Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường ĐH Sao Đỏ

http://gdcttc.saodo.edu.vn


Những giá trị của CN Mác trong giáo dục thanh niên hiện nay.

C. Mác được đánh giá là người có ảnh hưởng nhất tới nhân loại cua thiên niên kỷ thứ II, Ông đã cùng với P. AWngghen đã xây dựng lên học thuyết của chủ nghĩa Mác, được V.I Lênin bổ sung và phát triển. Những đóng góp của chủ nghĩa Mác đã làm thay đổi mạnh mẽ tới phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên khắp thế giới. Những đóng góp ấy không chỉ có ảnh hưởng tới nhân loại ở thiên niên kỷ thứ II mà nó còn có những giá trị vô cùng to lớn tới phong trào vô sản trên thế giới ngày nay nói chung và Việt Nam nói riêng. Những giá trị ấy cần phải được tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn nữa nhằm giáo dục tinh thần cách mạng cho thanh niên hiện nay.

          Giá trị lớn lao và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác, mà công lao lớn nhất tuộc về C. Mác là đã chỉ ra quy luật vận động khách quan của xã hội, nhiệm vụ lịch sử cần giải quyết để từng bước giải phóng các giai cấp lao động và dân tộc bị áp bức, giải phóng con người, xã hội loài người, xây dựng một xã hội mà “Trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của  tất cả  mọi  người”.
          Trong những giá trị to lớn nhất của C.Mác thì cống hiến kiệt xuất, tạo ra một cuộc cách mạng triệt để trong toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giới đó là xây dựng học thuyết về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư và học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Ðây là những cống hiến có ý nghĩa thời đại, hình thành một thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng, đem lại cho nhân loại và giai cấp công nhân một công cụ vĩ đại để nhận thức và cải tạo thế giới. Những giá trị ấy đã được C. Mác và P.Ăngghen tổng kết lịch sử thế giới, đặc biệt là sự nghiên cứu công phu về chủ nghĩa tư bản và thực tiễn phong trào công nhân quốc tế, đồng thời kế thừa những giá trị tinh hoa của nhân loại trong các lĩnh vực khoa học, tư tưởng của nhân loại trước đó.
          C.Mác là người đầu tiên đã loại bỏ tính không hợp lý trong tư tưởng của Hêghen về thế giới quan duy tâm và phép siêu hình của Phoibach để xây dựng thành phép biện chứng duy vật và áp dụng phép biện chứng duy vật vào nghiên cứu lịch sử, từ đó đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và xây dựng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Với học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của mình, C. Mác đã chỉ ra quy luật phát triển của xã hội là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình lịch sử, tự nhiên. Sự thay thế đó là một quá trình lâu dài và được quyết định bởi sự vận động của những mâu thuẫn bên trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, đó là quy luật mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với sự phát triển của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Do đó, trong khi khẳng định hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, sớm hay muộn tất yếu sẽ bị thay thế bằng một phương thức sản xuất tiến bộ hơn - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, thì chính C.Mác đã nhấn mạnh trong lời tựa viết cho lần xuất bản đầu tiên tập I Bộ Tư bản: Xã hội tư bản “là một cơ thể có khả năng biến đổi và luôn luôn ở trong quá trình biến đổi”. Sự tồn tại và tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày nay cho thấy rõ tính chất lâu dài của sự thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đặt ra vấn đề cần nhận thức sâu sắc hơn nhận định của C.Mác rằng: “không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ”.
          Cống hiến vĩ đại thứ hai của C. Mác là Ông đã xây dựng lên học thuyết khoa học về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. Trong đó C. Mác chỉ ra những nguyên tắc cơ bản nhất của xã hội tương lai sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo thông qua hạt nhận của mình đó là Đảng cộng sản đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản ở các nước lạc hậu,... C. Mác cũng đã vạch ra đường lối chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng, phương thức giành chính quyền về tay giai cấp công nhân,...
          C.Mác là một nhà khoa học thiên tài, có khả năng sáng tạo phi thường. Cuộc đời và sự nghiệp của Ông cùng với P.Ăngghen đã để lại cho nhân loại một khối lượng đồ sộ các công trình khoa học có tầm ảnh hưởng lớn tới nhân loại. Với chủ nghĩa Mác, bản chất của lý luận không bao giờ là hoàn chỉnh trọn vẹn, do đó theo chủ nghĩa Mác lý luận luôn cần phải sửa đổi những quan điểm lý luận của mình không còn phù hợp với điều kiện mới của thực tiễn.
          Nắm vững phương pháp luận mácxít, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, tổng kết thực tiễn hơn 88 năm qua, Ðảng ta không ngừng làm giàu trí tuệ, góp phần bổ sung, phát triển lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Một trong những biểu hiện rõ nét về điều này là sự phát triển và hoàn thiện nhận thức của Ðảng về những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
          
Vận dụng sáng tạo những nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn đất nước. Những năm tiếp theo chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh học tập chủ nghĩa Mác để trang bị cho thanh niên – những con người sẽ trở thành chủ nhân, tương lai của đất nước có tinh thần cách mạng kiên định, kiên trì với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn.

Tác giả bài viết: ThS. Vũ Văn Đông

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây