XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TOÀN CẦU
- Thứ năm - 27/03/2025 14:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Gia đình là một thiết chế văn hóa – xã hội mang tính đặc thù, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người trong suốt cuộc đời. Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của đất nước, các giá trị văn hóa của gia đình Việt Nam ngày càng được bồi đắp thêm, nhằm hướng con người đến xây dựng những giá trị chân – thiện – mỹ. Tuy nhiên, với những tác động mặt trái của thời kỳ hội nhập, văn hóa gia đình Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng bởi một số xu hướng tiêu cực. Do vậy, việc xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Xác định rõ, gia đình là tế bào của xã hội, trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác xây dựng gia đình. Đặc biệt, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”, “Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ” [1]. Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, ngày 24/11/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà toàn Đảng, toàn dân phải thực hiện nhằm tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: “Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thờ đại : Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo. Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh;…” [2]. Với những định hướng của Đảng, công tác xây dựng gia đình đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao chất lượng đời sống xã hội.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế và thách thức. Những hạn chế này cũng được Đảng ta chỉ rõ trong Chỉ thi 06-CT/TW của ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới”: “Một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng gia đình. Việc quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư, chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình có nơi còn thiếu đồng bộ. Chi tiêu của gia đình cho dịch vụ xã hội cơ bản còn chiếm tỉ trọng lớn, nhất là cho dịch vụ y tế và giáo dục. Chưa quan tâm phát huy vai trò của cộng đồng và đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng gia đình. Chưa có giải pháp đồng bộ, kịp thời để phòng ngừa, ngăn chặn tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, thông tin tiêu cực trên Internet và mạng xã hội tới gia đình. Chưa xử lý triệt để tình trạng bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục, sử dụng lao động trẻ em; sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ còn hạn chế. Việc bình xét, công nhận gia đình văn hóa ở nhiều nơi còn hình thức...”
Để khác phục những hạn chế trên, để xây dựng gia đình hiện nay cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp: từ nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về giá trị của việc xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập đến hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình theo hướng lấy hoạt động của gia đình làm trọng tâm, bảo đảm sự gắn kết giữa gia đình và xã hội; đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về gia đình văn hóa hiện nay. Muốn làm tốt các giải pháp này, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chính sách của nhà nước, sự nỗ lực của cộng đồng và sự tự giác của mỗi gia đình trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Hình ảnh về gia đình hạnh púc
Các cấp ủy Đảng và chính quyền đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò quan trọng của gia đình trong việc duy trì và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều chương trình hỗ trợ gia đình đã được triển khai rộng khắp, tập trung vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình, đặc biệt là các gia đình nghèo, gia đình chính sách và các gia đình ở vùng sâu, vùng xa. Các chính sách hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, y tế, việc làm đã giúp giảm bớt gánh nặng cho các gia đình. Hệ thống pháp luật liên quan đến gia đình đã được củng cố và hoàn thiện, với nhiều quy định mới được ban hành nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên gia đình, đồng thời thúc đẩy sự gắn kết giữa gia đình và xã hội. Các chính sách đều hướng tới hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, như: gia đình nghèo và trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bị bóc lột, bỏ rơi,....Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế và thách thức. Những hạn chế này cũng được Đảng ta chỉ rõ trong Chỉ thi 06-CT/TW của ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới”: “Một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng gia đình. Việc quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư, chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình có nơi còn thiếu đồng bộ. Chi tiêu của gia đình cho dịch vụ xã hội cơ bản còn chiếm tỉ trọng lớn, nhất là cho dịch vụ y tế và giáo dục. Chưa quan tâm phát huy vai trò của cộng đồng và đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng gia đình. Chưa có giải pháp đồng bộ, kịp thời để phòng ngừa, ngăn chặn tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, thông tin tiêu cực trên Internet và mạng xã hội tới gia đình. Chưa xử lý triệt để tình trạng bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục, sử dụng lao động trẻ em; sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ còn hạn chế. Việc bình xét, công nhận gia đình văn hóa ở nhiều nơi còn hình thức...”
Để khác phục những hạn chế trên, để xây dựng gia đình hiện nay cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp: từ nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về giá trị của việc xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập đến hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình theo hướng lấy hoạt động của gia đình làm trọng tâm, bảo đảm sự gắn kết giữa gia đình và xã hội; đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về gia đình văn hóa hiện nay. Muốn làm tốt các giải pháp này, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chính sách của nhà nước, sự nỗ lực của cộng đồng và sự tự giác của mỗi gia đình trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.