Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường ĐH Sao Đỏ

http://gdcttc.saodo.edu.vn


Toàn dân chung tay phục hồi hệ sinh thái và bảo vệ môi trường

Ngày Môi trường thế giới năm nay được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc lựa chọn là: “Phục hồi hệ sinh thái - Ecosystem Restoration” với thông điệp về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới, vì lợi ích của con người và thiên nhiên.
          Tại Việt Nam, nhằm tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả của Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2021; căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế tại thời điểm tổ chức, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiên cứu và áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, tiếp cận hệ sinh thái trong quá trình xây dựng các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; thành lập và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên; thúc đẩy việc thực hiện các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững; áp dụng tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý tổng hợp đới bờ, lưu vực sông, quản lý rừng bền vững, tăng cường các hoạt động kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, khai thác các loài hoang dã di cư theo Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/07/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã và các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan; quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại theo Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
          Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo tồn hiệu quả các loài và nguồn gen; đặc biệt là áp dụng các giải pháp dựa và thiên nhiên để giảm nhẹ tác động từ sự phát triển kinh tế - xã hội tới các hệ sinh thái; thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện các mô hình kinh tế sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ phục hồi hệ sinh thái. trọng vai trò và quyền lợi của cộng đồng.
          Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay có sự liên kết chặt chẽ với chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) với thông điệp “Chúng ta là một phần của giải pháp - Vì thiên nhiên” do Ban Thư ký Công ước Đa dạng sinh học (CBD) phát động. Điều này cho thấy sự thống nhất của các Chương trình toàn cầu về việc cần gióng lên hồi chuông báo động: Đã đến lúc mỗi quốc gia cần đoàn kết, cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực hơn vì thiên nhiên và Trái đất của chúng ta.
          Đây được xem là thời điểm đánh dấu sự khởi động của Liên Hợp quốc về Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái (2021 - 2030), cũng là thời hạn cuối cùng của các mục tiêu thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững - một mốc thời gian mà các nhà khoa học xác định là cơ hội cuối để ngăn chặn thảm họa do biến đổi khí hậu.
          Để hưởng ứng Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay, thực hiện cam kết của Liên Hợp quốc về Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái (2021 - 2030), thúc đẩy các hoạt động đảo ngược tình trạng suy thoái các hệ sinh thái, bảo vệ môi trường của nước ta, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, các tổ chức, cá nhân cùng đưa ra sáng kiến để phục hồi hệ sinh thái của Việt Nam, đồng thời quyết tâm hành động thực hiện đồng bộ các giải pháp.
          Theo đó, ở cấp độ vĩ mô, cần thúc đẩy áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, tiếp cận hệ sinh thái trong quá trình xây dựng các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để giảm nhẹ tác động từ sự phát triển kinh tế - xã hội tới các hệ sinh thái; quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên; áp dụng tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý tổng hợp đới bờ, lưu vực sông, quản lý rừng bền vững, chú trọng vai trò và quyền lợi của cộng đồng; xây dựng và thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng bền vững và tối ưu hoá tài nguyên thiên nhiên.
          Ở cấp địa phương cần phải: giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải, rác thải; tổ chức triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ phục hồi hệ sinh thái như: thực hiện các hoạt động tại Đề án trồng mới 1 tỷ cây xanh của Chính phủ; triển khai các hoạt động phục hồi hệ sinh thái rừng theo phương pháp tiếp cận cảnh quan; thu gom rác thải hai bên bờ và trên mặt nước biển, các sông, suối, ao hồ, phục hồi thảm thực vật trên các vùng đất ngập nước nước; kiểm soát hoạt động đánh bắt thuỷ hải sản theo hướng bền vững; khuyến khích triển khai các công trình bảo vệ môi trường, phục vụ lợi ích của cộng đồng, huy động sự tham gia của cộng đồng.
          Mỗi người dân, nếu cùng chung tay hành động, vì sự phục hồi của các hệ sinh thái, chúng ta hoàn toàn có thể giảm bớt gánh nặng cho thiên nhiên như: sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong sinh hoạt hàng ngày, tập thói quen từ chối, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa và đồ nhựa sử dụng một lần; sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường; không tiêu thụ, buôn bán, khai thác trái phép các loài động, thực vật hoang dã; tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường khi đi du lịch, du lịch sinh thái; giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học cho thế hệ trẻ.
          Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn và đề nghị các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo ưu tiên thực hiện mục tiêu kép (vừa an toàn phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời vừa phát triển kinh tế - xã hội) trong giai đoạn hiện nay.
          Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông, chương trình toạ đàm, đối thoại, giao lưu trực tuyến và trên nền tảng mạng xã hội; góp phần phát triển phong trào bảo vệ môi trường, tài nguyên, môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.
Sinh viên Đại học Sao Đỏ tham gia tình nguyện vệ sinh các khu phố
          Hưởng ứng chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2021, thực hiện cam kết của Liên Hợp Quốc về thập kỷ phục hồi hệ sinh thái (2021 - 2030), thúc đẩy các hoạt động đảo ngược tình trạng suy thoái các hệ sinh thái, bảo vệ môi trường của nước ta, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương, các tổ chức, cá nhân cùng đưa ra sáng kiến để phục hồi hệ sinh thái của Việt Nam, đồng thời quyết tâm hành động thực hiện đồng bộ các giải pháp.
          Cụ thể, ở cấp độ vĩ mô, cần thúc đẩy áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, tiếp cận hệ sinh thái trong quá trình xây dựng các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để giảm nhẹ tác động từ sự phát triển kinh tế - xã hội tới các hệ sinh thái; quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên; áp dụng tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý tổng hợp đới bờ, lưu vực sông, quản lý rừng bền vững, chú trọng vai trò và quyền lợi của cộng đồng; xây dựng và thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng bền vững và tối ưu hóa tài nguyên thiên nhiên. Ở cấp địa phương, địa bàn, cần phải giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải, rác thải; tổ chức triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ phục hồi hệ sinh thái như: Thực hiện các hoạt động tại đề án trồng mới 1 tỷ cây xanh của Chính phủ; triển khai các hoạt động phục hồi hệ sinh thái rừng theo phương pháp tiếp cận cảnh quan; thu gom rác thải hai bên bờ và trên mặt nước biển, các sông, suối, ao hồ, phục hồi thảm thực vật trên các vùng đất ngập nước nước; kiểm soát hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo hướng bền vững; khuyến khích triển khai các công trình bảo vệ môi trường, phục vụ lợi ích của cộng đồng, huy động sự tham gia của cộng đồng.
Trong các Hội nghị, cuộc họp của Nhà trường đều chuyển từ sử dụng chai đựng nước bằng nhựa sang sử dụng chai thủy tinh
          Cùng với các cơ quan đoàn thể khác trong Tỉnh và thành phố Chí Linh trường Đại học Sao Đỏ trong những năm qua đã và đang tích cực với công tác bảo vệ môi trường và hệ sinh thái cụ thể như: nói không với rác thải nhựa, được thực hiện bằng những hành động như dùng chai thủy tinh thay thế chai nhựa, cốc nhựa, mỗi giảng viên cán bộ nhân viên được nhà trường phát cho một chai thủy tinh riêng để sử dụng dựng nước uống cá nhân và trong các cuộc họp đã thay thế chai nước uống nhựa bằng các chai thủy tinh.Trong các giờ học Kỹ năng mềm giảng viên và sinh viên cũng nâng cao ý thức trong việc dọn vệ sinh môi trường cảnh quan trong nhà trường, Ban giám hiệu, giảng viên và nhân viên nhà trường đã trồng và chăm sóc cây xanh tại cơ sở 2 luôn xanh tốt để làm đẹp cảnh quan nhà trường và bảo vệ môi trường sống.
          Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn và đề nghị các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo ưu tiên thực hiện mục tiêu kép (vừa an toàn phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời vừa phát triển kinh tế - xã hội) trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả bài viết: Ths. Phạm Thị Mai

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây