Xây dụng văn hóa giao thông cho snh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Thứ năm - 31/05/2018 14:53
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Văn hóa giao thông là một bộ phận quan trọng của văn hóa ứng xử nơi công cộng; là tập hợp các hành vi xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Văn hóa giao thông được thể hiện qua hai yếu tố cơ bản: Tính pháp lý và tính cộng đồng. Tính pháp lý trong văn hóa giao thông là hành động của người dân tự giác, gương mẫu chấp hành nghiêm luật giao thông. Các hành vi ứng xử phải đề cao ý thức tự giác và thực hiện đúng quy định của pháp luật, mọi vi phạm phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời. Tính cộng đồng là mối quan hệ, ứng xử có đạo đức, đầy tính nhân văn giữa con người với con người trong quá trình tham gia giao thông.
Văn hóa giao thông của mỗi người không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành qua quá trình giáo dục lâu dài từ trong gia đình, nhà trường và tiếp nhận có chọn lọc hành vi văn hóa giao thông trong xã hội. Văn hoá giao thông được thể hiện ở ba tiêu chí cơ bản:
Thứ nhất, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Thứ hai, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác (khi tham gia giao thông).
Thứ ba,có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Xây dựng văn hóa giao thông trong tầng lớp nhân dân nói chung, tầng lớp sinh viên nói riêng không chỉ giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, mà còn góp phần xây dựng văn hóa ứng xử nơi công cộng. Vì vậy, xây dựng văn hóa giao thông phải được đặc biệt quan tâm, phải được coi là việc làm vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược, lâu dài.
Thứ nhất, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Thứ hai, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác (khi tham gia giao thông).
Thứ ba,có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Xây dựng văn hóa giao thông trong tầng lớp nhân dân nói chung, tầng lớp sinh viên nói riêng không chỉ giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông, mà còn góp phần xây dựng văn hóa ứng xử nơi công cộng. Vì vậy, xây dựng văn hóa giao thông phải được đặc biệt quan tâm, phải được coi là việc làm vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược, lâu dài.
Sinh viên tham gia tình nguyện bảo đảm an toàn giiao thông
Theo thống kê năm 2017, số vụ tai nạn giao thông do sinh viên gây ra những năm gần đây chiếm khoảng hơn 60% tổng số vụ tai nạn giao thông. Mới đây, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã công bố kết quả điều tra khiến mọi người phải suy ngẫm khi có gần 80% số người bị xử lý vi phạm khi tham gia giao thông có độ tuổi từ 16 - 35 tuổi (trong đó có một bộ phận không nhỏ là tầng lớp sinh viên)[1]. Rõ ràng, vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa chấp hành nghiêm túc các quy định khi tham gia giao thông như: Điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe; chở quá số người quy định; không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông; sử dụng điện thoại, thiết bị âm thanh khi điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp; đi xe dàn hàng ngang; sử dụng ô khi điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; đi bộ qua đường không đúng nơi quy định, không chấp hành tín hiệu đèn,... Đặc biệt tình trạng sinh viên vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông cũng ở mức tương đối cao (chiếm khoảng 75% số người vi phạm).Trước thực trạng đó, thiết nghĩ để xây dựng văn hóa giao thông cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay chúng ta phải thực hiện rất nhiêu giải pháp, trong đó cần chú ý và thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
Đối với sinh viên: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa giao thông, tìm hiểu, nắm vững và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật. Không điều khiển phương tiện giao thông khi chưa có đủ điều kiện quy định của pháp luật (ví dụ như chưa có giấy phép lái xe).
Sinh viên tham gia tuyên truyền luật An toàn giao thông
Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện; dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông; không dàn hàng ngang, không sử dụng ô, điện thoại di động khi điều khiển phương tiện giao thông; không lạng lách, đánh võng, đùa giỡn khi tham gia giao thông,...Đối với gia đình: Phối hợp với nhà trường theo dõi, quản lý con em. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, nhắc nhở các thành viên trong gia đình nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, đặc biệt cha mẹ phải là “tấm gương sáng” trong tham gia giao thông để con cái học tập.
Đối với nhà trường: Tăng cường giáo dục kỹ năng sống nhằm xây dựng văn hóa giao thông cho sinh viên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về pháp luật trật tự an toàn giao thông cho sinh viên. Phối hợp với cơ quan công an ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông của sinh viên.
Đối với Ban An toàn giao thông ở các tỉnh: Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tới mọi đối tượng, nhất là sinh viên. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” và phát động phong trào “Toàn dân thực hiện văn hóa giao thông”, trong đó đối tượng cần chú trọng nhất đó chính là tầng lớp thanh niên, trong đó có sinh viên. Nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể trong việc giáo dục, nhắc nhở sinh viên tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Sinh viên với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong, có sức khỏe, có tri thức,… cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, gương mẫu để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, thực hiện chuẩn mực “Văn hóa giao thông” ở mọi nơi, mọi lúc.
[1] Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (2017), Báo cáo tổng kết công tác đảm bảo an toàn giao thông năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội, tr3.