Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường ĐH Sao Đỏ

http://gdcttc.saodo.edu.vn


Mỗi giảng viên cần nâng cao công tác tự bồi dưỡng để trở thành nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà cung ứng dịch vụ hướng đến xây dựng nhà giáo có chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội

Đội ngũ giảng viên là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo trong các nhà trường. Xu thế toàn cầu hóa đang đặt ra yêu cầu, mỗi giảng viên là một nhà giáo dục (nhà giáo dục là tổng hòa nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà cung ứng dịch vụ xã hội).
          Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường của nước ta trong giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội, muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động, cần phải tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo. Đội ngũ giảng viên là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo trong các nhà trường. Xu thế toàn cầu hóa đang đặt ra yêu cầu, mỗi giảng viên là một nhà giáo dục (nhà giáo dục là tổng hòa nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà cung ứng dịch vụ xã hội). Giảng viên phải có chuyên môn sâu về chuyên ngành giảng dạy, nắm vững chuyên ngành đào tạo, xu hướng đào tạo, những chuyển biến của nền kinh tế- xã hội trong bối cảnh hội nhập và phải có phương pháp kỹ năng thuần thục... Bên cạnh đó, người giảng viên cần phải quản lý được bản thân, biết điều hành, tổ chức công việc, có trách nhiệm trong giảng dạy và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
          Giảng viên là những người được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn, sư phạm đạt tiêu chuẩn theo quy định chung trong hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, do đặc thù công việc, họ thường xuyên phải nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là các kỹ năng, phương pháp sư phạm, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ cũng như các thao tác thực hành khác để đáp ứng yêu cầu học tập và giang dạy của các trường cao đẳng, đại học hiện nay.
          Bồi dưỡng giảng viên là hình thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho giảng viên giúp giảng viên nắm vững hơn về chuyên môn, nghiệp vụ của mình, từ đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Bồi dưỡng giảng viên  là quá trình trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm hình thành kỹ năng, phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức tạo ra năng lực hành động mới cho mỗi giảng viên, bồi dưỡng giảng viên còn là hoạt động nhằm khắc phục mặt hạn chế, phát huy mặt tích cực, bù đắp những thiếu hụt của mỗi giảng viên, giúp họ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, việc bồi dưỡng giảng viên để trở thành nhà giáo dục phải bắt đầu từ việc xác định mô hình nhân cách nghề nghiệp của giảng viên, mà trước hết là xác định năng lực và phẩm chất tối thiểu cần thiết cho giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp, trọng tâm là các năng lực cốt lõi như: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý và cung ứng dịch vụ xã hội.
          Năng lực giảng dạy: Là sự kết hợp hài hòa giữa năng lực chuyên môn của một chuyên môn của một chuyên ngành đã được đào tạo với năng lực sư phạm của giảng viên. Để có năng lực này người giảng viên được đào tạo về chuyên ngành chuyên môn nhất định kết hợp với hình thức bồi dưỡng về năng lực sư phạm tương ứng, tiêu chí năng lực này yêu cầu người giảng viên phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với chuyên ngành của mình
hội giảng
Giảng viên tích cực luyện giảng tham gia Hội giảng cấp cơ sở
          Năng lực nghiên cứu khoa học: Tiêu chí này đòi hỏi người giảng viên phải nắm được kiến thức, kỹ năng và thái độ biểu hiện thông qua các hoạt động (các công trình nghiên cứu khoa học được công bố, số lượng sách báo được công bố, tham gia nghiên cứu đề tài, thuyết trình cho các hội thảo khoa học trong và ngoài nước).
          Năng lực cung ứng các dịch vụ xã hội: Được biểu hiện thông qua các hoạt động như tham gia đóng góp ý kiến, để phát triển nhà trường và cộng đồng, tham gia vào các hội đồng chuyên môn như: hội đồng thẩm định/biên tập các bài báo cho các tạp chí khoa học/hội nghị, đề cương cho các đề tài, dự án...tư vấn thực hiện các dịch vụ công cộng giúp cơ sở giáo dục địa phương thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học. Tiêu chí đánh giá chất lượng công việc của giảng viên trong lĩnh vực này không đơn giản, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không phải lúc nào cũng có thể phân định rõ vai trò của từng cá nhân.
          Công tác bồi dưỡng giảng viên cần phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và nội dung  bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho giảng viên, trong đó cần xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng, vì mục tiêu bồi dưỡng là kết quả cần đạt được sau quá trình bồi dưỡng, người được bồi dưỡng cần lập ra mục tiêu chung và ghi chép lại những thành tựu đã đạt được để đảm bảo kỹ được bồi dưỡng của giảng viên đó, bên cạnh đó cũng phải xác định rõ đối tượng và phương pháp bồi dưỡng của từng giảng viên ở từng chuyên ngành và vị trí khác nhau, có nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau để lựa chọn, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng nên mỗi giảng viên cần lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp bồi dưỡng và phải xuất phát từ chính nhu cầu hiện nay của giảng viên, trên cơ sở đó lên kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp, tuy nhiên lựa chọn phương pháp bồi dưỡng phải phù hợp với nội dung bồi dưỡng, giảng viên phải xác định rõ việc xây dựng nội dung bồi dưỡng cần phải căn cứ vào luật Giáo dục đại học và chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020, giải pháp phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
          Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng giảng viên của các trường cao đẳng, đại học phải là một trong những biện pháp tích cực nhằm tăng khả năng thích ứng của giảng viên với khoa, nhà trường và xã hội. Bồi dưỡng mang ý nghĩa đào tạo lại, cung cấp cho giảng viên những kiến thức mới, tạo cho họ một tiềm lực tiếp cận với những thay đổi trong giảng dạy và sự phát triển của khoa học giáo dục, khoa học bộ môn, nhất là những thành tựu mới để vận dụng vào công tác giảng dạy và giáo dục sinh viên trong giai đoạn mới. Muốn phát triển giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng không thể không chú ý đến bồi dưỡng đội ngũ giảng viên,để làm tốt điều đó mỗi giảng viên phải tự mình bồi dưỡng để nâng cao năng lực nhà giáo để trở thành nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà cung ứng dịch vụ hướng đến xây dựng nhà giáo có chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tác giả bài viết: Ths. Phạm Thị Mai

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây