Tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay
- Thứ năm - 21/09/2023 16:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, để mỗi một người dân Việt Nam luôn tự hào, sống tốt hơn và phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trở thành động lực quan trọng để phát triển đất nước.
Sức mạnh của truyền thống dân tộc, thể hiện trước hết là truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Chính lòng yêu nước đã giúp Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta không những có từ rất sớm, mà còn được phát huy, củng cố, tôi luyện trong cuộc sống lao động sản xuất để xây dựng đất nước, trong nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, trở thành một vũ khí tinh thần cực kỳ quý báu. Do đó, Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Như vậy, lòng yêu nước là nét nổi bật nhất trong truyền thống của dân tộc Việt Nam, trong đó độc lập, tự do là giá trị cao nhất, giá trị trung tâm của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Trên cơ sở truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam cũng được hình thành và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân ta rất anh hùng, nhìn lại lịch sử mấy nghìn năm của ông cha ta cũng thấy rõ điều đó”. Nét nổi bật là tinh thần anh dũng, bất khuất, chịu đựng gian khổ trong lao động sản xuất cũng như trong kháng chiến trường kỳ để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đó chính là những người như Lý Thường Kiệt, bà Trưng, bà Triệu, Trần Quốc Toản…và những anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua trên các lĩnh vực của Tổ quốc giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân tộc ta. Những thắng lợi trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm là nhờ dân ta “hăng hái đoàn kết”, biết “cùng nhau một lòng, chung lưng đấu cật, chịu đựng gian khổ, hy sinh…mà có được. Do đó, Người luôn nhắc nhở nhân dân, cán bộ, đảng viên phải học tập, phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc: “Dân ta xin nhớ chữ đồng/ Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”. Trước lúc đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người đã căn dặn: “Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ta còn sáng ngời truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động; truyền thống nhân ái, sống có tình, có nghĩa không chỉ với người cùng cảnh ngộ, mà còn có tình, có nghĩa với những người lầm đường, lạc lối; những giá trị đạo đức nhân văn cao cả như hiếu học, kính già, yêu trẻ, thương kẻ hoạn nạn, sống nhân nghĩa…cũng là những nét đẹp, là giá trị văn hóa của con người Việt Nam. Đó là những truyền thống rất tốt đẹp, Người mong muốn những truyền thống đó được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến, có như vậy mới biến truyền thống trở thành sức mạnh tinh thần, thành sức mạnh vật chất phục vụ hiệu quả, thiết thực cho kháng chiến.
Thấy được vai trò của giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, Trường Đại học Sao Đỏ đã rất tích cực giáo dục truyền thống quê hương, đất nước cho sinh viên. Nhà trường đã đa dạng hóa các hình thức giáo dục, không ngừng bồi dưỡng cho sinh viên truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu học, nhân ái, đoàn kết; giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, năng lực tự học, sáng tạo, có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp như: Hàng năm, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Trường Đại học Sao Đỏ tổ chức cho tân sinh viên dâng hương tưởng niệm tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An, nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ; chùa Côn Sơn; tổ chức Gameshow “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ”; ủng hộ quỹ tri ân những người có công, hy sinh vì đất nước ngày thương binh liệt sĩ…
Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn lao, vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ lại càng vinh dự nhưng rất nặng nề. Do vậy, giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng về truyền thống dân tộc là cơ sở giúp thế hệ trẻ vượt qua những khó khăn, thử thách, dũng cảm gánh vác trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc để bước vào kỷ nguyên hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Sức mạnh của truyền thống dân tộc, thể hiện trước hết là truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Chính lòng yêu nước đã giúp Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta không những có từ rất sớm, mà còn được phát huy, củng cố, tôi luyện trong cuộc sống lao động sản xuất để xây dựng đất nước, trong nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, trở thành một vũ khí tinh thần cực kỳ quý báu. Do đó, Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Như vậy, lòng yêu nước là nét nổi bật nhất trong truyền thống của dân tộc Việt Nam, trong đó độc lập, tự do là giá trị cao nhất, giá trị trung tâm của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Trên cơ sở truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam cũng được hình thành và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân ta rất anh hùng, nhìn lại lịch sử mấy nghìn năm của ông cha ta cũng thấy rõ điều đó”. Nét nổi bật là tinh thần anh dũng, bất khuất, chịu đựng gian khổ trong lao động sản xuất cũng như trong kháng chiến trường kỳ để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đó chính là những người như Lý Thường Kiệt, bà Trưng, bà Triệu, Trần Quốc Toản…và những anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua trên các lĩnh vực của Tổ quốc giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân tộc ta. Những thắng lợi trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm là nhờ dân ta “hăng hái đoàn kết”, biết “cùng nhau một lòng, chung lưng đấu cật, chịu đựng gian khổ, hy sinh…mà có được. Do đó, Người luôn nhắc nhở nhân dân, cán bộ, đảng viên phải học tập, phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc: “Dân ta xin nhớ chữ đồng/ Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”. Trước lúc đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người đã căn dặn: “Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ta còn sáng ngời truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động; truyền thống nhân ái, sống có tình, có nghĩa không chỉ với người cùng cảnh ngộ, mà còn có tình, có nghĩa với những người lầm đường, lạc lối; những giá trị đạo đức nhân văn cao cả như hiếu học, kính già, yêu trẻ, thương kẻ hoạn nạn, sống nhân nghĩa…cũng là những nét đẹp, là giá trị văn hóa của con người Việt Nam. Đó là những truyền thống rất tốt đẹp, Người mong muốn những truyền thống đó được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến, có như vậy mới biến truyền thống trở thành sức mạnh tinh thần, thành sức mạnh vật chất phục vụ hiệu quả, thiết thực cho kháng chiến.
Thấy được vai trò của giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, Trường Đại học Sao Đỏ đã rất tích cực giáo dục truyền thống quê hương, đất nước cho sinh viên. Nhà trường đã đa dạng hóa các hình thức giáo dục, không ngừng bồi dưỡng cho sinh viên truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu học, nhân ái, đoàn kết; giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, năng lực tự học, sáng tạo, có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp như: Hàng năm, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Trường Đại học Sao Đỏ tổ chức cho tân sinh viên dâng hương tưởng niệm tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An, nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ; chùa Côn Sơn; tổ chức Gameshow “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ”; ủng hộ quỹ tri ân những người có công, hy sinh vì đất nước ngày thương binh liệt sĩ…
Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn lao, vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ lại càng vinh dự nhưng rất nặng nề. Do vậy, giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng về truyền thống dân tộc là cơ sở giúp thế hệ trẻ vượt qua những khó khăn, thử thách, dũng cảm gánh vác trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc để bước vào kỷ nguyên hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.