Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường ĐH Sao Đỏ

http://gdcttc.saodo.edu.vn


Tăng cường công tác xây dựng và ban hành pháp luật và 05 Luật có hiệu lực từ 01/01/2022

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách như: Luật Bảo môi trường, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Phòng, chống ma túy,... Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế vẫn xảy ra một bất cập cần được bổ sung và thay đổi, từ thực trạng đó. Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành 55 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
          Đây là nội dung tại Nghị quyết 66/NQ - CP ngày 01/7/2021 Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2021.
          Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khẩn trương chỉ đạo xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực;
          Đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành 55 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết của Quốc hội sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, không để tiếp diễn tình trạng chậm, nợ văn bản quy định chi tiết.
ẢNH Mai 1
Sẽ có 55 văn bản hướng dẫn các Luật, Nghị quyết có hiệu lực từ 01/01/2022
          Định kỳ hàng tháng, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ thống kê các bộ, cơ quan ngang bộ có dự án, dự thảo văn bản xin lùi, rút hoặc chậm, nợ ban hành, báo cáo Chính phủ tại các Phiên họp Chính phủ thường kỳ.
          05 Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, bao gồm:
          - Luật Bảo vệ môi trường 2020; 
          - Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020; 
          - Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020; 
          - Luật Biên phòng Việt Nam 2020;  
          - Luật Phòng chống ma túy 2021. 
          Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu đổi mới cách thức tổ chức thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính linh hoạt, chủ động của các cơ quan trong việc trình, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng, ban hành văn bản phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội, phát triển đất nước hoặc tình trạng khẩn cấp, phòng chống dịch bệnh;
          Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tập trung các nguồn lực nâng cao chất lượng thẩm định, bảo đảm chất lượng của các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thẩm định, trình Chính phủ;
          Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ công chức làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật.
          Nhằm thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc đảm bảo các văn bản trên đi vào cuộc sống thì Chính phủ cần Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tăng cường kinh phí một cách phù hợp, thỏa đáng cho công tác xây dựng pháp luật được hoàn thiện các văn bản pháp luật và cần tiếp tục rà các văn bản pháp luật khác để các văn bản pháp luật nhanh chóng đi vào đời sống.

Tác giả bài viết: ThS. Phạm Thị Mai

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây