Một số ý kiến phản bác luận điệu xuyên tạc trong giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin tại các Trường Đại học hiện nay
- Thứ sáu - 16/06/2023 09:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Là học thuyết khoa học và cách mạng, vũ khí sắc bén của giai cấp vô sản thế giới, chủ nghĩa Mác - Lênin từ khi ra đời đến nay luôn bị chủ nghĩa đế quốc cùng các phần tử phản động ra sức chống phá, phủ nhận hòng xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Tình hình này đã làm cho công tác nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin tại các Trường Đại học trong thời gian qua gặp không ích khó khăn, đòi hỏi đội ngũ giảng viên lý luận chính trị không chỉ làm công tác khoa học mà còn phải tuyên truyền để vừa khẳng định tính khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin; vừa đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước; vừa củng cố niềm tin ở sinh viên vào sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt vào sự lãnh đạo của Đảng.
Như chúng ta đã biết, sau khi Lênin qua đời, cuộc đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin do các Đảng Cộng sản và các nhà Mácxít thực hiện. Ngày nay, những quan điểm sai trái, thù địch, phủ nhận đó không hề mất đi mà vẫn tiếp tục tồn tại và lan rộng, đòi hỏi hậu thế của chủ nghĩa Mác - Lênin phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lớn lao này.
Thứ nhất, về luận điểm phủ nhận tính khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đây rõ ràng là một luận điệu xuyên tạc Mác, Ăngghen, Lênin. Toàn bộ học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc, đồ sộ, giải đáp được nhiều vấn đề mà nhân loại đặt ra. Kế thừa những trào lưu tư tưởng tốt đẹp nhất của loài người đến thế kỷ XIX (triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Anh - Pháp) và tổng kết thực tiễn trong thời đại mình, Mác và Ăngghen đã sáng tạo ra một học thuyết hoàn chỉnh, chặt chẽ và chính xác, trong đó tính chất khoa học rất cao, thống nhất với tinh thần cách mạng triệt để, thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một khoa học, hơn nữa là một khoa học biện chứng, hiện đại, khoa học về những quy luật phát triển chung nhất của tự nhiên và xã hội, về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bóc lột, về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, giải phóng người lao động, giải phóng xã hội khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, mọi sự tha hoá, thực hiện một xã hội công bằng, nhân đạo để cuối cùng hướng nhân loại đến chủ nghĩa cộng sản. Đây chính là giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ hai, về luận điệu xuyên tạc, chống phá học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Các học giả tư sản cho rằng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội không phải là tinh thần cơ bản của C.Mác, rằng trong tư duy của Mác, xã hội loài người trải qua ba hình thái xã hội: hình thái tiền kinh tế (không có hàng hoá), hình thái kinh tế (có kinh tế thị trường, điểm đỉnh là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa) và hình thái hậu kinh tế (giai đoạn cao của nó là chủ nghĩa cộng sản). Họ cho rằng: Chủ nghĩa Mác nhấn mạnh vấn đề kinh tế thị trường, lờ đi, không nói tới yếu tố xã hội của vấn đề như: quan hệ xã hội, giai cấp, đấu tranh giai cấp - động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội; không muốn thấy quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa (hình thái tất yếu phải bị thay thế bởi hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa).
Thứ ba, về luận điệu xuyên tạc, chống phá học thuyết trị thặng dư của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Từ khi ra đời cho đến nay, học thuyết giá trị thặng dư luôn là một trong những trọng điểm mà kẻ thù của chủ nghĩa Mác và các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc, bóp méo nhất, rằng: chính máy móc tạo ra giá trị, còn sức lao động của người công nhân nếu được trả công sòng phẳng đúng với giá trị của anh ta thì nhà tư bản không có cái gọi là bóc lột công nhân mà họ chỉ làm giàu chính đáng nhờ bóc lột máy móc. Dự đoán trước được điều này, nên chính Mác đã chỉ ra rằng: Cũng như mọi bộ phận cấu thành khác của tư bản bất biến, máy móc không tạo ra một giá trị nào cả, nhưng nó chuyển giá trị của bản thân nó vào sản phẩm mà bản thân nó được dùng để tạo ra. Máy móc dù hiện đại như thế nào, muốn phát huy tác dụng đều phải thông qua lao động sống của con người, chỉ có lao động sống mới là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Bên cạnh đó họ còn phủ nhận học thuyết giá trị thặng dư, họ dẫn đến kết luận giai cấp công nhân không còn bị bóc lột nữa.
Thứ tư, về luận điệu xuyên tạc sự lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin là một sai lầm và thực tế hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin.
Họ cho rằng việc du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là nguyên nhân của mọi tai hoạ, đưa đất nước vào vòng tối tăm, trì trệ. Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt Nam bao đời có truyền thống yêu nước nồng nàn, đây là nhân tố tạo nên sức mạnh kỳ diệu của dân tộc đánh thắng mọi thứ giặc ngoại xâm. Trong thời kỳ chống Pháp, trước khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dân tộc ta có rất nhiều người con ưu tú, yêu nước cháy bỏng, khát khao tìm kiếm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc nhưng điều thất bại, do thiếu một đường lối đúng. Chỉ từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhờ tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm được con đường đi đúng, đất nước mới có cơ hội tiến hành giải phóng dân tộc, cách mạng nước ta mới giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Một là, quán triệt và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và lãnh đạo thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đây là vấn đề chiến lược lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
Hai là, quán triệt và vận dụng quan điểm về mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị. Trong quá trình đổi mới lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, tuỳ theo thành quả và yêu cầu của đổi mới kinh tế mà từng bước đổi mới về chính trị. Thực hiện chủ trương này, ta đã chuyển biến nền kinh tế về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể đối với tư liệu sản xuất thành nền kinh tế dựa trên sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất; đổi mới cơ chế quản lý sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; từng bước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá và hình thành một hệ thống kinh tế mở. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, quán triệt và vận dụng Chính sách kinh tế mới - NEP (nội dung của NEP rất phong phú nhưng trong đó có một vấn đề quan trọng là phục hồi lại quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân), Đảng Cộng sản Việt Nam đã mạnh dạng, chủ động sử dụng rộng rãi các hình thức, phương pháp của chủ nghĩa tư bản nhà nước như: chấp nhận tự do cạnh tranh và mở rộng liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa trong nước với ngoài nước. Chủ trương này đã đạt được những thành công lớn trong phát triển kinh tế ở nước ta mấy mươi năm qua. Liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa kinh tế trong nước với kinh tế ngoài nước là sự cần thiết, xuất phát từ yêu cầu phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh. Liên doanh liên kết còn nhằm nâng cao tiềm lực vốn, kỹ thuật, sức mạnh trong cạnh tranh và khả năng sản xuất kinh doanh của từng đơn vị xí nghiệp, các chủ thể tham gia liên doanh liên kết đều có lợi. Bên cạnh đó còn các hình thức: công tuy hợp doanh, liên doanh, góp cổ phần, hợp tác, tô nhượng... để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tất cả những chủ trương trên chính là tuân thủ những nguyên tắc và tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công trong vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn đang là và sẽ là ngọn đuốc soi đường cho Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta.
Như vậy, trong khi chủ nghĩa Mác - Lênin càng khẳng định tính đúng đắn, khoa học, cách mạng và nhân văn bao nhiêu thì lại càng vấp phải sự xuyên tạc, công kích, bài bác của các thế lực thù địch bấy nhiêu. Đặc biệt, trong làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các thế lực thù địch lại càng có điều kiện thuận lợi để thực hiện điều này, làm cho cuộc đấu tranh bảo vệ, phát triển và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin càng trở nên cấp thiết. Do đó, nhiệm vụ của người giảng viên lý luận chính trị là phải kiên quyết đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc ấy, củng cố niềm tin cho sinh viên về tính đúng đắn, khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, về sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Thứ nhất, về luận điểm phủ nhận tính khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đây rõ ràng là một luận điệu xuyên tạc Mác, Ăngghen, Lênin. Toàn bộ học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc, đồ sộ, giải đáp được nhiều vấn đề mà nhân loại đặt ra. Kế thừa những trào lưu tư tưởng tốt đẹp nhất của loài người đến thế kỷ XIX (triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Anh - Pháp) và tổng kết thực tiễn trong thời đại mình, Mác và Ăngghen đã sáng tạo ra một học thuyết hoàn chỉnh, chặt chẽ và chính xác, trong đó tính chất khoa học rất cao, thống nhất với tinh thần cách mạng triệt để, thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một khoa học, hơn nữa là một khoa học biện chứng, hiện đại, khoa học về những quy luật phát triển chung nhất của tự nhiên và xã hội, về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bóc lột, về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, giải phóng người lao động, giải phóng xã hội khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, mọi sự tha hoá, thực hiện một xã hội công bằng, nhân đạo để cuối cùng hướng nhân loại đến chủ nghĩa cộng sản. Đây chính là giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ hai, về luận điệu xuyên tạc, chống phá học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Các học giả tư sản cho rằng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội không phải là tinh thần cơ bản của C.Mác, rằng trong tư duy của Mác, xã hội loài người trải qua ba hình thái xã hội: hình thái tiền kinh tế (không có hàng hoá), hình thái kinh tế (có kinh tế thị trường, điểm đỉnh là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa) và hình thái hậu kinh tế (giai đoạn cao của nó là chủ nghĩa cộng sản). Họ cho rằng: Chủ nghĩa Mác nhấn mạnh vấn đề kinh tế thị trường, lờ đi, không nói tới yếu tố xã hội của vấn đề như: quan hệ xã hội, giai cấp, đấu tranh giai cấp - động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội; không muốn thấy quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa (hình thái tất yếu phải bị thay thế bởi hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa).
Thứ ba, về luận điệu xuyên tạc, chống phá học thuyết trị thặng dư của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Từ khi ra đời cho đến nay, học thuyết giá trị thặng dư luôn là một trong những trọng điểm mà kẻ thù của chủ nghĩa Mác và các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc, bóp méo nhất, rằng: chính máy móc tạo ra giá trị, còn sức lao động của người công nhân nếu được trả công sòng phẳng đúng với giá trị của anh ta thì nhà tư bản không có cái gọi là bóc lột công nhân mà họ chỉ làm giàu chính đáng nhờ bóc lột máy móc. Dự đoán trước được điều này, nên chính Mác đã chỉ ra rằng: Cũng như mọi bộ phận cấu thành khác của tư bản bất biến, máy móc không tạo ra một giá trị nào cả, nhưng nó chuyển giá trị của bản thân nó vào sản phẩm mà bản thân nó được dùng để tạo ra. Máy móc dù hiện đại như thế nào, muốn phát huy tác dụng đều phải thông qua lao động sống của con người, chỉ có lao động sống mới là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Bên cạnh đó họ còn phủ nhận học thuyết giá trị thặng dư, họ dẫn đến kết luận giai cấp công nhân không còn bị bóc lột nữa.
Thứ tư, về luận điệu xuyên tạc sự lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin là một sai lầm và thực tế hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin.
Họ cho rằng việc du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là nguyên nhân của mọi tai hoạ, đưa đất nước vào vòng tối tăm, trì trệ. Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt Nam bao đời có truyền thống yêu nước nồng nàn, đây là nhân tố tạo nên sức mạnh kỳ diệu của dân tộc đánh thắng mọi thứ giặc ngoại xâm. Trong thời kỳ chống Pháp, trước khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dân tộc ta có rất nhiều người con ưu tú, yêu nước cháy bỏng, khát khao tìm kiếm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc nhưng điều thất bại, do thiếu một đường lối đúng. Chỉ từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhờ tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm được con đường đi đúng, đất nước mới có cơ hội tiến hành giải phóng dân tộc, cách mạng nước ta mới giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Chủ nghĩa Mác - Lênin
Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, trước hết là đổi mới tư duy lý luận, điển hình là:Một là, quán triệt và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và lãnh đạo thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đây là vấn đề chiến lược lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
Hai là, quán triệt và vận dụng quan điểm về mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị. Trong quá trình đổi mới lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, tuỳ theo thành quả và yêu cầu của đổi mới kinh tế mà từng bước đổi mới về chính trị. Thực hiện chủ trương này, ta đã chuyển biến nền kinh tế về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể đối với tư liệu sản xuất thành nền kinh tế dựa trên sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất; đổi mới cơ chế quản lý sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; từng bước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá và hình thành một hệ thống kinh tế mở. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, quán triệt và vận dụng Chính sách kinh tế mới - NEP (nội dung của NEP rất phong phú nhưng trong đó có một vấn đề quan trọng là phục hồi lại quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân), Đảng Cộng sản Việt Nam đã mạnh dạng, chủ động sử dụng rộng rãi các hình thức, phương pháp của chủ nghĩa tư bản nhà nước như: chấp nhận tự do cạnh tranh và mở rộng liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa trong nước với ngoài nước. Chủ trương này đã đạt được những thành công lớn trong phát triển kinh tế ở nước ta mấy mươi năm qua. Liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa kinh tế trong nước với kinh tế ngoài nước là sự cần thiết, xuất phát từ yêu cầu phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh. Liên doanh liên kết còn nhằm nâng cao tiềm lực vốn, kỹ thuật, sức mạnh trong cạnh tranh và khả năng sản xuất kinh doanh của từng đơn vị xí nghiệp, các chủ thể tham gia liên doanh liên kết đều có lợi. Bên cạnh đó còn các hình thức: công tuy hợp doanh, liên doanh, góp cổ phần, hợp tác, tô nhượng... để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tất cả những chủ trương trên chính là tuân thủ những nguyên tắc và tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công trong vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn đang là và sẽ là ngọn đuốc soi đường cho Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta.
Như vậy, trong khi chủ nghĩa Mác - Lênin càng khẳng định tính đúng đắn, khoa học, cách mạng và nhân văn bao nhiêu thì lại càng vấp phải sự xuyên tạc, công kích, bài bác của các thế lực thù địch bấy nhiêu. Đặc biệt, trong làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các thế lực thù địch lại càng có điều kiện thuận lợi để thực hiện điều này, làm cho cuộc đấu tranh bảo vệ, phát triển và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin càng trở nên cấp thiết. Do đó, nhiệm vụ của người giảng viên lý luận chính trị là phải kiên quyết đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc ấy, củng cố niềm tin cho sinh viên về tính đúng đắn, khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, về sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay.