Đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trường Đại học Sao Đỏ thông qua các học phần giáo dục chính trị
- Thứ hai - 13/11/2017 15:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên là hoạt động truyền bá, nhận thức và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước cùng những tinh hoa tư tưởng chính trị của dân tộc và nhân loại nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp hành động khoa học góp phần phát huy tính tích cực của sinh viên trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác giáo dục lý luận chính trị là một trong những bộ phận quan trọng góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lối sống cho sinh viên theo mục tiêu giáo dục mà đại hội khóa 12 đã đề ra “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân”.
Hiện nay sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu, được tiến hành trong điều kiện trong nước và quốc tế có những thuận lợi, song khó khăn thách thức cũng rất lớn, nhiều vấn đề mới đặt ra cả lý luận và thực tiễn. Thực tiễn đòi hỏi phải tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước. Với yêu cầu đó, thời gian qua, khoa GDC&TC đã rất tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị.
Thứ nhất, đổi mới phương pháp giảng dạy
Khối lượng kiến thức của các môn lý luận chính trị lớn mà thời gian lại ít, quá trình học tập dừng lại ở tiếp nhận thông tin một chiều, ghi nhớ, tái hiện kiến thức chứ chưa thực sự sáng tạo, chủ động. Với phương pháp giảng dạy tích cực, giảng viên yêu cầu sinh viên đọc tài liệu trước ở nhà – sinh viên trình bày những thắc mắc và cùng giảng viên giải quyết vấn đề - sinh viên tự hệ thống bài dưới sự định hướng của giảng viên. Để việc đọc tài liệu của sinh viên có hiệu quả, giảng viên đưa ra trước các câu hỏi định hướng, yêu cầu sinh viên nghiên cứu tài liệu để trả lời những câu hỏi đó, điều này sẽ giúp cho sinh viên nghiên cứu có trọng tâm, đúng mục tiêu bài học. Với phương pháp mới, sinh viên được đọc nhiều hơn, tư duy nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn.
Thứ hai, gắn giáo dục lý luận với thực tiễn
Phương châm giáo dục trong nhà trường là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Các giảng viên khoa GDCT&TC đã thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, những sự kiện chính trị nóng bỏng của địa phương cũng như xã hội để đưa vào bài giảng nhằm cung cấp thông tin cũng như tạo sức hấp dẫn với sinh viên. Ngoài ra bộ môn Giáo dục chính trị đã tổ chức định kỳ seminar 1 tháng/1 lần và Hội thảo khoa học 1 năm/1 lần với các chủ đề mang tính thời sự, gắn liền với nội dung của các môn học. Không chỉ nâng cao năng lực thực tiễn cho giảng viên, khoa cũng đã tổ chức các buổi đi trải nghiệm thực tế cho sinh viên tại các di tích lịch sử như đền thờ thầy giáo Chu Văn An, chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi… nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu sâu hơn về lịch sử, về các truyền thống quý báu của dân tộc, qua đó nâng cao lòng tự hào và lòng yêu nước cho sinh viên.
Thứ tư, về xây dựng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị
Với vai trò là chủ thể trực tiếp của quá trình giảng dạy, giảng viên là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị, giữ vị trí quan trọng trong việc định hướng và phát triển tri thức khoa học, ý thức chính trị cho sinh viên. Khoa GDCT&TC hiện nay có 14 giảng viên thuộc bộ môn Giáo dục chính trị, được đào tạo đúng chuyên ngành, có khả năng sư phạm, có phẩm chất chính trị, đạo đức của người giảng viên giảng dạy lý luận chính trị. Khoa đã thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giảng viên cả về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 100% giảng viên đều có trình độ thạc sỹ, 1 giảng viên là tiến sỹ (chiếm 7,1%), 5 giảng viên đang là NCS (chiếm 35,7%). Số lượng đảng viên trong bộ môn là 14/14 (100%). Ngoài việc giảng dạy các môn học, các giảng viên trong khoa còn tham gia các hoạt động, phong trào như “Tuần sinh hoạt chính trị công dân – sinh viên” đầu năm học; tham gia các cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật; tổ chức các chương trình, cuộc thi như Hội thi Thuyết trình về mái trường Đại học Sao Đỏ, chương trình Giao lưu nghệ thuật…
Thứ năm, các giảng viên đã tích cực khai thác, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đổi mới bài giảng, kích thích sinh viên hăng hái học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ.
Các giảng viên khoa GDCT&TC đã luôn cố gắng để không ngừng nâng cao chất lượng bài giảng các môn lý luận chính trị thông qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy để cho mỗi sinh viên thấy được cái hay và ý nghĩa trong mỗi bài giảng mà giảng viên truyền đạt. Từ đó nâng cao ý thức tích cực học tập các môn lý luận chính trị cho sinh viên, củng cố niềm tin, lý tưởng, lập trường và nhân sinh quan đúng đắn.
Hiện nay sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu, được tiến hành trong điều kiện trong nước và quốc tế có những thuận lợi, song khó khăn thách thức cũng rất lớn, nhiều vấn đề mới đặt ra cả lý luận và thực tiễn. Thực tiễn đòi hỏi phải tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước. Với yêu cầu đó, thời gian qua, khoa GDC&TC đã rất tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị.
Thứ nhất, đổi mới phương pháp giảng dạy
Khối lượng kiến thức của các môn lý luận chính trị lớn mà thời gian lại ít, quá trình học tập dừng lại ở tiếp nhận thông tin một chiều, ghi nhớ, tái hiện kiến thức chứ chưa thực sự sáng tạo, chủ động. Với phương pháp giảng dạy tích cực, giảng viên yêu cầu sinh viên đọc tài liệu trước ở nhà – sinh viên trình bày những thắc mắc và cùng giảng viên giải quyết vấn đề - sinh viên tự hệ thống bài dưới sự định hướng của giảng viên. Để việc đọc tài liệu của sinh viên có hiệu quả, giảng viên đưa ra trước các câu hỏi định hướng, yêu cầu sinh viên nghiên cứu tài liệu để trả lời những câu hỏi đó, điều này sẽ giúp cho sinh viên nghiên cứu có trọng tâm, đúng mục tiêu bài học. Với phương pháp mới, sinh viên được đọc nhiều hơn, tư duy nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn.
Thứ hai, gắn giáo dục lý luận với thực tiễn
Phương châm giáo dục trong nhà trường là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Các giảng viên khoa GDCT&TC đã thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, những sự kiện chính trị nóng bỏng của địa phương cũng như xã hội để đưa vào bài giảng nhằm cung cấp thông tin cũng như tạo sức hấp dẫn với sinh viên. Ngoài ra bộ môn Giáo dục chính trị đã tổ chức định kỳ seminar 1 tháng/1 lần và Hội thảo khoa học 1 năm/1 lần với các chủ đề mang tính thời sự, gắn liền với nội dung của các môn học. Không chỉ nâng cao năng lực thực tiễn cho giảng viên, khoa cũng đã tổ chức các buổi đi trải nghiệm thực tế cho sinh viên tại các di tích lịch sử như đền thờ thầy giáo Chu Văn An, chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi… nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu sâu hơn về lịch sử, về các truyền thống quý báu của dân tộc, qua đó nâng cao lòng tự hào và lòng yêu nước cho sinh viên.
Một buổi trải nghiệm thực tế của sinh viên tại chùa Côn Sơn
Thứ ba, trong quá trình giảng dạy, các giảng viên đã thường xuyên quan tâm, tìm hiểu, nắm bắt những suy nghĩ, nguyện vọng của sinh viên từ đó động viên, chia sẻ, uốn nắn giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên; giáo dục tính kiên định lập trường, giáo dục tình yêu nghề nghiệp, giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật.Thứ tư, về xây dựng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị
Với vai trò là chủ thể trực tiếp của quá trình giảng dạy, giảng viên là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị, giữ vị trí quan trọng trong việc định hướng và phát triển tri thức khoa học, ý thức chính trị cho sinh viên. Khoa GDCT&TC hiện nay có 14 giảng viên thuộc bộ môn Giáo dục chính trị, được đào tạo đúng chuyên ngành, có khả năng sư phạm, có phẩm chất chính trị, đạo đức của người giảng viên giảng dạy lý luận chính trị. Khoa đã thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giảng viên cả về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 100% giảng viên đều có trình độ thạc sỹ, 1 giảng viên là tiến sỹ (chiếm 7,1%), 5 giảng viên đang là NCS (chiếm 35,7%). Số lượng đảng viên trong bộ môn là 14/14 (100%). Ngoài việc giảng dạy các môn học, các giảng viên trong khoa còn tham gia các hoạt động, phong trào như “Tuần sinh hoạt chính trị công dân – sinh viên” đầu năm học; tham gia các cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật; tổ chức các chương trình, cuộc thi như Hội thi Thuyết trình về mái trường Đại học Sao Đỏ, chương trình Giao lưu nghệ thuật…
Thứ năm, các giảng viên đã tích cực khai thác, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đổi mới bài giảng, kích thích sinh viên hăng hái học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ.
Các giảng viên khoa GDCT&TC đã luôn cố gắng để không ngừng nâng cao chất lượng bài giảng các môn lý luận chính trị thông qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy để cho mỗi sinh viên thấy được cái hay và ý nghĩa trong mỗi bài giảng mà giảng viên truyền đạt. Từ đó nâng cao ý thức tích cực học tập các môn lý luận chính trị cho sinh viên, củng cố niềm tin, lý tưởng, lập trường và nhân sinh quan đúng đắn.