Thấm nhuần Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân
- Thứ hai - 23/07/2018 07:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, Người đã để lại những di sản quý báu về xây dựng nhà nước, trong đó tư tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân thể hiện trình độ kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân loại, vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh và đứng đầu nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện về các mặt: Lập pháp, hành pháp và tư pháp, thật sự là công cụ quyền lực của nhân dân, đại diện cho ý chí, lợi ích và nguyện vọng của toàn dân tộc.
Trong 24 năm đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng các thiết chế, thể chế và cơ chế dân chủ, khơi nguồn truyền thống dân chủ ở Việt Nam. Đặc biệt, Người đã để lại một tấm gương sáng về đạo đức liêm khiết, trong sạch, hết lòng phục vụ nhân dân, vì dân, vì nước và một phong cách lãnh đạo đặc sắc - phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân không những có ý nghĩa lịch sử mà còn cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực sự là công bộc của dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đấu tranh loại bỏ những thói hư, tật xấu trong bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo cho nhà nước luôn giữ được bản chất cách mạng, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Hiểu một cách tổng quát nhất quan điểm về Nhà nước của dân, do dân, vì dân, chúng ta thấy trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện:
Nhà nước của dân.
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là sự xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Hồ Chí Minh khẳng định: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Quan điểm này được thể hiện trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: Tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn bộ nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, giai cấp; những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết. …
Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn tới một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, muốn bảo đảm được tính chất nhân dân của Nhà nước, phải xác định được và thực hiện được trách nhiệm của cử tri và đại biểu do cử tri bầu ra. Cử tri và đại biểu bầu ra phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau do bản chất của cơ chế này quy định. Và, khi không hoàn thành nhiệm vụ với tư cách là người đại biểu của cử tri thì cử tri có quyền bãi miễn tư cách đại biểu.
Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền và nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng.
Nhà nước do dân.
Nhà nước do dân là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; Nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng. Do đó, Người yêu cầu: “Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng Nhà nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần”. Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam mới, nhân dân có đủ điều kiện, cả về pháp luật và thực tế, để tham gia quản lý Nhà nước. Người nêu rõ quyền của dân, Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý là ở chỗ:
- Toàn bộ công dân bầu ra quốc hội- cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
- Quốc hội bầu ra chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ (nay gọi là Chính phủ)
- Hội đồng chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.
- Mọi công việc của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân (thông qua Quốc hội do dân bầu ra).
Nhà nước vì dân.
Nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Trong nhà nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân. Vì vậy, “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”, chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. Người chỉ rõ, chế độ ta là chế độ dân chủ, nhân dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ, Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Xây dựng một nhà nước vì dân là một nhà nước không có đặc quyền, đặc lợi, phục vụ nhân dân tận tụy, vì lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải xây dựng một nền chính trị liêm khiết, phải kiên quyết đấu tranh với ba thứ giặc nội xâm là; tham ô, lãng phí, quan liêu. Một mặt nhà nước phải thực hành dân chủ rộng rãi với nhân dân mặt khác phải thực hành chuyên chính với mọi hành động xâm hại đến lợi ích của Tổ quốc, quyền làm chủ của nhân dân. Người thường nhấn mạnh vấn đề bản chất xã hội chủ nghĩa, tính dân chủ, tính nhân dân, tính nhân đạo của nhà nước mà nhân dân ta xây dựng. Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm: Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành.
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân là nhà nước công bộc của dân, gánh vác công việc chung của dân chứ không phải để đè đầu cưỡi cổ dân. Người dạy, để thực sự là “đầy tớ của dân”, các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở phải thực sự gần dân, biết lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, làm việc gì cũng bàn bạc kỹ và học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, thực sự yêu dân, kính dân, tin cậy và trọng dân, ăn ở công bằng với dân. Cán bộ nhà nước vừa là người phục vụ vừa là người lãnh đạo.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng. Ngày nay, tư tưởng đó vẫn tiếp tục rọi sáng con đường xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sau hơn 30 năm đổi mới, cùng với sự đổi mới hệ thống chính trị, Nhà nước ta tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, nền hành chính được cải cách một bước. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy, một số chính sách và quy chế bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, trước hết ở cơ sở, bước đầu được mở rộng, thực hiện. Đáng chú ý là hệ thống pháp luật được đổi mới, bổ sung và tăng cường, chất lượng các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được nâng cao; phương thức quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước sâu sát, thực tế hơn, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong xã hội, các hoạt động của ngành tư pháp, toà án, viện kiểm sát có nhiều tiến bộ,... Việc đổi mới nhà nước đúng định hướng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lành mạnh hoá các mặt văn hoá, xã hội, giữ vững sự ổn định lâu dài của đất nước.
Trong tình hình hiện nay, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân trước hết cần cải cách tổ chức và đổi mới hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng phát huy ngày càng đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân phải được thực hiện bằng những quy chế cụ thể. Việc ban hành, sửa đổi chính sách, pháp luật phải dựa trên cơ sở trưng cầu ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Thực hành đúng quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm trên thực tế dân được biết, được nói, được bàn, được kiểm tra, giám sát, được lựa chọn và bãi miễn đại biểu do mình bầu ra. Trong bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, phải thật sự công tâm và chặt chẽ. Những người tài cao, đức tốt, có uy tín cao trong nhân dân cần phải được bố trí, đề bạt với cương vị tương xứng. Đồng thời chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức nhà nước để họ yên tâm với công việc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể của nhân dân kiên quyết đấu tranh phòng ngừa và chống tham nhũng; biểu dương và nhân rộng những gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có chính sách tôn vinh những người có tài năng, tâm huyết, có đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, Nhà nước của dân, do dân và vì dân vẫn mãi mãi có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc. Ngày nay, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta nhất định thực hiện thắng lợi tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn, phấn đấu xây dựng một Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
Trong 24 năm đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng các thiết chế, thể chế và cơ chế dân chủ, khơi nguồn truyền thống dân chủ ở Việt Nam. Đặc biệt, Người đã để lại một tấm gương sáng về đạo đức liêm khiết, trong sạch, hết lòng phục vụ nhân dân, vì dân, vì nước và một phong cách lãnh đạo đặc sắc - phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân không những có ý nghĩa lịch sử mà còn cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực sự là công bộc của dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đấu tranh loại bỏ những thói hư, tật xấu trong bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo cho nhà nước luôn giữ được bản chất cách mạng, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Hiểu một cách tổng quát nhất quan điểm về Nhà nước của dân, do dân, vì dân, chúng ta thấy trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện:
Nhà nước của dân.
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là sự xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Hồ Chí Minh khẳng định: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Quan điểm này được thể hiện trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: Tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn bộ nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, giai cấp; những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết. …
Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn tới một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, muốn bảo đảm được tính chất nhân dân của Nhà nước, phải xác định được và thực hiện được trách nhiệm của cử tri và đại biểu do cử tri bầu ra. Cử tri và đại biểu bầu ra phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau do bản chất của cơ chế này quy định. Và, khi không hoàn thành nhiệm vụ với tư cách là người đại biểu của cử tri thì cử tri có quyền bãi miễn tư cách đại biểu.
Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền và nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng.
Nhà nước do dân.
Nhà nước do dân là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; Nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng. Do đó, Người yêu cầu: “Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng Nhà nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần”. Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam mới, nhân dân có đủ điều kiện, cả về pháp luật và thực tế, để tham gia quản lý Nhà nước. Người nêu rõ quyền của dân, Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý là ở chỗ:
- Toàn bộ công dân bầu ra quốc hội- cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
- Quốc hội bầu ra chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ (nay gọi là Chính phủ)
- Hội đồng chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.
- Mọi công việc của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân (thông qua Quốc hội do dân bầu ra).
Nhà nước vì dân.
Nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Trong nhà nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân. Vì vậy, “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”, chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân được. Người chỉ rõ, chế độ ta là chế độ dân chủ, nhân dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ, Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Xây dựng một nhà nước vì dân là một nhà nước không có đặc quyền, đặc lợi, phục vụ nhân dân tận tụy, vì lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải xây dựng một nền chính trị liêm khiết, phải kiên quyết đấu tranh với ba thứ giặc nội xâm là; tham ô, lãng phí, quan liêu. Một mặt nhà nước phải thực hành dân chủ rộng rãi với nhân dân mặt khác phải thực hành chuyên chính với mọi hành động xâm hại đến lợi ích của Tổ quốc, quyền làm chủ của nhân dân. Người thường nhấn mạnh vấn đề bản chất xã hội chủ nghĩa, tính dân chủ, tính nhân dân, tính nhân đạo của nhà nước mà nhân dân ta xây dựng. Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm: Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành.
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân là nhà nước công bộc của dân, gánh vác công việc chung của dân chứ không phải để đè đầu cưỡi cổ dân. Người dạy, để thực sự là “đầy tớ của dân”, các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở phải thực sự gần dân, biết lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, làm việc gì cũng bàn bạc kỹ và học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, thực sự yêu dân, kính dân, tin cậy và trọng dân, ăn ở công bằng với dân. Cán bộ nhà nước vừa là người phục vụ vừa là người lãnh đạo.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng. Ngày nay, tư tưởng đó vẫn tiếp tục rọi sáng con đường xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sau hơn 30 năm đổi mới, cùng với sự đổi mới hệ thống chính trị, Nhà nước ta tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, nền hành chính được cải cách một bước. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy, một số chính sách và quy chế bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, trước hết ở cơ sở, bước đầu được mở rộng, thực hiện. Đáng chú ý là hệ thống pháp luật được đổi mới, bổ sung và tăng cường, chất lượng các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được nâng cao; phương thức quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước sâu sát, thực tế hơn, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong xã hội, các hoạt động của ngành tư pháp, toà án, viện kiểm sát có nhiều tiến bộ,... Việc đổi mới nhà nước đúng định hướng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lành mạnh hoá các mặt văn hoá, xã hội, giữ vững sự ổn định lâu dài của đất nước.
Trong tình hình hiện nay, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân trước hết cần cải cách tổ chức và đổi mới hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng phát huy ngày càng đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân phải được thực hiện bằng những quy chế cụ thể. Việc ban hành, sửa đổi chính sách, pháp luật phải dựa trên cơ sở trưng cầu ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Thực hành đúng quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm trên thực tế dân được biết, được nói, được bàn, được kiểm tra, giám sát, được lựa chọn và bãi miễn đại biểu do mình bầu ra. Trong bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, phải thật sự công tâm và chặt chẽ. Những người tài cao, đức tốt, có uy tín cao trong nhân dân cần phải được bố trí, đề bạt với cương vị tương xứng. Đồng thời chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức nhà nước để họ yên tâm với công việc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể của nhân dân kiên quyết đấu tranh phòng ngừa và chống tham nhũng; biểu dương và nhân rộng những gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có chính sách tôn vinh những người có tài năng, tâm huyết, có đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, Nhà nước của dân, do dân và vì dân vẫn mãi mãi có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc. Ngày nay, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta nhất định thực hiện thắng lợi tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn, phấn đấu xây dựng một Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.