Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức thanh niên
- Thứ tư - 14/03/2018 08:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện, tin tưởng ở tiềm năng và sức mạnh to lớn của thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh cách mạng và sự phát triển của xã hội. Vì thế, Người cho rằng công tác giáo dục thanh niên là vô cùng quan trọng.
Thanh niên là lực lượng to lớn của xã hội, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh của dân tộc. Tháng 1/1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Người sớm phát hiện, tin tưởng ở tiềm năng và sức mạnh to lớn của thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh cách mạng và sự phát triển của xã hội. Vì thế, Người cho rằng công tác giáo dục thanh niên là vô cùng quan trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ. Trước lúc đi xa, trong di chúc thiêng liêng, Người còn ân cần dặn “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn chỉ có tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Trong những vấn đề giáo dục cho thanh niên, Người đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước, bởi đây là vốn quý, là sức mạnh to lớn giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử. Ngày nay, hơn bao giờ hết tinh thần ấy giúp ta vượt qua đói nghèo, tụt hậu so với thế giới. Trong quá trình giáo dục thanh niên, Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến nguyên tắc giáo dục toàn diện, Người cho rằng “Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục”, một con người có trí tuệ và nhân cách phát triển lệch lạc không thể là một người chủ xứng đáng của đất nước. Để làm tốt vai trò của người chủ, thanh niên phải được giáo dục, đào tạo một cách chu đáo, được chuẩn bị đầy đủ các hành trang cần thiết nhất. Trước hết phải là những người gương mẫu về đạo đức, có thể chất cường tráng, mạnh mẽ. Như thế họ mới vượt qua được khó khăn, thử thách để làm tròn được nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề mà Đảng, dân tộc giao phó. Đặc biệt họ phải là người có trí tuệ cao, thông minh, sáng tạo, có ý chí phấn đấu, “dám nghĩ, dám làm”, biết vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào thực tiễn xây dựng Tổ Quốc. Người rất coi trọng giáo dục thanh niên về đạo đức cách mạng với những phẩm chất:
- Trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ Quốc, với Đảng, với giai cấp.
- Dũng cảm là không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”, “Gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người”.
- Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ.
Vận dụng tư tưởng của Người, Thanh niên không ngừng ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập trên các lĩnh vực trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bùng nổ của khoa hoc – công nghệ hiện đại ngày nay. Thanh niên phải biết vươn lên làm chủ những công nghệ tiên tiến nhất để rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển. Đối với thanh niên – sinh viên trường Đại học Sao Đỏ, được thấm nhuần tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng thông qua các buổi học chuyên đề môn Kỹ năng mềm, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình giảng dạy, ngoài việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tư tưởng của Người trên các lĩnh vực, các thầy cô còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức cho sinh viên về vai trò, vị trí của mình đối với xã hội, từ đó, các em xác định cho bản thân động cơ trong học tập và rèn luyện để trở thành những sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghề nghiệp vững chắc, sẵn sàng làm chủ của khoa học –công nghệ và làm chủ đất nước, đưa đất nước sánh vai các cường quốc trên thế giới mà sinh thời Người hằng mong ước.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên, sẽ mãi mãi tỏa sáng trong suốt hành trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh thời đại và quốc tế hiện nay, những tư tưởng đó còn có giá trị hơn bao giờ hết. Vì vậy, học tập, thấm nhuần tư tưởng của Người sẽ giúp cho mỗi sinh viên- thanh niên nói riêng và mỗi con người nói chung có thêm niềm tin và sức mạnh để sống, lao động, chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ. Trước lúc đi xa, trong di chúc thiêng liêng, Người còn ân cần dặn “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn chỉ có tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Trong những vấn đề giáo dục cho thanh niên, Người đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước, bởi đây là vốn quý, là sức mạnh to lớn giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử. Ngày nay, hơn bao giờ hết tinh thần ấy giúp ta vượt qua đói nghèo, tụt hậu so với thế giới. Trong quá trình giáo dục thanh niên, Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến nguyên tắc giáo dục toàn diện, Người cho rằng “Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục”, một con người có trí tuệ và nhân cách phát triển lệch lạc không thể là một người chủ xứng đáng của đất nước. Để làm tốt vai trò của người chủ, thanh niên phải được giáo dục, đào tạo một cách chu đáo, được chuẩn bị đầy đủ các hành trang cần thiết nhất. Trước hết phải là những người gương mẫu về đạo đức, có thể chất cường tráng, mạnh mẽ. Như thế họ mới vượt qua được khó khăn, thử thách để làm tròn được nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề mà Đảng, dân tộc giao phó. Đặc biệt họ phải là người có trí tuệ cao, thông minh, sáng tạo, có ý chí phấn đấu, “dám nghĩ, dám làm”, biết vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào thực tiễn xây dựng Tổ Quốc. Người rất coi trọng giáo dục thanh niên về đạo đức cách mạng với những phẩm chất:
- Trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ Quốc, với Đảng, với giai cấp.
- Dũng cảm là không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”, “Gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người”.
- Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ.
Vận dụng tư tưởng của Người, Thanh niên không ngừng ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập trên các lĩnh vực trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bùng nổ của khoa hoc – công nghệ hiện đại ngày nay. Thanh niên phải biết vươn lên làm chủ những công nghệ tiên tiến nhất để rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển. Đối với thanh niên – sinh viên trường Đại học Sao Đỏ, được thấm nhuần tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng thông qua các buổi học chuyên đề môn Kỹ năng mềm, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình giảng dạy, ngoài việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tư tưởng của Người trên các lĩnh vực, các thầy cô còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức cho sinh viên về vai trò, vị trí của mình đối với xã hội, từ đó, các em xác định cho bản thân động cơ trong học tập và rèn luyện để trở thành những sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghề nghiệp vững chắc, sẵn sàng làm chủ của khoa học –công nghệ và làm chủ đất nước, đưa đất nước sánh vai các cường quốc trên thế giới mà sinh thời Người hằng mong ước.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên, sẽ mãi mãi tỏa sáng trong suốt hành trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh thời đại và quốc tế hiện nay, những tư tưởng đó còn có giá trị hơn bao giờ hết. Vì vậy, học tập, thấm nhuần tư tưởng của Người sẽ giúp cho mỗi sinh viên- thanh niên nói riêng và mỗi con người nói chung có thêm niềm tin và sức mạnh để sống, lao động, chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại.