Phát huy vai trò phụ nữ trong công cuộc xây dựng gia đình văn hóa mới hiện nay
- Thứ năm - 11/10/2018 15:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Cũng chính từ quan điểm đó, Người đánh giá cao vai trò của người phụ nữ Việt Nam đối với gia đình nói riêng và với xã hội nói chung. Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để phát triển xã hội. Trân trọng tình cảm gia đình, gìn giữ nếp nhà là một nét đẹp văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc ta.
Ngày nay, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế có những tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của đời sống xã hội thì việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi trọng.Trong đó người phụ nữ giữ vai trò chủ đạo, là cơ sở “hậu phương” vững chắc,ảnh hưởng của người phụ nữ tác động sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống gia đình. Tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà Bác Hồ khen tặng đã thể hiện sự đánh giá cao về người Phụ nữ Việt Nam của Bác, trong đó có sự ghi nhận sâu sắc những đóng góp trong cuộc sống gia đình, đó là sự tần tảo đảm đang, là sự trung hậu thủy chung, là đức tính hy sinh cao cả.
Người phụ nữ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình,hay nói cách khác, phụ nữ là người giữ lửa cho gia đình lúc nào cũng tràn đầy ấmáp, yêu thương. Họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ công việc gia đình và nhữngvui buồn cùng chồng trong cuộc sống, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm,từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồngtrong gia đình, người vợ còn là chỗ dựa tinh thần, là nguồn động viên khích lệ, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng.
Trong gia đình, người phụ nữ còn thực hiện chức năng sinh đẻ và nuôi dạy con cái không chỉ lúc trong bụng mẹ, đến lúc sinh ra, mà ngay cả lúc trưởng thành. Trước hết phải nói đến tình cảm của người mẹ. Phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái là chủ yếu. Với tình thương yêu vô bờ bến là hơi ấm, là nguồn sữa để nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần cho các con. Ngoài ra, sức khỏe và nhân cách của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tầm vóc và tính cách của những đứa con. Người ta vẫn thường nói: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”,“Mẹ nào con nấy”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Người phụ nữ luôn hết lòng vì con, người mẹ luôn là tấm gương để con cái noi theo.
Tiếp đến trong gia đình, người phụ nữ còn có vai trò đảm đang, quán xuyến công việc gia đình, từ việc giữ lửa cho hạnh phúc gia đình, cho tới đảm bảo cho sức khỏe, thu xếp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp để tạo khônggian thoáng mát, dễ chịu trong gia đình. Ông bà ta có câu: “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Thật vậy, từ xưa đến nay, vai trò nội trợ của người phụ nữ luôn được khẳng định.
Ngày nay, mặc dù đời sống xã hội phát triển đã tạo điều kiện giải phóng phụ nữ khỏi việc nội trợ của gia đình để tham gia hoạt động xã hội. Tuy nhiên, vai trò nội trợ của người phụ nữ không vì thế mà mất đi. Gia đình vẫn cần những bữa cơm ngon thân mật từ tay mẹ nấu để mọi người trong gia đìnhcó đủ sức khỏe để học tập và công tác tốt. Phụ nữ còn là người tham gia lao động tạo thu nhập cho gia đình. Phụ nữ đóng vai trò tay hòm chìa khóa, có tác động đến việc chi tiêu trong gia đình. Người xưa có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
Trong xu hướng chung người phụ nữ của một gia đình hiện đại ngày nay biết tự nâng tầm nhận thức của mình, ý thức được vai trò của mình trong gia đình và biết tự bảo vệ hạnh phúc của chính mình, có khả năng giải phóng cho chính mình, cân bằng công việc xã hội và công việc gia đình được coi là một phẩm chất cần thiết để hoàn thiện gia đình. Sự thâm nhập lối sống của nền văn minh phương Tây khiến mối quan hệ cố kết trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Sức ép của lối sống công nghiệp, những món ăn nhanh, những cám dỗ của cuộc sống chốn đô thị. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập đã khiến những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống có nguy cơ bị xói mòn mai một,… Trước thực trạng đó, người phụ nữ hiện đại họ ý thức rằng là người biết “giữ lửa”, “truyền lửa” hâm nóng bầu không khí gia đình “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Giữ gìn và thực hiện thiên chức của mình càng làm cho hình ảnh người phụ nữ truyền thống trở nên dịu dàng, hiền thục với đức tính“Công, dung, ngôn, hạnh” hơn nhưng vẫn không làm giảm đi sự mạnh mẽ, quyết liệt và cao thượng rất hiện đại, điều đó được chứng minh rất sinh động trong cuộc sống ngày nay có rất nhiều những người phụ nữ thành đạt trên nhiều lĩnh vực khác nhau do đó tin tưởng rằng những nguy cơ trên khó có thể đánh bại được ý chí của người phụ nữ trong vai trò xây dựng gia đình văn hóa hạnh phúc.
Phát huy những đức tính cao đẹp cùng với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp truyền thống của người phụ nữ như lòng yêu nước, yêu quê hương, sẳn sàng hy sinh cho Tổ quốc khi cần, có lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách,… được hình thành, phát triển và giữ gìn, vun đắp, ngày càng được phát huy trong mỗi người phụ nữ Việt Nam. Gia đình là một thiết chế xã hội, dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân, để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng,… Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng gia đình phải phát triển bền vững, là “cái nôi thân yêu” che chở và nuôi dưỡng suốt cả đời người. Mẫu gia đình văn hóa tiêu biểuhiện nay là ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, hiếu học, vợ chồng thủy chung làm kinh tế giỏi đã trở thành động lực tạo nên nếp sống tốt đẹp của mỗi gia đình. Thông qua giáo dục gia đình, thế hệ trẻ được tiếp thu những tinh hoa văn hóa tốt đẹp, hình thành nhân cách, lối sống, ứng xử,… Con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Các gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân có ích. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai có chất lượng. Gia đình là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó, mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu, chăm chỉ, cần cù trong học tập, lao động sản xuất,…
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam đang bị phai nhạt, tình trạng ly hôn, bạo hành gia đình gia tăng, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng lên,… Những hạn chế này đang khiến cho nhiều gia đình Việt có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, nền tảng xã hội thiếu ổn định vững chắc. Vì vậy, ngày “Gia đình Việt Nam” đang trở thành một sự kiện sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh nhắc nhở, giáo dục, động viên mọi người thể hiện tình thương yêu và trách nhiệm đối với tổ ấm của mình. Bên cạnh những biện pháp chung của Nhà nước về công tác gia đình, mỗi người phụ nữ cũng phải giữ vai trò là người gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc những bài học về đạo lý làm người, về đức hi sinh cao cả, về tấm lòng vị tha nhân ái sẽ được chân truyền trực tiếp từ tấm lòng người mẹ đến với những đứa con đồng thời thể hiện trách nhiệm đối với tương lai của dân tộc.
Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong công cuộc xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, cùng với những nỗ lực của chính bản thân, chị em phụ nữ rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội. Vì vậy, mỗi phụ nữ cần tích cực học tập, rèn luyện các phẩm chất đạo đức của phụ nữViệt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang. Mặt khác, các thành viên trong gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để phụ nữ có thời gian học tập, tham gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe để vừa thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình vừa đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững./.
Người phụ nữ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình,hay nói cách khác, phụ nữ là người giữ lửa cho gia đình lúc nào cũng tràn đầy ấmáp, yêu thương. Họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ công việc gia đình và nhữngvui buồn cùng chồng trong cuộc sống, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm,từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồngtrong gia đình, người vợ còn là chỗ dựa tinh thần, là nguồn động viên khích lệ, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng.
Trong gia đình, người phụ nữ còn thực hiện chức năng sinh đẻ và nuôi dạy con cái không chỉ lúc trong bụng mẹ, đến lúc sinh ra, mà ngay cả lúc trưởng thành. Trước hết phải nói đến tình cảm của người mẹ. Phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái là chủ yếu. Với tình thương yêu vô bờ bến là hơi ấm, là nguồn sữa để nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần cho các con. Ngoài ra, sức khỏe và nhân cách của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tầm vóc và tính cách của những đứa con. Người ta vẫn thường nói: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”,“Mẹ nào con nấy”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Người phụ nữ luôn hết lòng vì con, người mẹ luôn là tấm gương để con cái noi theo.
Tiếp đến trong gia đình, người phụ nữ còn có vai trò đảm đang, quán xuyến công việc gia đình, từ việc giữ lửa cho hạnh phúc gia đình, cho tới đảm bảo cho sức khỏe, thu xếp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp để tạo khônggian thoáng mát, dễ chịu trong gia đình. Ông bà ta có câu: “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Thật vậy, từ xưa đến nay, vai trò nội trợ của người phụ nữ luôn được khẳng định.
Ngày nay, mặc dù đời sống xã hội phát triển đã tạo điều kiện giải phóng phụ nữ khỏi việc nội trợ của gia đình để tham gia hoạt động xã hội. Tuy nhiên, vai trò nội trợ của người phụ nữ không vì thế mà mất đi. Gia đình vẫn cần những bữa cơm ngon thân mật từ tay mẹ nấu để mọi người trong gia đìnhcó đủ sức khỏe để học tập và công tác tốt. Phụ nữ còn là người tham gia lao động tạo thu nhập cho gia đình. Phụ nữ đóng vai trò tay hòm chìa khóa, có tác động đến việc chi tiêu trong gia đình. Người xưa có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
Trong xu hướng chung người phụ nữ của một gia đình hiện đại ngày nay biết tự nâng tầm nhận thức của mình, ý thức được vai trò của mình trong gia đình và biết tự bảo vệ hạnh phúc của chính mình, có khả năng giải phóng cho chính mình, cân bằng công việc xã hội và công việc gia đình được coi là một phẩm chất cần thiết để hoàn thiện gia đình. Sự thâm nhập lối sống của nền văn minh phương Tây khiến mối quan hệ cố kết trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Sức ép của lối sống công nghiệp, những món ăn nhanh, những cám dỗ của cuộc sống chốn đô thị. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập đã khiến những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống có nguy cơ bị xói mòn mai một,… Trước thực trạng đó, người phụ nữ hiện đại họ ý thức rằng là người biết “giữ lửa”, “truyền lửa” hâm nóng bầu không khí gia đình “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Giữ gìn và thực hiện thiên chức của mình càng làm cho hình ảnh người phụ nữ truyền thống trở nên dịu dàng, hiền thục với đức tính“Công, dung, ngôn, hạnh” hơn nhưng vẫn không làm giảm đi sự mạnh mẽ, quyết liệt và cao thượng rất hiện đại, điều đó được chứng minh rất sinh động trong cuộc sống ngày nay có rất nhiều những người phụ nữ thành đạt trên nhiều lĩnh vực khác nhau do đó tin tưởng rằng những nguy cơ trên khó có thể đánh bại được ý chí của người phụ nữ trong vai trò xây dựng gia đình văn hóa hạnh phúc.
Phát huy những đức tính cao đẹp cùng với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp truyền thống của người phụ nữ như lòng yêu nước, yêu quê hương, sẳn sàng hy sinh cho Tổ quốc khi cần, có lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách,… được hình thành, phát triển và giữ gìn, vun đắp, ngày càng được phát huy trong mỗi người phụ nữ Việt Nam. Gia đình là một thiết chế xã hội, dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân, để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng,… Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng gia đình phải phát triển bền vững, là “cái nôi thân yêu” che chở và nuôi dưỡng suốt cả đời người. Mẫu gia đình văn hóa tiêu biểuhiện nay là ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, hiếu học, vợ chồng thủy chung làm kinh tế giỏi đã trở thành động lực tạo nên nếp sống tốt đẹp của mỗi gia đình. Thông qua giáo dục gia đình, thế hệ trẻ được tiếp thu những tinh hoa văn hóa tốt đẹp, hình thành nhân cách, lối sống, ứng xử,… Con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Các gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân có ích. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai có chất lượng. Gia đình là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó, mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu, chăm chỉ, cần cù trong học tập, lao động sản xuất,…
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam đang bị phai nhạt, tình trạng ly hôn, bạo hành gia đình gia tăng, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng lên,… Những hạn chế này đang khiến cho nhiều gia đình Việt có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, nền tảng xã hội thiếu ổn định vững chắc. Vì vậy, ngày “Gia đình Việt Nam” đang trở thành một sự kiện sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh nhắc nhở, giáo dục, động viên mọi người thể hiện tình thương yêu và trách nhiệm đối với tổ ấm của mình. Bên cạnh những biện pháp chung của Nhà nước về công tác gia đình, mỗi người phụ nữ cũng phải giữ vai trò là người gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc những bài học về đạo lý làm người, về đức hi sinh cao cả, về tấm lòng vị tha nhân ái sẽ được chân truyền trực tiếp từ tấm lòng người mẹ đến với những đứa con đồng thời thể hiện trách nhiệm đối với tương lai của dân tộc.
Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong công cuộc xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, cùng với những nỗ lực của chính bản thân, chị em phụ nữ rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội. Vì vậy, mỗi phụ nữ cần tích cực học tập, rèn luyện các phẩm chất đạo đức của phụ nữViệt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang. Mặt khác, các thành viên trong gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để phụ nữ có thời gian học tập, tham gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe để vừa thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình vừa đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững./.