Vai trò của gia đình trong việc giáo dục con trẻ
- Thứ năm - 27/06/2019 15:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Gia đình luôn có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ. Giáo dục trong gia đình không chỉ tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách của trẻ em ở giai đoạn ấu thơ mà nó còn quyết định sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của chúng trong các giai đoạn của cuộc đời. Vì vậy xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc trở thành tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho con trẻ.
Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ quan trọng nhất là gia đình, sau đó là xóm giềng và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trẻ. Nhân cách lúc ấy mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt chước hành động của người lớn trẻ em bắt đầu nhận tất cả các tương tác nhân - sinh – quan để hình thành nhân cách của mình. Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách trẻ em.
Mục đích của giáo dục gia đình đối với con trẻ là hướng tới xây dựng, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho trẻ, không chỉ hướng dẫn cho trẻ nhận thức đúng đắn về những giá trị đích thực, những chuẩn mực và khuôn mẫu xã hội mà còn giúp trẻ nhận thức được quyền lợi, bổn phận của mình đối với gia đình và xã hội. Theo đó, ở đa số gia đình, con trẻ đã được cha mẹ quan tâm, chăm sóc về sức khỏe, học tập, rèn dạy một số kỹ năng trong cuộc sống, giáo dục về cách ứng xử đối với ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, với các thầy cô giáo và những người xung quanh, dạy dỗ trẻ làm những công việc phù hợp với lứa tuổi để tự chăm sóc bản thân và phụ giúp người lớn, bước đầu định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho trẻ. Có thể khẳng định rằng, về cơ bản giáo dục gia đình đã góp phần hình thành tâm lý, tình cảm, thái độ tích cực của con trẻ trong đời sống gia đình và xã hội, xây dựng tình cảm gắn bó giữa các em với thành viên trong gia đình, tác động tới nhận thức, hành vi đạo đức của con trẻ và hình thành nên nề nếp đạo đức, lối sống nhân cách cho chúng.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, giáo dục gia đình đối với con trẻ hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm. Đó là giáo dục đạo đức lối sống cho con trẻ chưa được chú ý đúng mức ở một số gia đình, đặc biệt là gia đình ở thành phố. Nhiều bậc cha mẹ vì bận rộn với công việc nên chưa chú ý nhiều đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho con, không quan tâm đến việc xây dựng nếp sống văn hóa cho con trẻ. Có nhiều gia đình còn thờ ơ trong việc dạy con cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, biết quan tâm, độ lượng, vị tha. Một số gia đình có điều kiện kinh tế, những thiết bị hiện đại và người giúp việc nên nhiều khi con trẻ không biết làm việc gì. Điều này khiến các con mất đi tính tự chủ, độc lập, biết tự chăm lo mình, sống ỷ lại vào người khác. Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết…dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo… Có những gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc đánh đập hoặc dùng nhục hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đã buồn bực, lo lắng và trút đòn roi lên đầu con cái. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội.
Để nâng cao chất lượng giáo dục của gia đình đối với con trẻ, cần chú trọng nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất: Trong các gia đình các bậc cha mẹ cần giáo dục con trẻ cách đối nhân xử thế, biết yêu lao động, biết khiêm nhường, không tự ti, có ý chí vươn lên, sống trung thực, dũng cảm vượt qua những khó khăn trong học tập. Dạy trẻ lòng khoan dung độ lượng, vị tha những giá trị đạo đức mà con người phải sống theo. Để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo.
Thứ hai: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò tổ chức, đoàn thể xã hội trong giáo dục con trẻ nhằm tạo nên phong trào rộng lớn tiến tới xây dựng gia đình văn hóa, con người văn hóa
Thứ ba: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các chủ thể, bao gồm nhà trường, xã hội.
Thứ tư: Đối với nhà trường, cần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn giáo dục công dân ở các bậc học nhất là từ phổ thông cơ sở lên phổ thông trung học. Tăng cường vai trò của Ban Giám hiệu, của các tổ chức Đoàn, Đội trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho con trẻ.
Như vậy, gia đình là tế bào của xã hội, là chiếc nôi thân yêu để nuôi dưỡng cả cuộc đời mỗi con người, là một môi trường hết sức quan trọng để giáo dục đạo đức lối sống cho con trẻ. Nuôi dạy con cái thành người là một ước mơ mà các bậc cha mẹ luôn luôn vươn tới, bằng nhiều hình thức khác nhau, các bậc ông bà cha mẹ trong mỗi gia đình đều cố gắng giáo dục con cháu mình trở thành những người con biết kính trên nhường dưới, hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng ông bà, coi trọng việc thờ phụng tổ tiên v.v. Như vậy, ngoài việc chăm lo giáo dục cho con cái về mặt trí tuệ, cần phải bồi dưỡng mặt đạo đức nhân cách, kết hợp những phương pháp giáo dục truyền thống với hiện đại sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới, làm cho mỗi gia đình thực sự trở thành một thiết chế giáo dục đạo đức lưu truyền và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác để giáo dục con trẻ.
