Sức sống của học thuyết Mác - giá trị lý luận mãi mãi trường tồn
- Thứ tư - 04/05/2022 20:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 5/5/2022, giai cấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới tưởng nhớ tới Karl Heinrich Marx (Các Mác), một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của thế giới nhân kỷ niệm 204 năm ngày sinh của ông (5/5/1818 - 5/5/2022). Ông đã cùng với Phriđơrich Ăngghen mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại như những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học có tác động to lớn và sâu rộng đối với nhân loại tiến bộ.
Các Mác (1818 - 1883)
Trọn đời vì lý tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng loài người thoát khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột, bất công và mọi sự tha hóa, C.Mác đã để lại cho nhân loại một di sản tư tưởng đồ sộ, sâu sắc. Song đúng như Ph.Ăng-ghen đánh giá, trong những thành tựu của C.Mác có ba thành tựu có thể coi là ba phát minh vĩ đại mà Ông để lại cho chúng ta và thế hệ mai sau là: Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người; tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra - quy luật giá trị thặng dư; tìm ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.
Thứ nhất, tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người. Ðây là một trong hai phát minh vạch thời đại của C.Mác như Ph.Ăng-ghen tổng kết. Để đi tới phát minh vĩ đại này, C.Mác đã tiến hành phê phán và cải tạo căn bản phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen, chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoi-ơ-bắc; đồng thời kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại trước đó, xây dựng nên một triết học mới - triết học duy vật biện chứng, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ, đồng thời khẳng định triết học phải lấy sinh khí của mình từ thực tiễn, không chỉ giải thích thế giới mà còn phải cải tạo thế giới.
Thứ hai, tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra - quy luật giá trị thặng dư. Quan niệm sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên nên khi nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác cho rằng "quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng là một hình thái lịch sử nhất định của quá trình sản xuất xã hội". Thực chất, đó là quá trình "sản xuất ra giá trị thặng dư đó - là mục đích trực tiếp và là động cơ quyết định của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa"; nó phản ánh quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản – quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê và nó cũng là cơ sở của sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chính điều này, theo C.Mác đã dẫn đến sự tha hóa của lao động, tha hóa con người. Với việc phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế chính trị học. Ông không chỉ phát hiện ra quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - quy luật quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản, mà qua đó còn vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, bác bỏ những luận điệu về "tự nguyện", "công bằng" trong quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân; chỉ rõ những mâu thuẫn không thể giải quyết được của xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa tính xã hội ngày càng phát triển của lực lượng sản xuất với tính tư nhân trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giữa giai cấp công nhân với những nhà tư bản, giữa những nhà tư bản với nhau trong quá trình cạnh tranh để đạt giá trị thăng dư tối đa...
Thứ ba, tìm ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Trước C.Mác, nhiều nhà tư tưởng đã đề cập đến giai cấp vô sản, song, do điều kiện về lịch sử "những người đó lại không nhận thấy, ở phía giai cấp vô sản, một tính chủ động lịch sử nào, một cuộc vận động chính trị nào của bản thân giai cấp vô sản cả", "họ càng không thấy những điều kiện vật chất cần cho sự giải phóng của giai cấp vô sản". "Ðối với họ, giai cấp vô sản chỉ tồn tại với tư cách là giai cấp đau khổ nhất".
Như vậy, Chủ nghĩa Mác là ngọn đèn pha soi sáng con đường cách mạng cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới; giải đáp các vấn đề mà loài người tiên tiến nêu lên nhưng chưa giải đáp được. V.I. Lê-nin khẳng định: “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác. Nó là một học thuyết hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của giai cấp tư sản”.
Đối với cách mạng Việt Nam, cũng không nằm ngoài quy luật phát triển của xã hội loài người. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi dân tộc Việt Nam đang sống dưới chế độ thực dân, phong kiến, đã có nhiều phong trào, cuộc đấu tranh giành độc lập, nhưng đều thất bại, vì thiếu đường lối đúng đắn. Đi tìm con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - người cách mạng Việt Nam đầu tiên nhìn thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin soi tỏ con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Có chủ nghĩa Mác - Lê-nin, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam mới tìm được con đường đi tới độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo ra một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của nhân dân ta đã giành thắng lợi; công cuộc đổi mới đất nước đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Di sản tư tưởng của C. Mác được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới, trở thành giá trị và sức sống để làm nên thắng lợi.
Thứ nhất, tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người. Ðây là một trong hai phát minh vạch thời đại của C.Mác như Ph.Ăng-ghen tổng kết. Để đi tới phát minh vĩ đại này, C.Mác đã tiến hành phê phán và cải tạo căn bản phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen, chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoi-ơ-bắc; đồng thời kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại trước đó, xây dựng nên một triết học mới - triết học duy vật biện chứng, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ, đồng thời khẳng định triết học phải lấy sinh khí của mình từ thực tiễn, không chỉ giải thích thế giới mà còn phải cải tạo thế giới.
Thứ hai, tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra - quy luật giá trị thặng dư. Quan niệm sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên nên khi nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác cho rằng "quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng là một hình thái lịch sử nhất định của quá trình sản xuất xã hội". Thực chất, đó là quá trình "sản xuất ra giá trị thặng dư đó - là mục đích trực tiếp và là động cơ quyết định của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa"; nó phản ánh quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản – quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê và nó cũng là cơ sở của sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chính điều này, theo C.Mác đã dẫn đến sự tha hóa của lao động, tha hóa con người. Với việc phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế chính trị học. Ông không chỉ phát hiện ra quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - quy luật quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản, mà qua đó còn vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, bác bỏ những luận điệu về "tự nguyện", "công bằng" trong quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân; chỉ rõ những mâu thuẫn không thể giải quyết được của xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa tính xã hội ngày càng phát triển của lực lượng sản xuất với tính tư nhân trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giữa giai cấp công nhân với những nhà tư bản, giữa những nhà tư bản với nhau trong quá trình cạnh tranh để đạt giá trị thăng dư tối đa...
Thứ ba, tìm ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Trước C.Mác, nhiều nhà tư tưởng đã đề cập đến giai cấp vô sản, song, do điều kiện về lịch sử "những người đó lại không nhận thấy, ở phía giai cấp vô sản, một tính chủ động lịch sử nào, một cuộc vận động chính trị nào của bản thân giai cấp vô sản cả", "họ càng không thấy những điều kiện vật chất cần cho sự giải phóng của giai cấp vô sản". "Ðối với họ, giai cấp vô sản chỉ tồn tại với tư cách là giai cấp đau khổ nhất".
Như vậy, Chủ nghĩa Mác là ngọn đèn pha soi sáng con đường cách mạng cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới; giải đáp các vấn đề mà loài người tiên tiến nêu lên nhưng chưa giải đáp được. V.I. Lê-nin khẳng định: “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác. Nó là một học thuyết hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của giai cấp tư sản”.
Đối với cách mạng Việt Nam, cũng không nằm ngoài quy luật phát triển của xã hội loài người. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi dân tộc Việt Nam đang sống dưới chế độ thực dân, phong kiến, đã có nhiều phong trào, cuộc đấu tranh giành độc lập, nhưng đều thất bại, vì thiếu đường lối đúng đắn. Đi tìm con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - người cách mạng Việt Nam đầu tiên nhìn thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin soi tỏ con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Có chủ nghĩa Mác - Lê-nin, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam mới tìm được con đường đi tới độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo ra một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của nhân dân ta đã giành thắng lợi; công cuộc đổi mới đất nước đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Di sản tư tưởng của C. Mác được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới, trở thành giá trị và sức sống để làm nên thắng lợi.
Đại hội XIII kiên định, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đảng ta khẳng định, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đảng ta vẫn sẽ “Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…. Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng” để xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến bước, sách vai với các cường quốc năm châu.