Đổi mới phương pháp giảng dạy -Yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay
- Thứ tư - 12/09/2018 10:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại học là một nhu cầu bức thiết của xã hội giai đoạn hiện nay ở nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học thì đổi mới phương pháp giảng dạy là tất yếu, cốt lõi để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì thế, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Như đã biết, phương pháp dạy học truyền thống có những ưu điểm nhất định: Giảng viên có thể truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian nhất định, sinh viên có được khối lượng kiến thức lớn qua quá trình truyền thụ của giảng viên, giảng viên chính là người truyền thụ, sinh viên là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với phương pháp giảng dạy này, giảng viên chính là chủ thể, trung tâm quá trình dạy – học, sinh viên là khách thể của quá trình ấy.Tuy nhiên, do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp truyền thống là làm cho sinh viên thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy đơn điệu, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành, dó đó kỹ năng vận dụng vào thực tiễn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để nâng cao được khả năng tư duy, sự vận dụng trong quá trình học tập cũng như đáp ứng nhu cầu của thực tiễn về sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì đổi mới phương pháp giảng dạy đại học là yêu cầu khách quan đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sau:
Thứ nhất, đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi con người phát triển toàn diện các kỹ năng: Tư duy độc lập, tự học tự nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm…Đây là năng lực cần thiết của mỗi sinh viên đại học khi ngồi trên ghế nhà trường để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm hội nhập giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới.
Trong khu vực và trên thế giới tiêu chuẩn về các yếu tố của quá trình đào tạo đại học ngày càng được nâng lên. Một trong số các yếu tố đó là phương pháp giảng dạy. Hiện nay, ở nước ta đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của người học là tất yếu để xây dựng nền giáo dục đại học có chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới, tạo điều kiện cho sự hội nhập.
Thứ ba, đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển khoa học - công nghệ.
Thời đại cách mạng 4.0 như hiện nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão không chỉ làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội mà còn tác động mạnh mẽ đến phương pháp giáo dục ở đại học. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học, nhiều phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại xuất hiện. Việc sử dụng các phương tiện như hệ thống nghe nhìn, công cụ tin học đa phương tiện, mạng internet…trong quá trình đào tạo đòi hỏi phải đổi mới cách dạy, cách học ở đại học nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của người học trong phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Thứ tư, đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến trong nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để thực hiện thành công phương thức này đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ cách thức tổ chức dạy – học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên, đồng thời tăng cường khâu tổ chức cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy là tất yếu, tuy nhiên để phương pháp giảng dạy tích cực đạt được hiệu quả cao nhất thì vai trò của người thầy rất quan trọng. Muốn vậy, người thầy cần phải:
- Nắm vững nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học.
- Đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy.
- Giảm thời lượng thuyết giảng và tăng thời lượng hoạt động của người học.
- Tạo sự tương tác cao giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau.
- Khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo, không áp đặt kiến thức cho sinh viên.
- Hướng đến việc phát triển nhận thức bậc cao, hình thành các kỹ năng: phân tích, tổng hợp, đánh giá cho sinh viên.
- Biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.
- Khai thác tối đa phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Chú trọng phát triển kỹ năng và xây dựng thái độ làm việc tích cực cho người học.
Ngược lại, người học cần phải thay đổi thái độ và phương pháp học tập, tích cực tham gia các hoạt động, chủ động tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kỹ năng cũng như điều chỉnh thái độ trong quá trình làm việc với nhau.
Đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề chất lượng nguồn lực con người là vấn đề rất được quan tâm. Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với nghành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi cơ sở giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Nắm bắt được xu thế của thời đại, trong những năm qua trường Đại học Sao Đỏ đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp phương pháp truyền thống với các phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp động não (Brainstorming), phương pháp dựa trên vấn đề ( Problem based learning), phương pháp hoạt động nhóm (Group baseed Learning), phương pháp đóng vai ( Role playing)…Cùng với tích cực đổi mới phương pháp, các trung tâm thực nghành thực nghiệm cũng được trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại như: Máy tiện CNC, trung tâm gia công đứng CNC, Rôbốt Hàn, máy hàn MAG, MIG, TIG, …các thiết bị: chẩn đoán tổng hợp điện động cơ Brienbir, thử phanh AHS,…các thiết bị điều khiển kết nối máy tính, PLC, vi xử lý, máy may công nghiệp… Đặc biệt, nhà trường luôn tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và các tập đoàn lớn trong nước cũng như ngoài khu vực và trên thế giới nhằm hợp tác, phát triển mô hình đào tạo nhà trường - doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy kết hợp với tích cực đầu tư cơ sở vật chất hiện đại là yếu tố căn bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Sinh viên ra trường không chỉ được trang bị kỹ năng nghề mà còn được trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.Trường Đại học Sao Đỏ ngày càng được khẳng định về giáo dục đại học có chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới.
Thứ nhất, đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi con người phát triển toàn diện các kỹ năng: Tư duy độc lập, tự học tự nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm…Đây là năng lực cần thiết của mỗi sinh viên đại học khi ngồi trên ghế nhà trường để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm hội nhập giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới.
Trong khu vực và trên thế giới tiêu chuẩn về các yếu tố của quá trình đào tạo đại học ngày càng được nâng lên. Một trong số các yếu tố đó là phương pháp giảng dạy. Hiện nay, ở nước ta đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của người học là tất yếu để xây dựng nền giáo dục đại học có chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới, tạo điều kiện cho sự hội nhập.
Thứ ba, đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển khoa học - công nghệ.
Thời đại cách mạng 4.0 như hiện nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão không chỉ làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội mà còn tác động mạnh mẽ đến phương pháp giáo dục ở đại học. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học, nhiều phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại xuất hiện. Việc sử dụng các phương tiện như hệ thống nghe nhìn, công cụ tin học đa phương tiện, mạng internet…trong quá trình đào tạo đòi hỏi phải đổi mới cách dạy, cách học ở đại học nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của người học trong phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Thứ tư, đổi mới phương pháp giảng dạy đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến trong nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để thực hiện thành công phương thức này đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ cách thức tổ chức dạy – học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên, đồng thời tăng cường khâu tổ chức cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy là tất yếu, tuy nhiên để phương pháp giảng dạy tích cực đạt được hiệu quả cao nhất thì vai trò của người thầy rất quan trọng. Muốn vậy, người thầy cần phải:
- Nắm vững nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học.
- Đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy.
- Giảm thời lượng thuyết giảng và tăng thời lượng hoạt động của người học.
- Tạo sự tương tác cao giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau.
- Khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo, không áp đặt kiến thức cho sinh viên.
- Hướng đến việc phát triển nhận thức bậc cao, hình thành các kỹ năng: phân tích, tổng hợp, đánh giá cho sinh viên.
- Biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.
- Khai thác tối đa phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Chú trọng phát triển kỹ năng và xây dựng thái độ làm việc tích cực cho người học.
Ngược lại, người học cần phải thay đổi thái độ và phương pháp học tập, tích cực tham gia các hoạt động, chủ động tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kỹ năng cũng như điều chỉnh thái độ trong quá trình làm việc với nhau.
Đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề chất lượng nguồn lực con người là vấn đề rất được quan tâm. Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với nghành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi cơ sở giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Nắm bắt được xu thế của thời đại, trong những năm qua trường Đại học Sao Đỏ đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp phương pháp truyền thống với các phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp động não (Brainstorming), phương pháp dựa trên vấn đề ( Problem based learning), phương pháp hoạt động nhóm (Group baseed Learning), phương pháp đóng vai ( Role playing)…Cùng với tích cực đổi mới phương pháp, các trung tâm thực nghành thực nghiệm cũng được trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại như: Máy tiện CNC, trung tâm gia công đứng CNC, Rôbốt Hàn, máy hàn MAG, MIG, TIG, …các thiết bị: chẩn đoán tổng hợp điện động cơ Brienbir, thử phanh AHS,…các thiết bị điều khiển kết nối máy tính, PLC, vi xử lý, máy may công nghiệp… Đặc biệt, nhà trường luôn tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và các tập đoàn lớn trong nước cũng như ngoài khu vực và trên thế giới nhằm hợp tác, phát triển mô hình đào tạo nhà trường - doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy kết hợp với tích cực đầu tư cơ sở vật chất hiện đại là yếu tố căn bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Sinh viên ra trường không chỉ được trang bị kỹ năng nghề mà còn được trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.Trường Đại học Sao Đỏ ngày càng được khẳng định về giáo dục đại học có chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới.