Tư tưởng Hồ Chí Minh- Tài sản tinh thần vô giá của cách mạng Việt Nam
- Thứ năm - 23/08/2018 14:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hồ Chí Minh - một danh nhân văn hóa, một nhà tư tưởng lỗi lạc đã để lại cho dân tộc ta một hệ tư tưởng có giá trị to lớn. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Những giá trị ấy vẫn còn nguyên sức sống mãnh liệt trong thời đại ngày nay.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh thế giới, trong nước có nhiều biến động. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh trang sang giai đoạn độc quyền( đế quốc chủ nghĩa), các nước đế quốc đã đi xâm lược thuộc địa để mở rộng thị trường. Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã làm thức tỉnh nhân dân các nước thuộc địa. Cùng với đó là sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã giúp cho phong trào công nhân trên thế giới gắn kết được với nhau. Trong nước, thực dân Pháp đã xâm lược Việt Nam, làm cho xã hội Việt Nam có sự thay đổi, phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt. Các phong trào yêu nước của nhân dân diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau nhưng đều thất bại. Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước và tìm thấy con đường là Cách mạng vô sản. Chính trong những bối cảnh đó đã góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dựa trên các cơ sở lý luận: Giá trị truyền thống dân tộc như: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa…; Giá trị văn hóa phương Đông, phương Tây và Chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vai trò quyết định nhất vì đây là cơ sở phương pháp luận và thế giới quan của Hồ Chí Minh trong quá trình giải quyết các vấn đề. Người đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Leenin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống vấn đề về cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa như: Tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân; Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới… Trong đó, nội dung cốt lõi nhất là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Với những nội dung sâu sắc và toàn diện, tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn với dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc. Đồng thời là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là chỗ dựa vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đất nước giành được độc lập, Bắc, Nam sum họp một nhà, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Không chỉ có giá trị với dân tộc mà từ nghiên cứu lý luận, áp dụng vào những điều kiện cụ thể, Hồ Chí Minh đã hình thành một hệ thống các luận điểm chính xác và đúng đắn về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Với việc nắm bắt chính xác xu thế phát triển của thời đại: Hồ Chí Minh đã đề ra phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam. Những tư tưởng đó đã góp phần vào sự kiến tạo và phát triển của nhân loại, đồng thời cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.
Cụ thể hóa những giá trị và ý nghĩa thực tiễn đó của di sản Hồ Chí Minh trong giai đoạn phát triển bước ngoặt hiện nay, có thể đề cập tới những phương diện cốt yếu sau đây:
Xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thực sự làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là Đảng cách mạng chân chính, là đạo đức, là văn minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo tinh thần NQTW4, Khóa XI của Đảng.
Xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN, hoàn thiện NNPQ, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ công chức tận tụy phục vụ nhân dân, là công bộc, đầy tớ trung thành của nhân dân.
Đổi mới đồng bộ kinh tế và chính trị, phòng tránh và đẩy lùi quan liêu tham nhũng, đấu tranh chống CNCN, giặc nội xâm, bảo vệ cách mạng, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và nhân dân.
Thực hành Dân chủ - Đoàn kết - Đồng thuận xã hội.
Mở rộng quan hệ bang giao quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế, phát huy nội lực và ngoại lực, tạo ra tiềm năng, phát triển tiềm lực và đạt tới thực lực cho Việt Nam phát triển bền vững.
Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, hệ giá trị xã hội và chuẩn mực nhân cách con người Việt Nam trong thế kỷ XXI, trong thời đại Hồ Chí Minh.
Bảo vệ và gìn giữ môi trường phát triển, môi trường tự nhiên sinh thái và môi trường xã hội – nhân văn vì hạnh phúc cuộc sống của con người Việt Nam.
Chính vì vậy, trong nhiều văn kiện của Ðảng và Nhà nước cũng như nhân dân ta đã từng khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị đối với nước ta mà còn mang ý nghĩa và giá trị thời đại.
Ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ trên nhiều lĩnh vực khác về xây dựng con người và văn hóa... Trong bối cảnh mới, tư tưởng của Người mang ý nghĩa và giá trị mới.
Giá trị nhân văn và phát triển của tư tưởng của Người là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại... nhằm xây dựng một nước Việt Nam phát triển, hướng tới con người, do con người và vì con người trong thời kỳ hội nhập và mở cửa. Nhiều luận điểm và mệnh đề trong tư tưởng nhân văn và phát triển của Người đang phản ánh hơi thở của thời đại, là những giá trị mà nhân loại đang nỗ lực để hướng tới.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ, mặc dù tình hình trong nước và thế giới có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, nhưng tính đúng đắn, sức sống, sự sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam và xu thế thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dựa trên các cơ sở lý luận: Giá trị truyền thống dân tộc như: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa…; Giá trị văn hóa phương Đông, phương Tây và Chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vai trò quyết định nhất vì đây là cơ sở phương pháp luận và thế giới quan của Hồ Chí Minh trong quá trình giải quyết các vấn đề. Người đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Leenin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống vấn đề về cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa như: Tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân; Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới… Trong đó, nội dung cốt lõi nhất là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Với những nội dung sâu sắc và toàn diện, tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn với dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc. Đồng thời là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là chỗ dựa vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đất nước giành được độc lập, Bắc, Nam sum họp một nhà, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Không chỉ có giá trị với dân tộc mà từ nghiên cứu lý luận, áp dụng vào những điều kiện cụ thể, Hồ Chí Minh đã hình thành một hệ thống các luận điểm chính xác và đúng đắn về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Với việc nắm bắt chính xác xu thế phát triển của thời đại: Hồ Chí Minh đã đề ra phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam. Những tư tưởng đó đã góp phần vào sự kiến tạo và phát triển của nhân loại, đồng thời cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.
Cụ thể hóa những giá trị và ý nghĩa thực tiễn đó của di sản Hồ Chí Minh trong giai đoạn phát triển bước ngoặt hiện nay, có thể đề cập tới những phương diện cốt yếu sau đây:
Xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thực sự làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là Đảng cách mạng chân chính, là đạo đức, là văn minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo tinh thần NQTW4, Khóa XI của Đảng.
Xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN, hoàn thiện NNPQ, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ công chức tận tụy phục vụ nhân dân, là công bộc, đầy tớ trung thành của nhân dân.
Đổi mới đồng bộ kinh tế và chính trị, phòng tránh và đẩy lùi quan liêu tham nhũng, đấu tranh chống CNCN, giặc nội xâm, bảo vệ cách mạng, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và nhân dân.
Thực hành Dân chủ - Đoàn kết - Đồng thuận xã hội.
Mở rộng quan hệ bang giao quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế, phát huy nội lực và ngoại lực, tạo ra tiềm năng, phát triển tiềm lực và đạt tới thực lực cho Việt Nam phát triển bền vững.
Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, hệ giá trị xã hội và chuẩn mực nhân cách con người Việt Nam trong thế kỷ XXI, trong thời đại Hồ Chí Minh.
Bảo vệ và gìn giữ môi trường phát triển, môi trường tự nhiên sinh thái và môi trường xã hội – nhân văn vì hạnh phúc cuộc sống của con người Việt Nam.
Chính vì vậy, trong nhiều văn kiện của Ðảng và Nhà nước cũng như nhân dân ta đã từng khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị đối với nước ta mà còn mang ý nghĩa và giá trị thời đại.
Ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ trên nhiều lĩnh vực khác về xây dựng con người và văn hóa... Trong bối cảnh mới, tư tưởng của Người mang ý nghĩa và giá trị mới.
Giá trị nhân văn và phát triển của tư tưởng của Người là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại... nhằm xây dựng một nước Việt Nam phát triển, hướng tới con người, do con người và vì con người trong thời kỳ hội nhập và mở cửa. Nhiều luận điểm và mệnh đề trong tư tưởng nhân văn và phát triển của Người đang phản ánh hơi thở của thời đại, là những giá trị mà nhân loại đang nỗ lực để hướng tới.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ, mặc dù tình hình trong nước và thế giới có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, nhưng tính đúng đắn, sức sống, sự sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam và xu thế thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị.