Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường ĐH Sao Đỏ

http://gdcttc.saodo.edu.vn


Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm sử dụng công nghệ cao

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm sử dụng công nghệ cao không chỉ là nhiệm vụ của riêng lực lượng Công an mà cần có sự tham gia vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, đặc biệt là người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, người sử dụng mạng viễn thông, internet, mạng xã hội (MHX)…
          Trong những năm gần đây, tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi với thủ đoạn liên tục thay đổi. Nổi lên là tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các hình thức như: Lừa đảo qua facebook, tội phạm đánh bạc bằng các hình thức lô đề, cá độ bóng đá qua mạng internet... Dưới sự lãnh đạo trực tiếp Bộ công an và Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an các tỉnh, lực lượng Công an các cấp đã chủ động nắm tình hình, phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao. Thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng hết sức tinh vi, lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, hạ tầng mạng internet, lợi dụng những sơ hở bất cập trong công tác quản lý nhà nước để thực hiện hành vi phạm tội.
          Theo báo cáo đe dọa an ninh mạng năm 2018 của Symantec, Việt Nam đứng thứ 10 trong số 10 quốc gia hàng đầu khởi phát tấn công mạng. Thời điểm bùng nổ Internet ở Việt Nam cũng là thời điểm mở rộng hoạt động của nhiều hình thức tội phạm cộng nghệ cao như tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá trên mạng, mua bán các loại giấy tờ giả, đánh cắp thông tin cá nhân, trộm cước viễn thông, lừa đảo huy động tiền ảo... Đặc biệt, tội phạm mạng cũng đã trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc gia như các hoạt động kích động, lôi kéo biểu tình, nói xấu Đảng và Nhà nước trên mạng…Cụ thể, trong lĩnh vực an ninh, an toàn mạng máy tính, năm 2018, phát hiện có khoảng 11.000 cuộc tấn công vào hệ thống mạng Việt Nam; trong đó nhiều cuộc tấn công vào hệ thống Website của cơ quan Chính phủ, hệ thống tài chính, ngân hàng, hạ tầng thông tin trọng yếu, tổ chức tín dụng, sân bay,…
12 1029071
Tội phạm công nghệ cao tấn công vào hệ thống Website của cơ quan Chính phủ, hệ thống tài chính, ngân hàng, hạ tầng thông tin trọng yếu, tổ chức tín dụng, sân bay,…
          Năm 2018, theo thống kê của Trung tâm an ninh mạng BKAV, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam lên tới 13.200 tỷ, vượt xa mốc 11.300 tỷ năm 2017 và còn tăng mạnh trong năm 2019. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, các loại tội phạm liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ, tài chính, ngân hàng, trộm cắp cước viễn thông, sử dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, các hoạt động lợi dụng mạng Internet để kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử để chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra còn có truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, vi phạm bản quyền số,… Đặc biệt là các hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng đang nhức nhối và gây nhiều hệ lụy cho toàn xã hội.
          Theo điều tra, công ty CNC đã tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet bằng hình thức game bài với gần 43 triệu tài khoản tham gia đánh bạc; 25 đại lý cấp 1 và 5.877 đại lý cấp 2 trên phạm vi toàn quốc để giao dịch mua, bán Rik (tiền ảo) với tổng số tiền thu lợi bất chính trên 9.853 tỷ đồng, số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài theo thống kê ban đầu ước chừng 3,6 triệu USD, thu giữ trên 1.760 tỷ đồng; khởi tố điều tra, làm rõ 105 bị can về các tội danh liên quan. Vụ án hiện đang được TAND tỉnh Phú Thọ đưa ra xét xử.
          Những vụ án trên cho thấy tính chất từ tính chất, quy mô, của các loại tội phạm công nghệ cao ngày càng đa đạng và phức tạp hơn. Trước tình hình đó, cơ quan chức năng các cấp đã chủ động trong việc nắm bắt tình hình, triển khai các kế hoạch, biện pháp đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và đạt được nhiều kết quả tích cực.
          Tuy nhiên, theo dự báo của Cục An ninh mạng Bộ Công an, thì tình hình tội phạm trong lĩnh vực này vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng và sử dụng các thủ đoạn ngày càng tinh vi phức tập hơn, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống tội phạm. Theo đánh giá của TS. Hồ Thế Hòe, Đại học An ninh nhân dân, TP. Hồ Chí Minh, tình hình mất an toàn thông tin số tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa đến việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng.
          Không những thế, tội phạm người nước ngoài vào Việt Nam sử dụng thiết bị công nghệ cao để trộm cắp cước viễn thông, sử dụng thẻ tín dụng giả, lừa đảo,… đang có xu hướng gia tăng; tình trạng cá độ và đánh bạc qua mạng tiếp tục diễn biến phức tạp; hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng mang đậm tính chất có tổ chức và xuyên quốc gia. Nói về những khó khăn, thách thức trong công tác phòng chống tội phạm công nghệ cao; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mạng Internet, mạng viễn thông tại Việt Nam, điều này tạo điều kiện khiến tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng số lượng cùng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phòng ngừa và đấu tranh hơn.
Tội phạm người nước ngoài vào Việt Nam sử dụng thiết bị công nghệ cao để trộm cắp cước viễn thông, sử dụng thẻ tín dụng giả, lừa đảo,…
          Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm sử dụng công nghệ cao, thời gian tới lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công an nghệ cao – Bộ công an giao nhiệm vụ cho công an các tỉnh tiếp tục triển khai nắm tình hình hoạt động tội phạm, kịp thời tham mưu Đảng ủy, Ban Gám đốc Công an các tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền về âm mưu thủ đoạn của các đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lực lượng Công an các cấp phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các ngân hàng thương mại kịp thời ngăn chặn các hành vi lợi dụng hoạt động thanh toán của ngân hàng để hoạt động phạm tội. Phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến công nghệ thông tin và viễn thông để phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng mạng viễn thông, mạng internet, MXH để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; giải quyết các yêu cầu phát hiện, xác minh, điều tra tội phạm một cách kịp thời, triệt để… Cùng với đó, mỗi người dân, người sử dụng mạng viễn thông, internet, MXH cần nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, giúp đỡ lực lượng Công an trong công tác xác minh, điều tra làm rõ các đối tượng phạm tội.

Tác giả bài viết: Phạm Thị Mai

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây