Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường ĐH Sao Đỏ

http://gdcttc.saodo.edu.vn


Bộ môn Giáo dục chính trị tổ chức Seminar tháng12/2017 với chủ đề: “Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”

          Ngày 7/12/2017Bộ môn giáo dục chính trị đã tổ chức Semimar với nội dung“Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”. Buổi Seminar được tổ chức tại phòng hội thảo khoa Ôtô, thành phần tham dự về phía đại biểu có Ths. Đoàn Thị Thu Hằngđại diện P. phòng KHCN&HTQT, về phía khoa có NCS. Phạm Xuân Đức – Phó trưởng khoa, trưởng Bộ môn và 11thầy cô là giảng viên trong Bộ môn tham dự.
          Sau phần tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và thông qua chương trình của buổi Hội thảo của ThS. Nguyễn Thị Hiền, NCS. Phạm Xuân Đức – Phó trưởng khoa, trưởng Bộ môn đã phát biểu nêu rõ mục đích, yêu cầu đối với buổi Hội thảo và sau đóđã đọc đề dẫn khai mạc và làm rõ sự cần thiết việc nghiên cứu vềmối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

 NCS. Phạm Xuân Đức – Phó Trưởng khoa GDCT&TC đọc đề dẫn khai mạc

          Tại buổi Seminar định kỳ tháng 12/2017 các thầy cô được phân công đã làm rõ các nội dung:thứ nhất,một số đặc trưng của nền kinh tế độc lập, tự chủ. Thứ hai,nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ ba, mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế.­ Thứ tư, những lợi ích, hạn chế của việc hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ năm, vấn đề hội nhập kinh tế ở Việt Nam.Cụ thể:
          Thứ nhất, Một số đặc trưng của nền kinh tế độc lập, tự chủ:
          Trong điều kiện hiện nay, độc lập tự chủ về kinh tế phải là độc lập, tự chủ trong phát triển kinh tế thị trường và tự chủ mở cửa, hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới, tích cực tham gia vào sự giao lưu, hợp tác, phân công lao động quốc tế trên cơ sở phát huy tốt nội lực, lợi thế so sánh của quốc gia để cạnh tranh có hiệu quả trên thương trường quốc tế.Nó có một số đặc trưng sau:
          Một là, Trước hết và quan trọng nhất là phải đảm bảo lợi ích phát triển của quốc gia ở mức cao nhất có thể được.
          Hai là, Đặc trưng thứ hai của nền kinh tế độc lập tự chủ đó là sức cạnh tranh của nền kinh tế phải được cải thiện và tăng dần.
          Ba là, Đặc trưng thứ ba của nền kinh tế độc lập tự chủ đó là khả năng ứng phó có hiệu quả với những chấn động chính trị, kinh tế, xã hội bên ngoài.
          Thứ hai, Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế
          Nội dung của hội nhập kinh tế là mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để tự do buôn bán, phát triển.
          Một là, Về thương mại hàng hoá: các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như giấy phép xuất khẩu,…
          Hai là, Về thương mại dịch vụ, các nước mở cửa thị trường cho nhau với 4 phương thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua doanh nhân, hiện diện thể nhân,…
          Ba là, Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá cân bằng xuất nhập khẩu, hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ…
          Thứ ba, Mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế:
          Trong vài chục năm gần đây, tình hình thế giới cũng có rất nhiều biến đổi quan trọng theo các hướng chủ yếu sau đây:
          Một là, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, xu thế này càng ngày càng trở thành xu thế chính thay thế cho sự đối đầu giữa các siêu cường,
          Hai là, xu thế phát triển công nghệ đang chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
          Ba là, xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nhanh chóng.
         Thứ tư, Những lợi ích, hạn chế của việc hội nhập kinh tế quốc tế:
          Một là,nó làm tăng nhanh tổng sản lượng thế giới;
         Hai là, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu cũng có những thay đổi cơ bản.
          Ba là, sự liên kết thị trường thế giới thành một hệ thống hữu cơ ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng cao hơn;
          Bốn là, Hệ thống thông tin toàn cầu phát triển nhanh chóng kết nối các vùng địa lý trên trái đất;
          Năm là, toàn cầu hoá thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại.
          Thứ năm, Vấn đề hội nhập kinh tế ở Việt Nam:
          Một là,Đường lối, quan điểm của Đảng ta trong quá trình hội nhập;
          Đảng và nhà nước ta đã đề ra một số quan điểm, đường lối trong quá trình hội  nhập:
          - Việt Nam sẵn sàng gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, thiết lập quan hệ bình thường với các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
          - Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân.
          - Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức.
          Hai là, Các bước tham gia hội nhập của Việt Nam;
          - Từ ngày 25 tháng 7 năm 1995, ta đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và từ ngày 01 tháng 01 năm 1996 bắt đầu thi hành nghĩa vụ thành viên của ASEAN.
          - Ngày 15 tháng 6 năm 1996, ta đã gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC) và tháng 11 năm 1998 đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.
          - Ngày 7 tháng 11 năm 2006ta đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO.
          Ba là,Những kết quả đạt được:
         - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
          - Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực.
          - Giải quyết được các vấn đề xã hội chủ yếu.
          Bốn làMột số nhận định và đề xuất;
         - Thứ nhất, kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế mang lại lợi ích cho Việt Nam và lợi ích đó càng lớn khi mức độ hội nhập càng cao. Vấn đề Việt Nam phải chủ động và tích cực chuẩn bị các điều kiện hội nhập, đồng thời lựa chọn đúng giải pháp và bước đi trong quá trình này.
          - Thứ hai, hội nhập vào khu vực AFTA có tác dụng nhỏ bé đối với nước ta kể cả trong vấn đề giảm nghèo đói và bất bình đẳng. Vì vậy, để đẩy nhanh và bền vững tốc độ giảm nghèo và bất bình đẳng thì Việt Nam phải kết hợp giữa hội nhập vào khu vực AFTA với hội nhập vào APEC và WTO.
          - Thứ ba, hội nhập kinh tế gắn với nghèo đói và bất bình đẳng. Nhà nước phải có chính sách khuyến khích, ưu tiên đầu tư cho các ngành sử dụng nhiều lao động, một số ngành dịch vụ, ngành phi nông nghiệp. Mặt khác phải đầu tư kỹ thuật, các dịch vụ nông nghiệp, chuyên môn… cho khu vực nông nghiệp, nông thôn để nâng cao năng suất lao động của khu vực có số người nghèo đông đúc này.
          - Thứ tư, Nhà nước có hình thức bảo trợ xã hội điều chỉnh phù hợp với thị trường lao động trong điều kiện nền ninh tể mở và hội nhập quốc tế.

 ThS. Đỗ Thị Thùy trình bày nội dung tại buổi Seminar tháng 12/2017

          Sau phần trình bày các thầy cô giảng viên trong bộ môn đã tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến về khái niệm, cách tiếp cận, đặc điểm của dạy học theo dự án. Đặc biệt các giảng viên cũng rất quan tâm tới nội dung hội nhập kinh tế với vấn đề hội nhập kinh tế và cho rằng việc nghiên cứu là rất cần thiết và từ đó làm cơ sở để áp dụng vào các học phần khác trong thời gian tiếp theo.
          Sau một thời gian thảo luận rất tích cực và sôi nổi buổi Seminar đã thành công tốt đẹp, NCS. Phạm Xuân Đức đã kết luận về sựcần thiết việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ nhằm nâng cao chất lượng học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin do Bộ môn quản lývà nhấn mạnh:
          Thứ nhất: Buổi Seminar đã làm rõ sự cần thiết của mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đang diễn ra với nhiều cơ hội và thách thức mơi.
          Thứ hai: Buổi Seminar đã làm rõ những nội dung trên là rất cần thiết trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
          Thứ ba: Trong buổi Seminar các thầy cô tham gia cũng đã có những quan điểm thống nhất năm nội dung đã được trình bày và thảo luận.
          Thứ tư: Sau khi kết luận thống nhất một số nội dung, NCS. Phạm Xuân Đức – Phó Trưởng khoa, trưởng Bộ môn cũng đã nêu ra một số lưu ý cho các thày cô giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn để áp dụng trong giảng dạy có kết quả tích cực.
          Buổi Seminar tháng 12 cũng là buổi sinh hoạt chuyên mônthường niên trong năm học 2017 – 2018. Đây cũng là đợt sinh hoạt học thuật không thể thiếu để các thầy cô trong Bộ môn Giáo dục chính trị để trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn chuẩn bị cho nội dung học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời gian tiếp theo. Qua buổi Seminar cũng đãgiúp giảng viên được cập nhật kiến thức áp dụng trong thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng môn học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của sinh viên hiện nay./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hiền

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây