Một số giải pháp nhằm nâng cao thái độ học tập các học phần Lý luận chính trị cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ.
- Thứ ba - 11/06/2024 08:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa khát khao học tập, rèn luyện cho từng sinh viên. Trong quá trình học tập, khi sinh viên khát khao trở thành người hiểu biết hơn, các em sẽ không ngừng nỗ lực học hỏi, rèn luyện để có thói quen và thái độ học tập tốt. Từ đó, việc xây dựng thái độ học tập cho sinh viên nói chung và các học phần khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong các trường đại học. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Trường Đại học Sao Đỏ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới, bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn.
Xuất phát từ những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên, cùng với tầm quan trọng và ý nghĩa khoa học thực tiễn của các môn Lý luận chính trị trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, tác giả xin đưa ra một số giải pháp có thể góp phần làm thay đổi và nâng cao thái độ học tập các học phần lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Sao Đỏ hiện nay, từ đó xây dựng tình cảm, động cơ đúng đắn trong quá trình học tập.
Thứ nhất, với sinh viên trước hết phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, phải nhận thức được việc học để chiếm lĩnh tri thức nhân loại là cần thiết và tất yếu, là điều kiện quan trọng để phát triển chính bản thân mình. Vì thế phải có ý thức xây dựng cho mình một thái độ tốt về mọi lĩnh vực trong đó quan trọng hơn cả là có thái độ tốt, tích cực và tự giác với quá trình học tập. Khi đã có thái độ tốt với học tập thì bản thân sinh viên sẽ tự giác thay đổi nhận thức, tình cảm và hành vi của mình đối với các môn học nói chung và với các môn học lý luận chính trị nói riêng.
Thứ ba, để xây dựng động cơ học tập tốt cho sinh viên, Nhà trường cần tạo ra môi trường văn hóa chính trị thuận lợi, chính là điều kiện có ảnh hưởng lớn đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm và nhân cách của con người. Muốn xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên đại học phải chú trọng tới việc tạo ra môi trường giáo dục văn hóa chính trị thuận lợi. Kỷ cương, nề nếp của nhà trường thông qua các nội quy, quy chế phải được xây dựng và giữ gìn một cách đầy đủ, nghiêm túc. Các cán bộ, giảng viên trong nhà trường phải đúng mực và mẫu mực trong ứng xử và hành vi, là những tấm gương cho sinh Nhà trường phải quan tâm xây dựng các tập thể lớp, chi đoàn trong sạch, vững mạnh, đoàn kết tương thân tương ái thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn. Tập thể lớp, chi đoàn cũng như những cộng đồng thu nhỏ, là ngôi nhà thứ hai có tác động thường xuyên đến từng sinh viên. Trong cộng đồng đó, ý thức tập thể, tình thân ái, tính trung thực thẳng thắn, tính cạnh tranh lành mạnh để vươn lên trong học tập, rèn luyện của sinh viên phải được phát huy và phát triển. Đó là điều kiện thuận lợi để học tập văn hóa chính trị đạt hiệu quả cao.
Thứ tư, với giảng viên và những người làm công tác giáo dục muốn thay đổi và nâng cao thái độ học các học phần này cần tăng cường tổ chức các hoạt động có nội dung, phương pháp hấp dẫn, hình thức đa dạng như hoạt động ngoại khóa, nội khóa (học ở lớp, đi tham quan, thực tế, thực tập, câu lạc bộ khoa học ...). Những điều nêu trên sẽ góp phần làm cho sinh viên học tập có ý thức, chủ động, sáng tạo và phát huy hết tiềm năng của mình. Họ thực sự có nhu cầu, niềm tin học tập, khắc phục mọi khó khăn để chuyển tri thức nhân loại thành tâm lý, ý thức bản thân, hình thành nhân cách chuyên gia theo yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Như vậy, đổi mới, phát triển chất lượng giáo dục đại học cần bắt đầu với một việc bản chất nhất là xác định thật rõ ràng hình ảnh người sinh viên mà chúng ta đào tạo là người như thế nào. Trong giai đoạn hiện nay, khi thời cơ và vận hội lớn đan xen cùng thử thách, nguy cơ không kém phần nghiệt ngã, nhất là khi đất nước hội nhập ngày càng sâu vào đời sống quốc tế, giáo dục lý luận chính trị đã góp phần quan trọng vào việc củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng, nâng cao nhận thức, tình cảm và niềm tin của sinh viên đối với chủ nghĩa xã hội, đối với sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Với phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn, Nhà trường gắn với doanh nghiệp, Trường Đại học Sao Đỏ đã đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn cách mạng 4.0 hiện nay.
Thứ nhất, với sinh viên trước hết phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, phải nhận thức được việc học để chiếm lĩnh tri thức nhân loại là cần thiết và tất yếu, là điều kiện quan trọng để phát triển chính bản thân mình. Vì thế phải có ý thức xây dựng cho mình một thái độ tốt về mọi lĩnh vực trong đó quan trọng hơn cả là có thái độ tốt, tích cực và tự giác với quá trình học tập. Khi đã có thái độ tốt với học tập thì bản thân sinh viên sẽ tự giác thay đổi nhận thức, tình cảm và hành vi của mình đối với các môn học nói chung và với các môn học lý luận chính trị nói riêng.
Không gian học tập, nghiên cứu của sinh viên tại thư viện Trường Đại học Sao Đỏ
Thứ hai, đối với việc tự học, đặc biệt là trong học chế tín chỉ hiện nay, vấn đề khó khăn nhất chính là việc tìm kiếm các tài liệu cũng như gặp gỡ, trao đổi thông tin với bạn bè, thầy cô. Thời gian lên lớp rút ngắn, phần còn lại buộc phải tự tìm hiểu để bổ sung. Chính vì thế, Đoàn thanh niên đã thành lập diễn đàn điện tử để trở thành một cầu nối quan trọng giúp các bạn sinh viên dễ dàng trao đổi bài vở, kinh nghiệm học tập và download tài liệu nhanh chóng. Bên cạnh đó câu lạc bộ phát thanh cũng đã làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền các kinh nghiệm về học tập, đặc biệt cho sinh viên mới nhập trường. Tổ chức sơ tổng kết, chấm điểm và đánh giá thi đua theo thang điểm về thành tích của sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, thi Olympic để tuyên dương cũng như nêu biện pháp khắc phục những điểm còn tồn tại của mỗi liên chi theo học kỳ. Những biện pháp áp dụng như: Tổ chức tuyên truyền rộng rãi các phong trào học tập, các hoạt động học thuật, các câu lạc bộ, các đề tài nghiên cứu khoa học, kế hoạch thi Olympic trong khoa tới sinh viên, trong đó nhấn mạnh về số lượng, nội dung và giảng viên hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên. Cập nhật thường xuyên thông tin dành cho sinh viên lên mạng. Phát hiện và động viên các sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện tốt và đặc biệt là có niềm say mê nghiên cứu khoa học, thi Olympic định hướng các em đi vào các lĩnh vực chuyên môn bằng cách thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu.Thứ ba, để xây dựng động cơ học tập tốt cho sinh viên, Nhà trường cần tạo ra môi trường văn hóa chính trị thuận lợi, chính là điều kiện có ảnh hưởng lớn đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm và nhân cách của con người. Muốn xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên đại học phải chú trọng tới việc tạo ra môi trường giáo dục văn hóa chính trị thuận lợi. Kỷ cương, nề nếp của nhà trường thông qua các nội quy, quy chế phải được xây dựng và giữ gìn một cách đầy đủ, nghiêm túc. Các cán bộ, giảng viên trong nhà trường phải đúng mực và mẫu mực trong ứng xử và hành vi, là những tấm gương cho sinh Nhà trường phải quan tâm xây dựng các tập thể lớp, chi đoàn trong sạch, vững mạnh, đoàn kết tương thân tương ái thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn. Tập thể lớp, chi đoàn cũng như những cộng đồng thu nhỏ, là ngôi nhà thứ hai có tác động thường xuyên đến từng sinh viên. Trong cộng đồng đó, ý thức tập thể, tình thân ái, tính trung thực thẳng thắn, tính cạnh tranh lành mạnh để vươn lên trong học tập, rèn luyện của sinh viên phải được phát huy và phát triển. Đó là điều kiện thuận lợi để học tập văn hóa chính trị đạt hiệu quả cao.
Thứ tư, với giảng viên và những người làm công tác giáo dục muốn thay đổi và nâng cao thái độ học các học phần này cần tăng cường tổ chức các hoạt động có nội dung, phương pháp hấp dẫn, hình thức đa dạng như hoạt động ngoại khóa, nội khóa (học ở lớp, đi tham quan, thực tế, thực tập, câu lạc bộ khoa học ...). Những điều nêu trên sẽ góp phần làm cho sinh viên học tập có ý thức, chủ động, sáng tạo và phát huy hết tiềm năng của mình. Họ thực sự có nhu cầu, niềm tin học tập, khắc phục mọi khó khăn để chuyển tri thức nhân loại thành tâm lý, ý thức bản thân, hình thành nhân cách chuyên gia theo yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Như vậy, đổi mới, phát triển chất lượng giáo dục đại học cần bắt đầu với một việc bản chất nhất là xác định thật rõ ràng hình ảnh người sinh viên mà chúng ta đào tạo là người như thế nào. Trong giai đoạn hiện nay, khi thời cơ và vận hội lớn đan xen cùng thử thách, nguy cơ không kém phần nghiệt ngã, nhất là khi đất nước hội nhập ngày càng sâu vào đời sống quốc tế, giáo dục lý luận chính trị đã góp phần quan trọng vào việc củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng, nâng cao nhận thức, tình cảm và niềm tin của sinh viên đối với chủ nghĩa xã hội, đối với sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Với phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn, Nhà trường gắn với doanh nghiệp, Trường Đại học Sao Đỏ đã đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn cách mạng 4.0 hiện nay.