Hoạt động trải nghiệm – một phương pháp giảng dạy hiệu quả trong học phần Kỹ năng mềm
- Thứ sáu - 23/03/2018 10:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trải nghiệm là quá trình tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan.
Trong giai đoạn hiện nay, một người đạt được thành công trong cuộc sống, phải hội tụ đủ kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) và kỹ năng mềm. Trong đó, kỹ năng mềm ngày được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân. Nó là tiền đề tạo nên sự phát triển, là nền tảng thành đạt của bất cứ ngành nghề nào, vì vậy, phải được tôi luyện thật kỹ, thật rắn chắc. Trong xã hội ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy trong một số ngành nghề, kỹ năng mềm quan trọng hơn so với kỹ năng cứng. Để sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng mềm trong cuộc sống, trong công việc thì giảng viên phải áp dụng phương pháp dạy học tích cực làm cho sinh viên phải động não nhiều hơn bằng thực hành và giải quyết các tình huống thực tế khắc phục tình trạng học tập thụ động trước đây. Và một trong những hoạt động của môn Kỹ năng mềm do khoa GDCT&TC đảm nhiệm của trường Đại học Sao Đỏ đã khiến sinh viên thích thú đó là trải nghiệm. Khi học Kỹ năng mềm, sinh viên được học lý thuyết kết hợp thực hành các kỹ năng trên lớp, trên hội trường, ngoài ra các lớp còn được đi trải nghiệm để nâng cao hiểu biết về cuộc sống thực tiễn.
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về trải nghiệm, song chúng ta có thể hiểu một cách khái quát: Trải nghiệm là quá trình tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan.
Bên cạnh tổ chức giảng dạy trên lớp, với các giờ giảng lý thuyết, chuyên đề, sân khấu hóa trên giảng đường thì khoa GDCT&TC thường xuyên triển khai và tổ chức các hoạt động kỹ năng mềm thông qua nhiều hình thức khác nhau như: chùa Côn Sơn, đền thầy Chu Văn An, bảo tàng quân sự Việt Nam, bảo tàng Hồ Chí Minh…Trong những lần đi trải nghiệm thực tế, các sinh viên được nghe thuyết minh về những địa điểm mình đi rất cặn kẽ, chi tiết, rõ ràng và tham gia hoạt động tổ chức trò chơi gắn với kỹ năng các em đang học.
Để hoạt động trải nghiệm – phương pháp giảng dạy hiệu quả trong học phần kỹ năng mềm thì cần chú ý những điểm sau:
Đối với giảng viên khoa GDCT&TC kỹ năng mềm không phải là một học đúng chuyên ngành, chủ yếu giảng viên giảng dạy tuổi trẻ kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp chưa cao, hơn nữa đây lại là môn học mới được áp dụng và rất khó giảng dạy. Do đó, để môn học đạt được mục tiêu đề ra yêu cầu giảng viên phải có sự cố gắng rất lớn, đầu tư nhiều thời gian, công sức cho môn học hơn nữa. Những giảng viên cần chủ động tìm hiểu và tham dự các lớp học, tập huấn về kỹ năng mềm ở ngoài trường để trau dồi kinh nghiệm. Giảng viên cần tìm tòi thiết kế nhiều hoạt động và điều chỉnh các phương pháp giảng dạy. Đặc biệt cần thường xuyên chú ý đến các phản hồi của sinh viên. Cụ thể:
- Vai trò người hướng dẫn: Giảng viên định hướng, chỉ dẫn sinh viên thực hiện từng thao tác, từng hoạt động và dẫn dắt sinh viên trong suốt quá trình trải nghiệm. Hướng dẫn sinh viên cách đánh giá, cách tổng kết và liên hệ giữa các hoạt động với các tri thức...Vai trò này đòi hỏi người giảng viên phải có khả năng bao quát, khả năng diễn đạt, khả năng lập luận logic tốt.
- Vai trò của một đạo diễn: Các hoạt động trải nghiệm cần được thiết kế phong phú và đa dạng và phù hợp với từng kỹ năng, từng nội dung. Do đó người giảng viên phải thực sự sáng tạo, khả năng hình dung và dàn dựng những tình huống, những bối cảnh có vấn đề, xây dựng nhiều phương án cho những biến đổi khó lường của những hoạt động sinh động. Bên cạnh đó cần chỉnh sửa các hoạt động, thao tác của sinh viên khi tham gia trải nghiệm.
- Vai trò người trọng tài : Đóng vai trò là người thiết lập và đánh giá tiêu chuẩn, người dạy giúp người học nắm vững được kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu học. Giảng viên sử dụng một phong cách định hướng kết quả mục tiêu, tạo ra các hoạt động cho người học để đánh giá việc học.
- Vai trò của một MC: Trong giờ học kỹ năng mềm với các hoạt động trải nghiệm phong phú, người giảng viên còn có vai trò là một người dẫn chương trình, giới thiệu nội dung, các hoạt động, các thể lệ...
- Vai trò của một cổ động viên: Tinh thần tham gia các hoạt động, ý thức học tập của sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cổ vũ, động viên, khích lệ của giảng viên. Do đó, giảng viên còn trở thành một người cổ động viên nhiệt huyết và khơi nguồn cho các cổ động viên khác trong quá trình sinh viên trải nghiệm. Điều này không phải giảng viên nào cũng làm được.
Có rất nhiều phương pháp giảng dạy trong đó phương pháp hoạt động trải nghiệm là một phương pháp trong giảng dạy học phần kỹ năng mềm đạt hiệu quả cao. Thông qua hoạt động sinh viên trực tiếp trải nghiệm, nắm bắt được kiến thức một cách dễ dàng.
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về trải nghiệm, song chúng ta có thể hiểu một cách khái quát: Trải nghiệm là quá trình tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan.
Bên cạnh tổ chức giảng dạy trên lớp, với các giờ giảng lý thuyết, chuyên đề, sân khấu hóa trên giảng đường thì khoa GDCT&TC thường xuyên triển khai và tổ chức các hoạt động kỹ năng mềm thông qua nhiều hình thức khác nhau như: chùa Côn Sơn, đền thầy Chu Văn An, bảo tàng quân sự Việt Nam, bảo tàng Hồ Chí Minh…Trong những lần đi trải nghiệm thực tế, các sinh viên được nghe thuyết minh về những địa điểm mình đi rất cặn kẽ, chi tiết, rõ ràng và tham gia hoạt động tổ chức trò chơi gắn với kỹ năng các em đang học.
Giảng viên và sinh viên trải nghiệm tại Văn miếu Quốc Tử Giám (11/2017)
Kết thúc những buổi trải nghiệm, sinh viên cảm nhận đây là buổi thực tế rất ý nghĩa, hữu ích, đã giúp các em có thêm hiểu biết về lịch sử, về di tích quốc gia và qua đó tôn thêm lòng tự hào, lòng yêu quê hương đất nước của các em. Hơn nữa các em còn được tham gia các trò chơi để tăng cường sự đoàn kết, sự thấu hiểu lẫn nhau và rèn luyện các kỹ năng thành thục hơn. Những lần trải nghiệm thực tế đã để lại trong lòng các em dấu ấn sâu sắc.Để hoạt động trải nghiệm – phương pháp giảng dạy hiệu quả trong học phần kỹ năng mềm thì cần chú ý những điểm sau:
Đối với giảng viên khoa GDCT&TC kỹ năng mềm không phải là một học đúng chuyên ngành, chủ yếu giảng viên giảng dạy tuổi trẻ kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp chưa cao, hơn nữa đây lại là môn học mới được áp dụng và rất khó giảng dạy. Do đó, để môn học đạt được mục tiêu đề ra yêu cầu giảng viên phải có sự cố gắng rất lớn, đầu tư nhiều thời gian, công sức cho môn học hơn nữa. Những giảng viên cần chủ động tìm hiểu và tham dự các lớp học, tập huấn về kỹ năng mềm ở ngoài trường để trau dồi kinh nghiệm. Giảng viên cần tìm tòi thiết kế nhiều hoạt động và điều chỉnh các phương pháp giảng dạy. Đặc biệt cần thường xuyên chú ý đến các phản hồi của sinh viên. Cụ thể:
- Vai trò người hướng dẫn: Giảng viên định hướng, chỉ dẫn sinh viên thực hiện từng thao tác, từng hoạt động và dẫn dắt sinh viên trong suốt quá trình trải nghiệm. Hướng dẫn sinh viên cách đánh giá, cách tổng kết và liên hệ giữa các hoạt động với các tri thức...Vai trò này đòi hỏi người giảng viên phải có khả năng bao quát, khả năng diễn đạt, khả năng lập luận logic tốt.
- Vai trò của một đạo diễn: Các hoạt động trải nghiệm cần được thiết kế phong phú và đa dạng và phù hợp với từng kỹ năng, từng nội dung. Do đó người giảng viên phải thực sự sáng tạo, khả năng hình dung và dàn dựng những tình huống, những bối cảnh có vấn đề, xây dựng nhiều phương án cho những biến đổi khó lường của những hoạt động sinh động. Bên cạnh đó cần chỉnh sửa các hoạt động, thao tác của sinh viên khi tham gia trải nghiệm.
- Vai trò người trọng tài : Đóng vai trò là người thiết lập và đánh giá tiêu chuẩn, người dạy giúp người học nắm vững được kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu học. Giảng viên sử dụng một phong cách định hướng kết quả mục tiêu, tạo ra các hoạt động cho người học để đánh giá việc học.
- Vai trò của một MC: Trong giờ học kỹ năng mềm với các hoạt động trải nghiệm phong phú, người giảng viên còn có vai trò là một người dẫn chương trình, giới thiệu nội dung, các hoạt động, các thể lệ...
- Vai trò của một cổ động viên: Tinh thần tham gia các hoạt động, ý thức học tập của sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cổ vũ, động viên, khích lệ của giảng viên. Do đó, giảng viên còn trở thành một người cổ động viên nhiệt huyết và khơi nguồn cho các cổ động viên khác trong quá trình sinh viên trải nghiệm. Điều này không phải giảng viên nào cũng làm được.
Có rất nhiều phương pháp giảng dạy trong đó phương pháp hoạt động trải nghiệm là một phương pháp trong giảng dạy học phần kỹ năng mềm đạt hiệu quả cao. Thông qua hoạt động sinh viên trực tiếp trải nghiệm, nắm bắt được kiến thức một cách dễ dàng.