Vận dụng triết lý giáo dục của Trường Đại học Sao Đỏ vào đổi mới phương pháp giảng dạy học phần Triết học Mác – Lênin cho sinh viên
- Thứ năm - 13/04/2023 10:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đại học sĩ Thân Nhân Trung ( 1419- 1499) từng nói rằng: “hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì đất nước thịnh, nguyên khí yếu thì đất nước suy”. Để góp phần xây đựng đất nước giàu mạnh về mọi mặt, ngành giáo dục - đào tạo nước ta, đặc biệt là giáo dục ở bậc đại học, phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng để đào tạo ra những nhà khoa học giỏi về chuyên môn, có năng lực tư duy biện chứng phát triển ở trình độ cao đáp ứng xu thế phát triểt của thế giới hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục, Trường Đại học Sao Đỏ đẩy mạnh việc giảng dạy các môn khoa học trang bị tư duy biện chứng, như các môn lý luận chính trị trong đó có học phần Triết học Mác - Lênin. Vì vậy, giảng dạy học phần triết học Mác - Lênin được Ban Giám hiệu quan tâm đặc biệt đến đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học nhằm phù hợp với triết lý giáo dục của Nhà trường.
Triết lý giáo dục của trường Đại học Sao Đỏ thể hiện sự hội nhập chủ động và tích cực của giáo dục Việt Nam và thế giới, hướng đến mục tiêu đào tạo người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức chuyên môn, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo, làm việc nhóm, có năng lực ngoại ngữ tin học đáp ứng công việc và hội nhập
Việc đổi mới nghiên cứu giảng dạy, học tập học phần Triết học Mác-Lênin cho giảng viên và sinh viên đã được Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo, bởi nó hình thành và rèn luyện thế giới quan, nhân sinh quan cho con người, đặc biệt là đối với các em tân sinh viên khi mới vào trường, kỳ học đầu tiên năm thứ nhất các em sinh viên đã được học học phần Triết học Mác-Lênin, để đáp ứng được sự quan tâm của nhà trường và nâng cao chất lượng học phần, khoa Giáo dục chính trị và Thể chất đã triển khai đến bộ môn Giáo dục chính trị để đổi mới phương pháp giảng dạy học phần Triết học Mác-Lênin sao cho hiệu quả nhất. Trong quá trình giảng dạy học phần Triết học Mác-Lênin, các thầy cô cũng đã có sự kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau sao cho bài giảng sinh động, phong phú, sinh viên không bị nhàm chán và hiểu bài hơn.
Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy học phần Triết học Mác -Lênin cho sinh viên theo triết lý giáo dục của Trường Đại học Sao Đỏ, giảng viên cần bám sát mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, chuẩn đầu ra của học phần, đối tượng sinh viên cũng như gắn triết lý giáo dục của Nhà trường với từng chương của học phần để lựa chọn các phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với triết lý: Chất lượng toàn diện. Giảng viên đổi mới phương pháp phải đảm bảo “Chất lượng toàn diện” đảm bảo chuẩn đầu ra của học phần. Đa số các phương pháp nhằm thực hiện theo triết lý giáo dục chất lượng toàn diện như: phương pháp trải nghiệm (gắn lý luận với thực tiễn), phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, sử dụng sơ đồ tư duy… Khi học tập Triết học Mác – Lênin thông qua phương pháp trải nghiệm sẽ giúp sinh viên gắn lý luận với thực tiễn. Các hoạt động trải nghiệm càng phong phú, đa dạng, càng có tính chuyên môn cao thì quá trình hình thành tri thức, kỹ năng, thái độ cho sinh viên càng có hiệu quả. Phương pháp trải nghiệm là tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động trải nghiệm cụ thể như tham quan các khu di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các doanh nghiệp, v.v. Sử dụng phương pháp trải nghiệm trong giảng dạy học phần triết học có thể áp dụng khi giảng dạy Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, ví dụ như phần về sản xuất vật chất thì có thể tổ chức cho sinh viên đi tham quan thực tế các khu doanh nghiệp, hợp tác xã để các em thấy được quá trình sản xuất vật chất thực tế hiện nay qua các mô hình này như thế nào; hay phần Các hình thức của ý thức xã hội có phần ý thức tôn giáo, phần này có thể cho sinh viên tham quan các di tích đền, chùa, nhà thờ.
+ Phương pháp giảng dạy sơ đồ tư duy cũng phát huy khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên, đồng thời khơi dậy khát vọng chiếm lĩnh tri thức và tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề của sinh viên. Ví dụ về sơ đồ tư duy hệ thống lại nội dung kiến thức học phần Triết học Mác – Lênin.
Đối mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên phù hợp với triết lý “hợp tác sâu rộng”, giảng viên có thể áp dụng các phương pháp:
+ Phương pháp thảo luận nhóm để sinh viên phát huy tính tự giác, tự chủ giải quyết vấn đề, rèn luyện khả năng tổ chức cũng như giúp đỡ nhau hoàn thành công việc được giao. Trong học phần triết học Mác - Lênin, rất nhiều nội dung có thể đưa ra những vấn đề thảo luận nhóm để sinh viên có thể tìm hiểu, tranh luận và đưa ra những nhận thức, quan điểm của mình, ví dụ như: Trong Chương I có thể đặt ra những nội dung thảo luận nhóm như: “Vai trò của triết học trong đời sống xã hội? Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng ta vào điều kiện cụ thể Việt Nam? Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm giảng viên cũng có thể sử dụng phổ biến trong giảng dạy học phần Triết học Mác - Lênin. Thảo luận nhóm là cơ hội để sinh viên rèn luyện khả năng diễn đạt, khả năng lập luận lô gíc, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau đối thoại để giải quyết một vấn đề lý luận hoặc thực tiễn đặt ra.
+ Phương pháp tổ chức trò chơi để bài giảng trở nên mềm dẻo, các thành viên cũng phải hợp tác liên kết với nhau. Điều này, sinh viên dễ tiếp thu và tạo hứng thú trong quá trình học tập. Khi giảng dạy Chương III giảng viên có thể tổ chức trò chơi vẽ tranh về các yếu tố của Lực lượng sản xuất…
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo triết lý “Phát triển bền vững” của Nhà trường.
+ Ngoài ra còn có phương pháp tình huống: Bản chất của phương pháp dạy học bằng tình huống ở bậc đại học là thông qua việc giải quyết những tình huống, sinh viên có được kỹ năng tự tin và xử lý linh hoạt các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Giảng viên có thể cho sinh viên giải quyết tình huống sau: Sinh viên Nam tranh cãi với sinh viên Hoa về nguồn gốc của muôn loài như sau: “Thế giới hiện nay có vô vàn các loài động, thực vật khác nhau. Sỡ dĩ nó phong phú như vậy là do trước đó Chúa đã sáng tạo ra, ngay cả con người cũng do Chúa tạo ra đấy”. Hoa suy nghĩ rồi trả lời: ‘Mình thấy quan niệm của bạn không đúng. Thế giới này không có thần thánh. Các sự vật đa dạng là do tự nó có và tự nó thích nghi với môi trường sống”.
Anh, chị đồng ý với ý kiến của ai? Hãy chỉ ra thế giới quan của hai sinh viên Nam và Hoa?
Nâng cao chất lượng giảng dạy triết học cần có nhiều yếu tố trong đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo một cách bền vững. Để làm được những điều trên các giảng viên phải luôn luôn nâng cao trình độ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong quá trình giảng dạy, tổ chức quản lý lớp học. Đối với sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng của học phần Triết học Mác – Lênin, có ý thức và động cơ học tập, chuẩn bị bài ở nhà chu đáo.
Đổi mới phương pháp giảng dạy Triết học Mác – Lênin theo triết lý giáo dục của Nhà trường là một yêu cầu bức thiết, một nhiệm vụ quan trọng của các giảng viên. Đổi mới phương pháp giảng dạy triết học Mác - Lênin; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên trực tiếp giảng dạy học phần Triết học Mác - Lênin; nâng cao ý thức tự giác học tập Triết học Mác - Lênin của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ. Trong đó, cần tập trung đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy Triết học gắn liền với ngành nghề sinh viên đang theo học nhằm gắn lý luận với thực tiễn, tạo hứng thú cho người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
Triết lý giáo dục của trường Đại học Sao Đỏ thể hiện sự hội nhập chủ động và tích cực của giáo dục Việt Nam và thế giới, hướng đến mục tiêu đào tạo người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức chuyên môn, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo, làm việc nhóm, có năng lực ngoại ngữ tin học đáp ứng công việc và hội nhập
Việc đổi mới nghiên cứu giảng dạy, học tập học phần Triết học Mác-Lênin cho giảng viên và sinh viên đã được Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo, bởi nó hình thành và rèn luyện thế giới quan, nhân sinh quan cho con người, đặc biệt là đối với các em tân sinh viên khi mới vào trường, kỳ học đầu tiên năm thứ nhất các em sinh viên đã được học học phần Triết học Mác-Lênin, để đáp ứng được sự quan tâm của nhà trường và nâng cao chất lượng học phần, khoa Giáo dục chính trị và Thể chất đã triển khai đến bộ môn Giáo dục chính trị để đổi mới phương pháp giảng dạy học phần Triết học Mác-Lênin sao cho hiệu quả nhất. Trong quá trình giảng dạy học phần Triết học Mác-Lênin, các thầy cô cũng đã có sự kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau sao cho bài giảng sinh động, phong phú, sinh viên không bị nhàm chán và hiểu bài hơn.
Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy học phần Triết học Mác -Lênin cho sinh viên theo triết lý giáo dục của Trường Đại học Sao Đỏ, giảng viên cần bám sát mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, chuẩn đầu ra của học phần, đối tượng sinh viên cũng như gắn triết lý giáo dục của Nhà trường với từng chương của học phần để lựa chọn các phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với triết lý: Chất lượng toàn diện. Giảng viên đổi mới phương pháp phải đảm bảo “Chất lượng toàn diện” đảm bảo chuẩn đầu ra của học phần. Đa số các phương pháp nhằm thực hiện theo triết lý giáo dục chất lượng toàn diện như: phương pháp trải nghiệm (gắn lý luận với thực tiễn), phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, sử dụng sơ đồ tư duy… Khi học tập Triết học Mác – Lênin thông qua phương pháp trải nghiệm sẽ giúp sinh viên gắn lý luận với thực tiễn. Các hoạt động trải nghiệm càng phong phú, đa dạng, càng có tính chuyên môn cao thì quá trình hình thành tri thức, kỹ năng, thái độ cho sinh viên càng có hiệu quả. Phương pháp trải nghiệm là tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động trải nghiệm cụ thể như tham quan các khu di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các doanh nghiệp, v.v. Sử dụng phương pháp trải nghiệm trong giảng dạy học phần triết học có thể áp dụng khi giảng dạy Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, ví dụ như phần về sản xuất vật chất thì có thể tổ chức cho sinh viên đi tham quan thực tế các khu doanh nghiệp, hợp tác xã để các em thấy được quá trình sản xuất vật chất thực tế hiện nay qua các mô hình này như thế nào; hay phần Các hình thức của ý thức xã hội có phần ý thức tôn giáo, phần này có thể cho sinh viên tham quan các di tích đền, chùa, nhà thờ.
+ Phương pháp giảng dạy sơ đồ tư duy cũng phát huy khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên, đồng thời khơi dậy khát vọng chiếm lĩnh tri thức và tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề của sinh viên. Ví dụ về sơ đồ tư duy hệ thống lại nội dung kiến thức học phần Triết học Mác – Lênin.
Đối mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên phù hợp với triết lý “hợp tác sâu rộng”, giảng viên có thể áp dụng các phương pháp:
+ Phương pháp thảo luận nhóm để sinh viên phát huy tính tự giác, tự chủ giải quyết vấn đề, rèn luyện khả năng tổ chức cũng như giúp đỡ nhau hoàn thành công việc được giao. Trong học phần triết học Mác - Lênin, rất nhiều nội dung có thể đưa ra những vấn đề thảo luận nhóm để sinh viên có thể tìm hiểu, tranh luận và đưa ra những nhận thức, quan điểm của mình, ví dụ như: Trong Chương I có thể đặt ra những nội dung thảo luận nhóm như: “Vai trò của triết học trong đời sống xã hội? Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng ta vào điều kiện cụ thể Việt Nam? Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm giảng viên cũng có thể sử dụng phổ biến trong giảng dạy học phần Triết học Mác - Lênin. Thảo luận nhóm là cơ hội để sinh viên rèn luyện khả năng diễn đạt, khả năng lập luận lô gíc, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau đối thoại để giải quyết một vấn đề lý luận hoặc thực tiễn đặt ra.
+ Phương pháp tổ chức trò chơi để bài giảng trở nên mềm dẻo, các thành viên cũng phải hợp tác liên kết với nhau. Điều này, sinh viên dễ tiếp thu và tạo hứng thú trong quá trình học tập. Khi giảng dạy Chương III giảng viên có thể tổ chức trò chơi vẽ tranh về các yếu tố của Lực lượng sản xuất…
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo triết lý “Phát triển bền vững” của Nhà trường.
Sinh viên tự tin thuyết trình trên lớp
+ Trong đó phải kể đến phương pháp tự học tự nghiên cứu. Phương pháp tự học, tự nghiên cứu để sinh viên có ý thức tự giác trong học tập. Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu tài liệu, kiểm tra, đánh giá nội dung tự học thường xuyên. Giảng viên cần giới thiệu tài liệu có liên quan đến học phần trong thư viện của Nhà trường, hướng dẫn sinh viên sưu tầm tài liệu tham khảo trên mạng của những trang chính thống… Bên cạnh đó, giảng viên cần khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời những sinh viên tự học tốt, những sinh viên sáng tạo, chủ động đăng ký chủ đề tự học, tự nghiên cứu và có nội dung thực tiễn cao, hình thức sáng tạo, phong phú.+ Ngoài ra còn có phương pháp tình huống: Bản chất của phương pháp dạy học bằng tình huống ở bậc đại học là thông qua việc giải quyết những tình huống, sinh viên có được kỹ năng tự tin và xử lý linh hoạt các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Giảng viên có thể cho sinh viên giải quyết tình huống sau: Sinh viên Nam tranh cãi với sinh viên Hoa về nguồn gốc của muôn loài như sau: “Thế giới hiện nay có vô vàn các loài động, thực vật khác nhau. Sỡ dĩ nó phong phú như vậy là do trước đó Chúa đã sáng tạo ra, ngay cả con người cũng do Chúa tạo ra đấy”. Hoa suy nghĩ rồi trả lời: ‘Mình thấy quan niệm của bạn không đúng. Thế giới này không có thần thánh. Các sự vật đa dạng là do tự nó có và tự nó thích nghi với môi trường sống”.
Anh, chị đồng ý với ý kiến của ai? Hãy chỉ ra thế giới quan của hai sinh viên Nam và Hoa?
Nâng cao chất lượng giảng dạy triết học cần có nhiều yếu tố trong đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo một cách bền vững. Để làm được những điều trên các giảng viên phải luôn luôn nâng cao trình độ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong quá trình giảng dạy, tổ chức quản lý lớp học. Đối với sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng của học phần Triết học Mác – Lênin, có ý thức và động cơ học tập, chuẩn bị bài ở nhà chu đáo.
Đổi mới phương pháp giảng dạy Triết học Mác – Lênin theo triết lý giáo dục của Nhà trường là một yêu cầu bức thiết, một nhiệm vụ quan trọng của các giảng viên. Đổi mới phương pháp giảng dạy triết học Mác - Lênin; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên trực tiếp giảng dạy học phần Triết học Mác - Lênin; nâng cao ý thức tự giác học tập Triết học Mác - Lênin của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ. Trong đó, cần tập trung đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy Triết học gắn liền với ngành nghề sinh viên đang theo học nhằm gắn lý luận với thực tiễn, tạo hứng thú cho người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.