm Thị Hồng Hoa đã kết luận về sựcần thiết việc nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và liên hệ với ngành nghề cụ thể của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng các học phần Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin do Bộ môn quản lý trong thời gian tớilà rất quan trọng và nhấn mạnh:
          Thứ nhất: Các thầy, côđã nêu rất đầy đủ có phân tích rõ ràng các nội dung các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng.
          Thứ hai: Buổi Seminar đã làm rõ những nội dung và liên hệ vào những ngành nghề cụ thể là rất cần thiết trong công tác giảng dạy của sinh viên hiện nay.
          Thứ ba: Trong buổi Seminar các thầy cô cũng đã có nhữngquan điểm thống nhất việc đẩy mạnh gắn lý luận với thực tiễn nhằm giúp sinh viên hiểu và vận dụng vào ngành nghề các em đang học.
          Thứ tư: Sau khi kết luận thống nhất một số nội dung, NCS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa cũng đã nêu ra một số lưu ý cho các thầy cô giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin từ năm học 2017 – 2018 có kế hoạch, đưa lý luận gắn liền với thực tiễn.
          Buổi Seminar tháng 11 năm học 2017 – 2018 đã thành công tốt đẹp, các thầy cô trong Bộ môn Giáo dục chính trị đã kịp thời cập nhật những kiến thức thực tiễn nhằm gắn lý luận với ngành nghề của sinh viên.Qua buổi Seminar cũng đã giúp giảng viên thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời qua đây các thầy cô cũng góp phần không nhỏ vào quá trình nâng cao chất lượng môn học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của sinh viên hiện nay./. 
Toàn cảnh buổi Seminar tháng 11/2017

Tác giả bài viết: Vũ Văn Đông

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây