Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường ĐH Sao Đỏ

http://gdcttc.saodo.edu.vn


Đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với triết lý giáo dục nhằ nâng cao chất lượng học phần triết học Mác - Lênin

Đào tạo toàn diện nguồn nhân lực là nhiệm vụ xuyên suốt và mang tính chiến lược của Đảng ta. Đặc biệt để đào tạo nguồn lực quan trọng ấy cần xây dựng đội ngũ, tầng lớp trí thức, trong đó có các thế hệ thanh niên, sinh viên Việt Nam - những chủ nhân tương lai của đất nước. Để đất nước phát triển sinh viên phải trau dồi cho mình kiến thức toàn diện để thích ứng với quá trình hội nhập và để hướng đến sự phát triển bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Trường Đại học Sao Đỏ đã xây dựng triết lý giáo dục “Chất lượng toàn diện - Hợp tác sâu rộng - Phát triển bền vững” và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định.
         Mục tiêu của Nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học có chất lượng cao. Đảm bảo người học phát triển một cách toàn diện: có phẩm chất chính trị, đạo đức, có thái độ lao động tốt; có ý thức phục vụ cộng đồng và khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội; có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức trong giai đoạn hiện nay.
          Để thực hiện thành công triết lý giáo dục Nhà trường đã xây dựng chính sách chất lượng trong quy định về công tác đảm bảo chất lượng và xây dựng một mạng lưới quản lý chất lượng đến các khoa, phòng, trung tâm. Song song với chính sách đó, Nhà trường thực hiện hệ thống quản lý chất TCVN ISO 9001:2015.
 Nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Triết học Mác - Lênin gắn với triết lý giáo dục của Nhà trường: “Chất lượng toàn diện – Hợp tác sâu rộng – Phát triển bền vững”, cần thực hiện nội dung sau:
         
Giáo trình Triết học Mác - Lênin
               Thứ nhất, giảng dạy triết học gắn với nâng cao chất lượng toàn diện. Ngày nay đào tạo chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi người học phải được đào tạo không chỉ về chuyên môn mà còn được trang bị cả về phẩm chất đạo đức, thể lực, kỹ năng sống. Trong khi học phần triết học lại trang bị cho người học về thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học, từ đó người học có nhận thức khoa học hơn về sự phát triển về các mối quan hệ phổ biết trong tính quy luật của nó. Người học sẽ tích cực học tập nâng cao trình độ, tự rèn luyện bản thân để có được thể lực tốt, có kỹ năng đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển. Điều này hoàn toàn phù hợp với triết lý phát triển toàn diện của nhà trường và đã được khẳng định trong mục tiêu chuẩn đầu ra trong đề cương chi tiết của học phần.
            Thứ hai, giảng dạy triết học gắn với hợp tác sâu rộng bởi trong quá trình giảng dạy và học tập người học được trang bị kiến thức toàn diện sẽ có những kỹ năng để hòa nhập với thị trường lao động, có kỹ năng hợp tác trong công việc và đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng đã ký hợp tác đào tạo và tuyển dụng với nhà trường trong những năm qua và trong các năm tiếp theo.
           Thứ ba, giảng dạy triết học gắn với phát triển bền vững bởi mục tiêu phát triển của nhà trường là ổn định, phát triển, bền vững. Trong khi học phần triết học nói riêng và các học phần khác trong chương trình đào tạo nói chung không chỉ giúp người học có sự phát triển, có việc làm mà còn giúp người học có sự phát triển thăng tiến hơn trong tương lai.
             Do đó, để đưa triết học đáp ứng được mục tiêu gắn với triết lý giáo dục của nhà trường, các giảng viên giảng dạy cần có sự đầu tư để đổi mới phương pháp, cập nhật các kiến thức thực tiễn trong quá trình giảng dạy. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng môn học và giúp người học có sự hiểu biết một cách toàn diên.
           Như vậy, phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Nó sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.   Khi giảng dạy học phần Triết học Mác - Lênin gắn với triết lý “Chất lượng toàn diện -Hợp tác sâu rộng - Phát triển bền vững” của Nhà trường đòi hỏi sinh viên nâng cao về kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, trình độ lý luận, thể lực, và các kỹ năng khác. Đây là những nền tảng kiến thức lý luận chính trị cơ bản nhất làm hành trang cho sinh viên bước vào cuộc sống mới khi tốt nghiệp ra trường.

Tác giả bài viết: Trần Thị Hồng Nhung

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây