Tết cổ truyền – Sắc thái văn hóa của dân tộc Việt Nam
- Thứ năm - 14/01/2021 15:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tết cổ truyền là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam được lưu truyền, gìn giữ bao đời nay. Dù đi đâu hay làm bất cứ việc gì, con người Việt Nam ở trong nước hay nước ngoài đều hướng về ngày tết cổ truyền của dân tộc. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm Tết đến xuân về, ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình.
Tết cổ truyền là thời khắc giao mùa giữa năm cũ và năm mới, bắt đầu cho một sự khởi đầu mới, với hi vọng về mọi sự may mắn, tốt lành. Dịp Tết cổ truyền hàng năm vẫn luôn diễn ra, thể hiện truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Để đón tết cổ truyền- đón năm mới, tất cả các thành viên trong gia đình Việt đều chuẩn bị thực hiện các công việc như dọn dẹp, quét vôi, sơn, sửa nhà cửa sạch sẽ. Bàn ghế giường tủ được lau chùi, phủi bụi. Người lớn cũng như trẻ con đều mua sắm quần áo mới. Các gia đình chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tét, lương thực, thực phẩm cho ngày tết.
Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.
Sau ngày tết ông Công ông Táo, các gia đình chuẩn bị bữa cơm tất niên thường diễn ra vào ngày 29 hoặc 30 của tháng cuối âm lịch. Đây là thời điểm hoàn hảo để mọi người quây quần và thưởng thức bữa ăn cuối cùng của năm bên gia đình, trong đó mọi thành viên sẽ chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc và chỉ nói về những điều tốt đẹp.
Đêm 30 – đêm giao thừa chính là khoảng khắc năm cũ qua đi và năm mới tới. Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị hai mâm cỗ - một mâm cỗ ngoài trời cúng Thần linh hoặc những vong hồn lang thang cơ nhỡ, mâm cỗ cúng tổ tiên trong nhà để cầu mong một năm mới sức khỏe, thịnh vượng và may mắn đến với mọi thành viên trong gia đình.
Vào ngày đầu năm mới - Tân niên mọi người tổ chức tiệc họp mặt đầu năm. Họ dành cho nhau những lời chúc năm mới may mắn, tốt đẹp và mong muốn một khởi đầu mới đạt được sự thành công, tốt đẹp hơn năm vừa qua. Sau bữa cơm gia đình đầu năm mới, mọi người đến nhà nhau, gặp nhau là chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ con và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi, còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được nhờ phúc.
Người Việt ăn mừng Tết với niềm tin thiêng liêng: Tết là ngày đoàn tụ và là ngày của hi vọng. Nói Tết là ngày đoàn tụ của mọi gia đình bởi vì đây là nỗi mong mỏi của tất cả các thành viên trong gia đình, người đi xa cũng như người ở nhà đều mong dịp Tết để gặp mặt và quây quần cùng gia đình. Tết cũng là ngày đoàn tụ với người đã khuất, con cháu sửa sang mộ phần, thắp hương mời các cụ tổ tiên về ăn tết với con cháu.
Để đón tết cổ truyền- đón năm mới, tất cả các thành viên trong gia đình Việt đều chuẩn bị thực hiện các công việc như dọn dẹp, quét vôi, sơn, sửa nhà cửa sạch sẽ. Bàn ghế giường tủ được lau chùi, phủi bụi. Người lớn cũng như trẻ con đều mua sắm quần áo mới. Các gia đình chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tét, lương thực, thực phẩm cho ngày tết.
Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.
Sau ngày tết ông Công ông Táo, các gia đình chuẩn bị bữa cơm tất niên thường diễn ra vào ngày 29 hoặc 30 của tháng cuối âm lịch. Đây là thời điểm hoàn hảo để mọi người quây quần và thưởng thức bữa ăn cuối cùng của năm bên gia đình, trong đó mọi thành viên sẽ chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc và chỉ nói về những điều tốt đẹp.
Đêm 30 – đêm giao thừa chính là khoảng khắc năm cũ qua đi và năm mới tới. Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị hai mâm cỗ - một mâm cỗ ngoài trời cúng Thần linh hoặc những vong hồn lang thang cơ nhỡ, mâm cỗ cúng tổ tiên trong nhà để cầu mong một năm mới sức khỏe, thịnh vượng và may mắn đến với mọi thành viên trong gia đình.
Vào ngày đầu năm mới - Tân niên mọi người tổ chức tiệc họp mặt đầu năm. Họ dành cho nhau những lời chúc năm mới may mắn, tốt đẹp và mong muốn một khởi đầu mới đạt được sự thành công, tốt đẹp hơn năm vừa qua. Sau bữa cơm gia đình đầu năm mới, mọi người đến nhà nhau, gặp nhau là chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ con và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi, còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được nhờ phúc.
Người Việt ăn mừng Tết với niềm tin thiêng liêng: Tết là ngày đoàn tụ và là ngày của hi vọng. Nói Tết là ngày đoàn tụ của mọi gia đình bởi vì đây là nỗi mong mỏi của tất cả các thành viên trong gia đình, người đi xa cũng như người ở nhà đều mong dịp Tết để gặp mặt và quây quần cùng gia đình. Tết cũng là ngày đoàn tụ với người đã khuất, con cháu sửa sang mộ phần, thắp hương mời các cụ tổ tiên về ăn tết với con cháu.
Trường đại học Sao Đỏ tổ chức tết sum vầy năm 2020
Ngày Tết Việt Nam không chỉ là những ngày mang ý nghĩa nét đẹp văn hóa mà bên cạnh đó, nó còn ý nghĩa giáo dục đạo đức, truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc, ngoài sự đoàn tụ gia đình nó hướng cho con người niềm tin, sự lạc quan tiến về phía trước vì cuộc sống hạnh phúc, ấm no, phồn thịnh hơn.