Chuyển đổi số của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0)
- Thứ ba - 13/09/2022 05:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chuyển đổi số không chỉ là một xu thế về công nghệ trên toàn cầu, mà còn có sự tác động rất lớn đến các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội của các nước trên thế giới. Trong sự tác động đó, chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Hình ảnh về chuyển đổi số
Chuyển đổi số là quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa ở một cấp độ cao hơn và có quy mô lớn, là quá trình thay đổi phương thức kiến tạo, quản lý, điều hành, sử dụng dữ liệu truyền thống sang một phương thức kiến tạo, quản lý, điều hành, sử dụng dữ liệu dựa trên những nền tảng kỹ thuật số mới như: Dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… đối với mọi mặt trong đời sống xã hội với mục tiêu tạo nên một bước chuyển lớn về hiệu quả và tổng giá trị sản xuất cho xã hội theo hướng tích cực.
Chuyển đổi số là tổng thể công nghệ số hóa dữ liệu và ứng dụng dữ liệu dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Công nghệ ở đây được hiểu là một hệ thống, trong đó có trang thiết bị kỹ thuật số, có các chương trình kỹ thuật số, có dữ liệu đầu vào ở dạng số, có con người, có phương thức tổ chức hoạt động… liên kết, tác động qua lại lẫn nhau và cho kết quả đầu ra những sản phẩm có hiệu suất lớn về giá trị sản xuất.
Quá trình chuyển đổi số thường được chia thành ba cấp độ. Một là số hoá thông tin (digitization) nhằm tạo ra biểu diễn số của các thực thể (tức tạo ra dữ liệu đặc trưng cho các thực thể này). Hai là số hóa tổ chức (digitalization) nhằm tạo ra hoặc đổi mới mô hình hoạt động hay kinh doanh (business model) của các tổ chức hay doanh nghiệp để thích nghi với sự hiện hữu của các môi trường số hóa, tức chuyển đổi cách thức hoạt động với việc dùng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra giá trị mới lớn hơn của tổ chức. Ba là chuyển đổi (transformation) tổng thể và toàn diện tổ chức, gồm lãnh đạo, nhân viên, văn hoá, quy trình… với mô hình hoạt động mới.
Chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng, là nội dung cơ bản, trụ cột kỹ thuật số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hiện nay, chuyển đổi số đã trở nên phổ biến, lan tỏa trên toàn xã hội. Trong đó, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước là những tổ chức tiên phong và xem chuyển đổi số là xu thế bắt buộc, tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh và thực hiện thành công chiến lược xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội thông minh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Hiện nay Việt Nam đang ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chuyển đổi số là tổng thể công nghệ số hóa dữ liệu và ứng dụng dữ liệu dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Công nghệ ở đây được hiểu là một hệ thống, trong đó có trang thiết bị kỹ thuật số, có các chương trình kỹ thuật số, có dữ liệu đầu vào ở dạng số, có con người, có phương thức tổ chức hoạt động… liên kết, tác động qua lại lẫn nhau và cho kết quả đầu ra những sản phẩm có hiệu suất lớn về giá trị sản xuất.
Quá trình chuyển đổi số thường được chia thành ba cấp độ. Một là số hoá thông tin (digitization) nhằm tạo ra biểu diễn số của các thực thể (tức tạo ra dữ liệu đặc trưng cho các thực thể này). Hai là số hóa tổ chức (digitalization) nhằm tạo ra hoặc đổi mới mô hình hoạt động hay kinh doanh (business model) của các tổ chức hay doanh nghiệp để thích nghi với sự hiện hữu của các môi trường số hóa, tức chuyển đổi cách thức hoạt động với việc dùng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra giá trị mới lớn hơn của tổ chức. Ba là chuyển đổi (transformation) tổng thể và toàn diện tổ chức, gồm lãnh đạo, nhân viên, văn hoá, quy trình… với mô hình hoạt động mới.
Chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng, là nội dung cơ bản, trụ cột kỹ thuật số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hiện nay, chuyển đổi số đã trở nên phổ biến, lan tỏa trên toàn xã hội. Trong đó, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước là những tổ chức tiên phong và xem chuyển đổi số là xu thế bắt buộc, tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh và thực hiện thành công chiến lược xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội thông minh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Hiện nay Việt Nam đang ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Chuyển đổi số tạo ra thế mạnh về công nghệ mới giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh kế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Nội dung chuyển đổi số của Việt Nam hướng tới ba mục tiêu với trọng tâm khác nhau trong từng giai đoạn: Kinh tế số, Chính phủ số, và Xã hội số.
Định hướng của Việt Nam là xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số. Hai bước phát triển này không nhất thiết phải tuần tự: Các nguồn dữ liệu quốc gia sớm tạo ra cho phép ta từng bước xây dựng chính phủ số trong khi hoàn thiện chính phủ điện tử. Đô thị thông minh là những bước đi đầu để tiến tới một xã hội số.
Như vậy, Việt Nam là một nước có dân số trẻ, năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, với dân số gần 100 triệu người và nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đứng hàng đầu trong khu vực và thế giới, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Đây là những cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường trong nước và thế giới hiện nay.
Nội dung chuyển đổi số của Việt Nam hướng tới ba mục tiêu với trọng tâm khác nhau trong từng giai đoạn: Kinh tế số, Chính phủ số, và Xã hội số.
Định hướng của Việt Nam là xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số. Hai bước phát triển này không nhất thiết phải tuần tự: Các nguồn dữ liệu quốc gia sớm tạo ra cho phép ta từng bước xây dựng chính phủ số trong khi hoàn thiện chính phủ điện tử. Đô thị thông minh là những bước đi đầu để tiến tới một xã hội số.
Như vậy, Việt Nam là một nước có dân số trẻ, năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, với dân số gần 100 triệu người và nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đứng hàng đầu trong khu vực và thế giới, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Đây là những cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường trong nước và thế giới hiện nay.