Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay
- Thứ năm - 17/06/2021 07:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thế hệ trẻ là tương lai của mỗi gia đình nói riêng, của đất nước nói chung, do đó việc nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ là việc làm rất cần thiết đối với mỗi gia đình và toàn xã hội. Để giáo dục thế hệ trẻ được hiệu quả cần phải có sự liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Những năm gần đây, sự phát triển của kinh tế - xã hội có những tác động không nhỏ tới thế hệ trẻ, cả về mặt tích cực và hạn chế. Điều này đòi hỏi cần phải có cách nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ về vai trò của gia đình để việc giáo dục thế hệ trẻ được tốt hơn.
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội. Tuy không phải là thiết chế duy nhất có vai trò, trách nhiệm giáo dục đối với thế hệ trẻ, nhưng gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Xã hội càng phát triển thì giáo dục gia đình càng có ảnh hưởng toàn diện tới mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của các gia đình ngày càng được nâng lên từ đó các gia đình ngày càng có điều kiện thuận lợi để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một bộ phân thế hệ trẻ có những biểu hiện tiêu cực, bị lôi cuốn vào tệ nạn xã hội,… làm băng hoại đạo đức xã hội. Do đó cần có sự nhìn nhận đầy đủ hơn về vai trò của gia đình đối với việc giáo dục thế hệ trẻ để nâng cao vai trò của gia đình trong giáo dục các thế hệ tương lai của đất nước.
Gia đình được hình thành trên cơ sở hai mối quan hệ cơ bản: Hôn nhân và huyết thống, gia đình đảm đương những vai trò đặc biệt mà ngoài nó ra không có một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Có thể nêu một số vai trò chủ yếu của gia đình như sau:
Thứ nhất: Gia đình có vai trò giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.
Một trong những vai trò cơ bản của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ là giáo dục đạo đức. Trong quá trình lớn lên của trẻ thì hành vi đạo đức mang tính nêu gương của Ông, Bà, Cha, Mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ khi trưởng thành. Do đó, những hành vi của Ông, Bà, Cha, Mẹ cần phải là tấm gương để góp phần hình thành lối sống văn hóa, có đạo đức cho trẻ. Tuy nhiên, khi gia đình không thực hiện tốt vai trò này cho trẻ sẽ tạo cho trẻ những thói quen không tốt, dẫn đến những nhận thức lệch chuẩn của trẻ khi đó sẽ có những trẻ sẽ vấp vào các tệ nạn xã hội như ma túy, tội phạm xã hội, tệ nạn mại dâm, bỏ gia đình đi bụi hay có quan điểm thực dụng đề cao giá trị vật chất, tiêu dùng lãng phí.
Thứ hai: Gia đình có vai trò giáo dục học tập văn hóa cho con trẻ.
Việc thực hiện vai trò giáo dục đạo đức nhằm hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh cho trẻ thì vai trò giáo dục học tập văn hóa sẽ tạo ra một nền tảng tri thức phổ thông cơ bản và được đào tạo, có những hiểu biết nhất định về một ngành nghề giúp trẻ có việc làm ổn định, tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng sống cho bản thân và gia đình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba: Gia đình có vai trò giáo dục tinh thần yêu lao động và tính tự lập cho thế hệ trẻ.
Không những là tế bào xã hội, gia đình còn là "tổ ấm tình thương" nơi mà mỗi thành viên được giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương con người, tinh thần yêu nước và hơn cả đó là tinh thần yêu lao động, tính tự lập cho thế hệ trẻ. Lao động là cơ sở để mỗi thành viên của gia đình được chăm lo về đời sống vật chất, tinh thần và tình cảm. Chính trong gia đình, con người mới thể hiện một cách đầy đủ nhất những nhu cầu khát vọng lao động để nâng cao đời sống vật chất cho gia đình từ đó các thế hệ trẻ sẽ thấy được ý nghĩa của lao động và yêu lao động. Bên cạnh đó đời sống gia đình được tổ chức tốt, cuộc sống của mỗi thành viên cũng được đảm bảo quyền riêng tư, là điều kiện rất quan trọng để mỗi con trẻ trong gia đình có cơ hội được nuôi dưỡng, rèn luyện tính tự lập để phát triển năng lực toàn diện của bản thân.
Thứ tư: Gia đình có vai trò giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ.
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ. Bởi thế hệ trẻ là các em đang ở độ tuổi mới lớn, có những tò mò muốn khám phá những thay đổi của cơ thể, của cuộc sống xung quanh. Việc giáo dục giới tính trong gia đình giúp thế hệ trẻ nâng cao được đạo đức, phẩm hạnh, hiểu biết và tự bảo vệ được sức khỏe sinh sản của bản thân. Bên cạnh đó, gia đình còn kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ qua đó góp phần làm cho trẻ hiểu biết về sức khỏe sinh sản tạo ra một thế hệ tương lai phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Gia đình được hình thành trên cơ sở hai mối quan hệ cơ bản: Hôn nhân và huyết thống, gia đình đảm đương những vai trò đặc biệt mà ngoài nó ra không có một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Có thể nêu một số vai trò chủ yếu của gia đình như sau:
Thứ nhất: Gia đình có vai trò giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.
Một trong những vai trò cơ bản của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ là giáo dục đạo đức. Trong quá trình lớn lên của trẻ thì hành vi đạo đức mang tính nêu gương của Ông, Bà, Cha, Mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ khi trưởng thành. Do đó, những hành vi của Ông, Bà, Cha, Mẹ cần phải là tấm gương để góp phần hình thành lối sống văn hóa, có đạo đức cho trẻ. Tuy nhiên, khi gia đình không thực hiện tốt vai trò này cho trẻ sẽ tạo cho trẻ những thói quen không tốt, dẫn đến những nhận thức lệch chuẩn của trẻ khi đó sẽ có những trẻ sẽ vấp vào các tệ nạn xã hội như ma túy, tội phạm xã hội, tệ nạn mại dâm, bỏ gia đình đi bụi hay có quan điểm thực dụng đề cao giá trị vật chất, tiêu dùng lãng phí.
Thứ hai: Gia đình có vai trò giáo dục học tập văn hóa cho con trẻ.
Việc thực hiện vai trò giáo dục đạo đức nhằm hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh cho trẻ thì vai trò giáo dục học tập văn hóa sẽ tạo ra một nền tảng tri thức phổ thông cơ bản và được đào tạo, có những hiểu biết nhất định về một ngành nghề giúp trẻ có việc làm ổn định, tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng sống cho bản thân và gia đình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba: Gia đình có vai trò giáo dục tinh thần yêu lao động và tính tự lập cho thế hệ trẻ.
Không những là tế bào xã hội, gia đình còn là "tổ ấm tình thương" nơi mà mỗi thành viên được giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương con người, tinh thần yêu nước và hơn cả đó là tinh thần yêu lao động, tính tự lập cho thế hệ trẻ. Lao động là cơ sở để mỗi thành viên của gia đình được chăm lo về đời sống vật chất, tinh thần và tình cảm. Chính trong gia đình, con người mới thể hiện một cách đầy đủ nhất những nhu cầu khát vọng lao động để nâng cao đời sống vật chất cho gia đình từ đó các thế hệ trẻ sẽ thấy được ý nghĩa của lao động và yêu lao động. Bên cạnh đó đời sống gia đình được tổ chức tốt, cuộc sống của mỗi thành viên cũng được đảm bảo quyền riêng tư, là điều kiện rất quan trọng để mỗi con trẻ trong gia đình có cơ hội được nuôi dưỡng, rèn luyện tính tự lập để phát triển năng lực toàn diện của bản thân.
Thứ tư: Gia đình có vai trò giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ.
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ. Bởi thế hệ trẻ là các em đang ở độ tuổi mới lớn, có những tò mò muốn khám phá những thay đổi của cơ thể, của cuộc sống xung quanh. Việc giáo dục giới tính trong gia đình giúp thế hệ trẻ nâng cao được đạo đức, phẩm hạnh, hiểu biết và tự bảo vệ được sức khỏe sinh sản của bản thân. Bên cạnh đó, gia đình còn kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ qua đó góp phần làm cho trẻ hiểu biết về sức khỏe sinh sản tạo ra một thế hệ tương lai phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.