Tích ứng chuyển đổi số, kinh tế số theo tinh thần của Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- Thứ bảy - 18/12/2021 17:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Công nghệ số là một bước phát triển ở trình độ cao hơn của công nghệ thông tin, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, chuỗi khối; các thông tin, dữ liệu đều được chuyển thành thông tin, dữ liệu điện tử, được số hóa, được lưu trữ, truyền tải với dung lượng lớn hơn, được xử lý nhiều hơn, nhanh hơn. Công nghệ số có tác động và ảnh hưởng lớn và đồng thời đến hầu như tất cả mọi ngành, lĩnh vực; kết nối, truyền dẫn thông tin, lưu giữ, quản lý, xử lý thông tin, tạo nên tổ chức và hoạt động của cả hệ thống, tạo nền tảng cho các công nghệ khác được thực hiện.
Nước ta bắt tay vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, lại là nước đi sau, do vậy, ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, IV, Đảng, Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương kết hợp vừa phát triển tuần tự, vừa phát triển nhảy vọt, đi tắt, đón đầu, đi ngay vào hiện đại ở những ngành, lĩnh vực có điều kiện để thu hẹp khoảng cách về khoa học công nghệ, về trình độ phát triển đối với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đến nay, qua nhiều kỳ Đại hội, Đảng ta đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tạo nền tảng để nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tính chất, trình độ hiện đại của đất nước ở các giai đoạn luôn được Đảng, Nhà nước ta xem xét, điều chỉnh phù hợp với tính chất, trình độ chung trên thế giới.
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều thành tựu khoa học, công nghệ mới, nhất là công nghệ số, đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất, tổ chức và sinh hoạt xã hội, tạo ra sự phát triển nhảy vọt của nhiều doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia. Đây là cơ hội lớn đối với nước ta để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Bằng tư duy nhanh lẹ, đi tắt, đón đầu, sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã có những chuyển biến đáng kể, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, quy mô, trình độ khoa học công nghệ của nền kinh tế đất nước tăng lên, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp theo chuẩn mực quốc tế; tiềm lực, vị thế ngày nay của đất nước tạo điều kiện để Việt Nam có thể tận dụng, nắm bắt được cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem tới để phát triển nhanh, bền vững.
Với ý chí, khát vọng phát triển đất nước để đến năm 2025 đưa nước ta trở thành nước có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặc biệt nhấn mạnh chủ trương chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Nội dung về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số được đề cập đến nhiều lần trong các văn kiện Đại hội Đại hội XIII và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ. Để thực hiện các định hướng, quan điểm và chỉ tiêu đề ra về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã đề ra đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số phải luôn được xác định là một yêu cầu lớn, một nội dung quan trọng, là mũi nhọn được khuyến khích, ưu tiên phát triển để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực, của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều thành tựu khoa học, công nghệ mới, nhất là công nghệ số, đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất, tổ chức và sinh hoạt xã hội, tạo ra sự phát triển nhảy vọt của nhiều doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia. Đây là cơ hội lớn đối với nước ta để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Bằng tư duy nhanh lẹ, đi tắt, đón đầu, sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã có những chuyển biến đáng kể, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, quy mô, trình độ khoa học công nghệ của nền kinh tế đất nước tăng lên, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp theo chuẩn mực quốc tế; tiềm lực, vị thế ngày nay của đất nước tạo điều kiện để Việt Nam có thể tận dụng, nắm bắt được cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem tới để phát triển nhanh, bền vững.
Với ý chí, khát vọng phát triển đất nước để đến năm 2025 đưa nước ta trở thành nước có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặc biệt nhấn mạnh chủ trương chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Nội dung về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số được đề cập đến nhiều lần trong các văn kiện Đại hội Đại hội XIII và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ. Để thực hiện các định hướng, quan điểm và chỉ tiêu đề ra về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã đề ra đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số phải luôn được xác định là một yêu cầu lớn, một nội dung quan trọng, là mũi nhọn được khuyến khích, ưu tiên phát triển để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực, của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Phát triển kinh tế số luôn được Đảng ta xác định là một yêu cầu lớn trong quá trình phát triển
Để thực hiện có kết quả các chủ trương, nhiệm vụ về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, cần tập trung giải quyết một số nội dung sau:
Thứ nhất, cần chuyển đổi và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong toàn xã hội.
Đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung chuyển đổi số nhằm tạo được sự chuyển đổi mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao nhận thức, hiểu biết về chuyển đổi số trong mọi thành viên xã hội để mỗi thành viên xã hội chủ động, tích cực tham gia, có thể thích ứng với chuyển đổi số.
Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo khung khổ pháp luật, điều kiện thuận lợi, tạo động lực đẩy mạnh việc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
Rà soát, nghiên cứu, sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản quy định pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông, về doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh theo hướng khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số, Internet và không gian mạng.
Thứ ba, xây dựng, phát triển hạ tầng số
Phát triển hệ thống hạ tầng số quốc gia đồng bộ, rộng khắp tới mọi vùng, miền, địa phương, mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, mọi hộ gia đình; đảm bảo đáp ứng yêu cầu kết nối, lưu trữ, xử lý dữ liệu, thông tin, các chức năng về giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn mạng. Xây dựng, phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. Nâng cấp mạng di động 4G, phát triển mạng di động 5G. Mở rộng kết nối Internet trong nước, kết nối Internet khu vực và quốc tế; chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng giao thức Internet thế hệ mới. Phát triển hạ tầng kết nối Internet vạn vật, triển khai việc tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước, quản lý đô thị. Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia kết nối đồng bộ, thống nhất; hình thành hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống điện toán có năng lực đủ mạnh để xử lý, phân tích dữ liệu. Xây dựng hệ thống hạ tầng thanh toán số quốc gia đồng bộ, thống nhất để thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu thanh toán của người dân và doanh nghiệp; kiểm soát và quản lý chặt chẽ các hình thức thanh toán trực tuyến qua biên giới. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng... Thực hiện xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng số.
Thứ tư, thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, phát triển các nền tảng số trong các ngành, lĩnh vực kinh tế.
Tạo lập môi trường thuận lợi, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số và ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển từ gia công, lắp ráp sang thiết kế, chế tạo sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ, nhất là công nghệ số trong sản xuất và quản lý sản xuất, sản xuất thông minh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ số. Quan tâm nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ sản xuất các máy móc, thiết bị số cho sản xuất và tiêu dùng xã hội. Xây dựng hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia phục vụ giao dịch điện tử giữa người dân với các cơ quan nhà nước và các giao dịch điện tử dân sự khác một cách dễ dàng, đơn giản, thuận lợi. Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử có khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho tất cả doanh nghiệp và người dân. Xây dựng, phát triển các nền tảng số cho phát triển các ngành, lĩnh vực, như: thương mại điện tử, nông nghiệp thông minh; khám, chữa bệnh từ xa, hồ sơ, bệnh án điện tử; dạy và học từ xa, đào tạo trực tuyến; hệ thống giao thông thông minh, năng lượng thông minh,...
Thứ năm, phát triển, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia.
Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý khoa học công nghệ, khuyến khích, huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Tăng mức đầu tư nhà nước và nâng cao hiệu quả đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trên cơ sở áp dụng mô hình quản trị mới theo thông lệ tốt của thế giới. Cơ cấu lại toàn diện hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập. Xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ lõi của Cách mạng công nghệ lần thứ tư, nhất là công nghệ số theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, các trường đại học, viện nghiên cứu là các chủ thể nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mạnh. Khuyến khích các trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Hoàn thiện mô hình, cơ chế, chính sách để tạo sự phát triển đột phá các khu công nghệ cao. Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt, có tính đột phá với các trung tâm đổi mới sáng tạo. Tạo lập đồng bộ, kịp thời luật pháp, chính sách để khuyến khích phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới công nghệ cao. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển các công nghệ mới. Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số...
Đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình giáo dục đào tạo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo, thích ứng với môi trường khoa học công nghệ phát triển, thay đổi hết sức nhanh chóng; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông các nội dung kỹ năng số. Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, khuyến khích các mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên nền tảng số. Có cơ chế khuyến khích đối với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo về công nghệ số, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn, càng cao chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của đất nước. Quan tâm hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, đào tạo lại nghề cho người lao động chuyển đổi công việc trong quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Thực hiện lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho người dân, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa số trong cộng đồng.
Thứ nhất, cần chuyển đổi và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong toàn xã hội.
Đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung chuyển đổi số nhằm tạo được sự chuyển đổi mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao nhận thức, hiểu biết về chuyển đổi số trong mọi thành viên xã hội để mỗi thành viên xã hội chủ động, tích cực tham gia, có thể thích ứng với chuyển đổi số.
Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo khung khổ pháp luật, điều kiện thuận lợi, tạo động lực đẩy mạnh việc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
Rà soát, nghiên cứu, sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản quy định pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông, về doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh theo hướng khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số, Internet và không gian mạng.
Thứ ba, xây dựng, phát triển hạ tầng số
Phát triển hệ thống hạ tầng số quốc gia đồng bộ, rộng khắp tới mọi vùng, miền, địa phương, mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, mọi hộ gia đình; đảm bảo đáp ứng yêu cầu kết nối, lưu trữ, xử lý dữ liệu, thông tin, các chức năng về giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn mạng. Xây dựng, phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. Nâng cấp mạng di động 4G, phát triển mạng di động 5G. Mở rộng kết nối Internet trong nước, kết nối Internet khu vực và quốc tế; chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng giao thức Internet thế hệ mới. Phát triển hạ tầng kết nối Internet vạn vật, triển khai việc tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước, quản lý đô thị. Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia kết nối đồng bộ, thống nhất; hình thành hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống điện toán có năng lực đủ mạnh để xử lý, phân tích dữ liệu. Xây dựng hệ thống hạ tầng thanh toán số quốc gia đồng bộ, thống nhất để thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu thanh toán của người dân và doanh nghiệp; kiểm soát và quản lý chặt chẽ các hình thức thanh toán trực tuyến qua biên giới. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng... Thực hiện xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng số.
Thứ tư, thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, phát triển các nền tảng số trong các ngành, lĩnh vực kinh tế.
Tạo lập môi trường thuận lợi, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số và ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển từ gia công, lắp ráp sang thiết kế, chế tạo sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ, nhất là công nghệ số trong sản xuất và quản lý sản xuất, sản xuất thông minh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ số. Quan tâm nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ sản xuất các máy móc, thiết bị số cho sản xuất và tiêu dùng xã hội. Xây dựng hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia phục vụ giao dịch điện tử giữa người dân với các cơ quan nhà nước và các giao dịch điện tử dân sự khác một cách dễ dàng, đơn giản, thuận lợi. Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử có khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho tất cả doanh nghiệp và người dân. Xây dựng, phát triển các nền tảng số cho phát triển các ngành, lĩnh vực, như: thương mại điện tử, nông nghiệp thông minh; khám, chữa bệnh từ xa, hồ sơ, bệnh án điện tử; dạy và học từ xa, đào tạo trực tuyến; hệ thống giao thông thông minh, năng lượng thông minh,...
Thứ năm, phát triển, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia.
Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý khoa học công nghệ, khuyến khích, huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Tăng mức đầu tư nhà nước và nâng cao hiệu quả đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trên cơ sở áp dụng mô hình quản trị mới theo thông lệ tốt của thế giới. Cơ cấu lại toàn diện hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập. Xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ lõi của Cách mạng công nghệ lần thứ tư, nhất là công nghệ số theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, các trường đại học, viện nghiên cứu là các chủ thể nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mạnh. Khuyến khích các trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Hoàn thiện mô hình, cơ chế, chính sách để tạo sự phát triển đột phá các khu công nghệ cao. Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt, có tính đột phá với các trung tâm đổi mới sáng tạo. Tạo lập đồng bộ, kịp thời luật pháp, chính sách để khuyến khích phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới công nghệ cao. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển các công nghệ mới. Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số...
Đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình giáo dục đào tạo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo, thích ứng với môi trường khoa học công nghệ phát triển, thay đổi hết sức nhanh chóng; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông các nội dung kỹ năng số. Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, khuyến khích các mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên nền tảng số. Có cơ chế khuyến khích đối với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo về công nghệ số, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn, càng cao chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của đất nước. Quan tâm hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, đào tạo lại nghề cho người lao động chuyển đổi công việc trong quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Thực hiện lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho người dân, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa số trong cộng đồng.