Con đường tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vận dụng vào việc giáo dục phương pháp tự học cho sinh viên trường Đại học Sao Đỏ
- Thứ sáu - 24/11/2023 10:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý vô nguyên tắc… mà tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học.
Con đường tự học của chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ nhất, Hồ Chí Minh xác định mục tiêu của tự học là để làm cách mạng: giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước; học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ mục tiêu lớn lao đó, Người đã xác định học là một nhu cầu; học tập và tự học tập là việc phải làm suốt đời: “Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”.
Thứ hai, hành trang khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước là chủ nghĩa yêu nước với tài sản duy nhất và quý báu nhất là hai bàn tay, đôi mắt, trái tim và khối óc. Tài sản đó ai cũng có, nó vốn tồn tại như một tài sản vô giá của mỗi con người. Với Bác Hồ thì “thông minh do rèn luyện mà có…”; thái độ học tập của Người là say mê, luôn khiêm tốn, cầu thị, không kiêu ngạo, không dấu dốt. Người cho rằng: “Không ai có thể tự cho mình là đã biết hết rồi” và “Người nào tự cho mình là đã biết đủ rồi, thì người đó là dốt nhất”, “Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”.
Thứ ba, phương pháp học tập của Hồ Chí Minh là: có động cơ học tập trong sáng (học để làm cách mạng, học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân); thiết lập được một kế hoạch cụ thể, khoa học và học một cách sáng tạo, không dập khuôn theo người khác; học ở mọi người; học ở mọi nơi (học ở trường, học trong sách vở, học ở dân và học lẫn nhau).
Hồ Chí Minh đã để lại một di sản vô cùng to lớn và quý giá, một luận điểm quan trọng trong tư tưởng của Người về giáo dục. Đó là những quan điểm và lời chỉ dạy của Ngươi về học tập và tự học. Tự học ở Người là một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc.
Vận dụng vào việc giáo dục phương pháp tự học cho sinh viên trường Đại học Sao Đỏ
Một là, phải luôn có tư tưởng, tinh thần tự học. Sinh viên cần tự học một cách chủ động, sáng tạo, không mang tính đối phó hay chạy theo thành tích. Thường xuyên tự đọc, tự tra cứu các tài liệu, sách vở, nguồn thông tin rồi ghi chép, lưu trữ, ghi nhớ, nghiền ngẫm, suy nghĩ…, từ đó biến thành kiến thức cần thiết, có ích cho mình.
Hai là, lập kế hoạch tự học một cách khoa học. Tấm gương tự học của Người không chỉ ở tinh thần, thái độ cầu tiến trong học tập mà còn thể hiện ở tư duy học tập nghiêm túc, có nền tảng, có tính khoa học; có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, có phương thức hành động rõ ràng, có sự kiên trì, bền bỉ, có nỗ lực sáng tạo đổi mới, được nâng tầm thành một triết lý nhân sinh và nghệ thuật rèn luyện. Bởi vì, tri thức là vô tận nhưng thời gian, khả năng tiếp nhận của mỗi người là hữu hạn.
Ba là, sinh viên cần có phương pháp, công cụ học tập đúng đắn để hình thành các kỹ năng tự học cần thiết. Học cần đi đôi với hành. Thực tiễn luôn là thước đo đúng đắn nhất cho mọi bài học.
Bốn là, ngoài tự học các kiến thức chuyên môn thì cần trang bị vững chắc cho bản thân các kiến thức nền tảng về chính trị, văn hóa, xã hội, các kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn... để mang những hiểu biết cá nhân có được nhờ quá trình học tập, tự học vào các hoạt động ích nước lợi nhà và đóng góp cho cộng đồng, đất nước. Kết quả của quá trình tự học, học hỏi phải được biến thành sự đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Có thể nói, Người là tấm gương mẫu mực về thái độ học tập nghiêm túc, ý thức tự học không ngừng nghỉ, sự cầu tiến trong học hỏi; lấy đó là nguồn gốc, căn bản để nâng cao trình độ bản thân và ảnh hưởng, lan tỏa tới người khác. Con đường tự học và tinh thần học tập của Bác đã và luôn là bài học quý cho mỗi người Việt Nam hiện nay.
Một số hình ảnh minh họa sinh viên tham gia tự học tại thư viện Trường Đại học Sao Đỏ: Ngày nay, sinh viên có điều kiện và cơ hội tự học lớn hơn nhiều so với thời đại của Bác, với sự trợ giúp của công nghệ sinh viên đang có điều kiện đầy đủ hơn về vật chất, tinh thần, nếu không nâng cao ý thức học tập, tự học, tự rèn luyện thì không thể tài giỏi và trở thành những người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.
Con đường tự học của chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ nhất, Hồ Chí Minh xác định mục tiêu của tự học là để làm cách mạng: giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước; học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ mục tiêu lớn lao đó, Người đã xác định học là một nhu cầu; học tập và tự học tập là việc phải làm suốt đời: “Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”.
Thứ hai, hành trang khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước là chủ nghĩa yêu nước với tài sản duy nhất và quý báu nhất là hai bàn tay, đôi mắt, trái tim và khối óc. Tài sản đó ai cũng có, nó vốn tồn tại như một tài sản vô giá của mỗi con người. Với Bác Hồ thì “thông minh do rèn luyện mà có…”; thái độ học tập của Người là say mê, luôn khiêm tốn, cầu thị, không kiêu ngạo, không dấu dốt. Người cho rằng: “Không ai có thể tự cho mình là đã biết hết rồi” và “Người nào tự cho mình là đã biết đủ rồi, thì người đó là dốt nhất”, “Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”.
Thứ ba, phương pháp học tập của Hồ Chí Minh là: có động cơ học tập trong sáng (học để làm cách mạng, học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân); thiết lập được một kế hoạch cụ thể, khoa học và học một cách sáng tạo, không dập khuôn theo người khác; học ở mọi người; học ở mọi nơi (học ở trường, học trong sách vở, học ở dân và học lẫn nhau).
Hồ Chí Minh đã để lại một di sản vô cùng to lớn và quý giá, một luận điểm quan trọng trong tư tưởng của Người về giáo dục. Đó là những quan điểm và lời chỉ dạy của Ngươi về học tập và tự học. Tự học ở Người là một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc.
Vận dụng vào việc giáo dục phương pháp tự học cho sinh viên trường Đại học Sao Đỏ
Một là, phải luôn có tư tưởng, tinh thần tự học. Sinh viên cần tự học một cách chủ động, sáng tạo, không mang tính đối phó hay chạy theo thành tích. Thường xuyên tự đọc, tự tra cứu các tài liệu, sách vở, nguồn thông tin rồi ghi chép, lưu trữ, ghi nhớ, nghiền ngẫm, suy nghĩ…, từ đó biến thành kiến thức cần thiết, có ích cho mình.
Hai là, lập kế hoạch tự học một cách khoa học. Tấm gương tự học của Người không chỉ ở tinh thần, thái độ cầu tiến trong học tập mà còn thể hiện ở tư duy học tập nghiêm túc, có nền tảng, có tính khoa học; có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, có phương thức hành động rõ ràng, có sự kiên trì, bền bỉ, có nỗ lực sáng tạo đổi mới, được nâng tầm thành một triết lý nhân sinh và nghệ thuật rèn luyện. Bởi vì, tri thức là vô tận nhưng thời gian, khả năng tiếp nhận của mỗi người là hữu hạn.
Ba là, sinh viên cần có phương pháp, công cụ học tập đúng đắn để hình thành các kỹ năng tự học cần thiết. Học cần đi đôi với hành. Thực tiễn luôn là thước đo đúng đắn nhất cho mọi bài học.
Bốn là, ngoài tự học các kiến thức chuyên môn thì cần trang bị vững chắc cho bản thân các kiến thức nền tảng về chính trị, văn hóa, xã hội, các kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn... để mang những hiểu biết cá nhân có được nhờ quá trình học tập, tự học vào các hoạt động ích nước lợi nhà và đóng góp cho cộng đồng, đất nước. Kết quả của quá trình tự học, học hỏi phải được biến thành sự đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Có thể nói, Người là tấm gương mẫu mực về thái độ học tập nghiêm túc, ý thức tự học không ngừng nghỉ, sự cầu tiến trong học hỏi; lấy đó là nguồn gốc, căn bản để nâng cao trình độ bản thân và ảnh hưởng, lan tỏa tới người khác. Con đường tự học và tinh thần học tập của Bác đã và luôn là bài học quý cho mỗi người Việt Nam hiện nay.
Một số hình ảnh minh họa sinh viên tham gia tự học tại thư viện Trường Đại học Sao Đỏ: Ngày nay, sinh viên có điều kiện và cơ hội tự học lớn hơn nhiều so với thời đại của Bác, với sự trợ giúp của công nghệ sinh viên đang có điều kiện đầy đủ hơn về vật chất, tinh thần, nếu không nâng cao ý thức học tập, tự học, tự rèn luyện thì không thể tài giỏi và trở thành những người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.