Mục đích của giáo dục gia đình đối với con trẻ là hướng tới xây dựng, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho trẻ, không chỉ hướng dẫn cho trẻ nhận thức đúng đắn về những giá trị đích thực, những chuẩn mực và khuôn mẫu xã hội mà còn giúp trẻ nhận thức được quyền lợi, bổn phận của mình đối với gia đình và xã hội. Theo đó, ở đa số gia đình, con trẻ đã được cha mẹ quan tâm, chăm sóc về sức khỏe, học tập, rèn dạy một số kỹ năng trong cuộc sống, giáo dục về cách ứng xử đối với ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, với các thầy cô giáo và những người xung quanh, dạy dỗ trẻ làm những công việc phù hợp với lứa tuổi để tự chăm sóc bản thân và phụ giúp người lớn, bước đầu định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho trẻ. Có thể khẳng định rằng, về cơ bản giáo dục gia đình đã góp phần hình thành tâm lý, tình cảm, thái độ tích cực của con trẻ trong đời sống gia đình và xã hội, xây dựng tình cảm gắn bó giữa các em với thành viên trong gia đình, tác động tới nhận thức, hành vi đạo đức của con trẻ và hình thành nên nề nếp đạo đức, lối sống nhân cách cho chúng.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, giáo dục gia đình đối với con trẻ hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm. Đó là giáo dục đạo đức lối sống cho con trẻ chưa được chú ý đúng mức ở một số gia đình, đặc biệt là gia đình ở thành phố. Nhiều bậc cha mẹ vì bận rộn với công việc nên chưa chú ý nhiều đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho con, không quan tâm đến việc xây dựng nếp sống văn hóa cho con trẻ. Có nhiều gia đình còn thờ ơ trong việc dạy con cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, biết quan tâm, độ lượng, vị tha. Một số gia đình có điều kiện kinh tế, những thiết bị hiện đại và người giúp việc nên nhiều khi con trẻ không biết làm việc gì. Điều này khiến các con mất đi tính tự chủ, độc lập, biết tự chăm lo mình, sống ỷ lại vào người khác. Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết…dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo… Có những gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc đánh đập hoặc dùng nhục hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đã buồn bực, lo lắng và trút đòn roi lên đầu con cái. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội.
Để nâng cao chất lượng giáo dục của gia đình đối với con trẻ, cần chú trọng nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất: Trong các gia đình các bậc cha mẹ cần giáo dục con trẻ cách đối nhân xử thế, biết yêu lao động, biết khiêm nhường, không tự ti, có ý chí vươn lên, sống trung thực, dũng cảm vượt qua những khó khăn trong học tập. Dạy trẻ lòng khoan dung độ lượng, vị tha những giá trị đạo đức mà con người phải sống theo. Để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo.
Thứ hai: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò tổ chức, đoàn thể xã hội trong giáo dục con trẻ nhằm tạo nên phong trào rộng lớn tiến tới xây dựng gia đình văn hóa, con người văn hóa
Thứ ba: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các chủ thể, bao gồm nhà trường, xã hội.
Thứ tư: Đối với nhà trường, cần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn giáo dục công dân ở các bậc học nhất là từ phổ thông cơ sở lên phổ thông trung học. Tăng cường vai trò của Ban Giám hiệu, của các tổ chức Đoàn, Đội trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho con trẻ.
Như vậy, gia đình là tế bào của xã hội, là chiếc nôi thân yêu để nuôi dưỡng cả cuộc đời mỗi con người, là một môi trường hết sức quan trọng để giáo dục đạo đức lối sống cho con trẻ. Nuôi dạy con cái thành người là một ước mơ mà các bậc cha mẹ luôn luôn vươn tới, bằng nhiều hình thức khác nhau, các bậc ông bà cha mẹ trong mỗi gia đình đều cố gắng giáo dục con cháu mình trở thành những người con biết kính trên nhường dưới, hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng ông bà, coi trọng việc thờ phụng tổ tiên v.v. Như vậy, ngoài việc chăm lo giáo dục cho con cái về mặt trí tuệ, cần phải bồi dưỡng mặt đạo đức nhân cách, kết hợp những phương pháp giáo dục truyền thống với hiện đại sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới, làm cho mỗi gia đình thực sự trở thành một thiết chế giáo dục đạo đức lưu truyền và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác để giáo dục con trẻ.