Ý nghĩa bản “sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin và sự chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối cách mạng của Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX
- Thứ sáu - 29/04/2022 07:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Quá trình tiếp cận với bản “sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin có ý nghĩa to lớn tới sự chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối cách mạng của Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX. Văn kiện này được V.I.Lênin viết vào tháng 6-1920 để trình bày tại Đại hội II Quốc tế cộng sản. Luận cương được đăng trên Tạp chí Quốc tế cộng sản số 11, ngày 14-7-1920 và trên báo Nhân đạo (L’Humanite) – cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp, số ngày 16 và 17-7-1920. Bản luận cương có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mà đối với cả con đường cách mạng của Việt Nam.
Luận cương của V.I. Lênin đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề chiến lược của cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa và lệ thuộc. Trong luận cương, mười hai luận điểm được V.I.Lênin đưa ra đã toát lên năm tư tưởng chiến lược lớn:
Một là, đặt vấn đề dân tộc đi đôi với vấn đề thuộc địa; quyền tự quyết của các dân tộc gồm quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa phải đi đến công nhận, thực hiện quyền độc lập tự chủ chứ không chỉ có tự trị văn hóa.
Hai là, chỉ rõ trách nhiệm trọng đại của các Đảng Cộng sản ở các nước đế quốc là phải ủng hộ, giúp đỡ một cách tích cực nhất đối với phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
Ba là, khẳng định các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc không những có nhiệm vụ giải phóng khỏi ách thống trị của nước ngoài, mà còn phải đấu tranh chống lại các lực lượng phản động ở ngay trong nước mình, những lực lượng đó thường là đồng minh của đế quốc, thực dân.
Bốn là, đề ra một nhiệm vụ lớn của cách mạng thế giới là sự đoàn kết chặt chẽ giữa phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa bị áp bức với các nước đã làm cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công.
Năm là, Quốc tế III đóng vai trò bộ tham mưu chung của cách mạng thế giới, nước Nga xô viết là ngọn cờ đầu, căn cứ địa, thành trì của cách mạng thế giới.
Bản “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin là văn bản chính thức đầu tiên bênh vực cho các nước thuộc địa, các dân tộc “nhược tiểu”. Những tư tưởng trong luận cương của V.I.Lênin đã làm cho Nguyễn Ái Quốc phấn khởi và tin theo, dứt khoát đi theo Quốc tế III. Dưới ánh sáng Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy rằng, tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc cần phải gắn bó chặt chẽ với tinh thần quốc tế vô sản và vấn đề độc lập dân tộc của Việt Nam cần phải gắn bó khăng khít với phong trào cách mạng thế giới. Người đã tìm thấy ở Luận cương của V.I.Lênin con đường giải phóng đất nước và nhân dân mình. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận quan trọng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Luận cương của Lênin cũng đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Do nhu cầu của cách mạng, Người càng ra sức tìm hiểu và thấu suốt được tinh túy của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng nước ta đặt ra và Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những lý luận cách mạng phù hợp với con đường cách mạng Việt Nam:
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc đã xác định rõ đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa ngọn cờ cách mạng vào kẻ thù. Nội dung bản Luận cương của V.I.Lênin đã đánh giá đúng tình hình lịch sử cụ thể; phải phân biệt rõ lợi ích giai cấp của những người lao động, những người bị bóc lột, làm sáng tỏ bức tranh của chế độ Tư bản chủ nghĩa. Chính giai cấp Tư bản chủ nghĩa áp bức, bóc lột nhân dân lao động chính quốc đồng thời đô hộ áp bức các nước thuộc địa.
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc thấy được động lực to lớn và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân và nông dân. Từ ý chí tìm lại độc lập, tự do cho nhân dân, từ thực tiễn hoạt động cách mạng, thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân trong các cuộc đấu tranh, nhất là cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, được lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường, Nguyễn Ái Quốc đã xác định động lực của cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân, nông dân. Đồng thời công nông cũng là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Luận cương của V.I.Lênin vạch ra, đó là: Con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người.
Thứ tư, Luận cương của V.I.Lênin đã chỉ ra tầm quan trọng, đặc điểm của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với cách mạng thuộc địa. Ông là người đã phát hiện ra vai trò to lớn của cách mạng thuộc địa và Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận một cách sâu sắc đó là: vô sản các nước đoàn kết lại.
Như vậy, có thể khẳng định: Luận cương của V.I.Lênin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và chính Luận cương của V.I.Lênin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Người đến với Luận cương của V.I.Lênin không dừng lại ở sự cảm nhận đơn thuần mà nó được truyền tải tới Người bằng cả khối óc và trái tim - tình cảm đặc biệt dành cho V.I.Lênin, cho Quốc tế cộng sản, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và cho tất cả nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc trên toàn thế giới.
Một là, đặt vấn đề dân tộc đi đôi với vấn đề thuộc địa; quyền tự quyết của các dân tộc gồm quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa phải đi đến công nhận, thực hiện quyền độc lập tự chủ chứ không chỉ có tự trị văn hóa.
Hai là, chỉ rõ trách nhiệm trọng đại của các Đảng Cộng sản ở các nước đế quốc là phải ủng hộ, giúp đỡ một cách tích cực nhất đối với phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
Ba là, khẳng định các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc không những có nhiệm vụ giải phóng khỏi ách thống trị của nước ngoài, mà còn phải đấu tranh chống lại các lực lượng phản động ở ngay trong nước mình, những lực lượng đó thường là đồng minh của đế quốc, thực dân.
Bốn là, đề ra một nhiệm vụ lớn của cách mạng thế giới là sự đoàn kết chặt chẽ giữa phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa bị áp bức với các nước đã làm cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công.
Năm là, Quốc tế III đóng vai trò bộ tham mưu chung của cách mạng thế giới, nước Nga xô viết là ngọn cờ đầu, căn cứ địa, thành trì của cách mạng thế giới.
Bản “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin là văn bản chính thức đầu tiên bênh vực cho các nước thuộc địa, các dân tộc “nhược tiểu”. Những tư tưởng trong luận cương của V.I.Lênin đã làm cho Nguyễn Ái Quốc phấn khởi và tin theo, dứt khoát đi theo Quốc tế III. Dưới ánh sáng Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy rằng, tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc cần phải gắn bó chặt chẽ với tinh thần quốc tế vô sản và vấn đề độc lập dân tộc của Việt Nam cần phải gắn bó khăng khít với phong trào cách mạng thế giới. Người đã tìm thấy ở Luận cương của V.I.Lênin con đường giải phóng đất nước và nhân dân mình. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận quan trọng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Luận cương của Lênin cũng đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Do nhu cầu của cách mạng, Người càng ra sức tìm hiểu và thấu suốt được tinh túy của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng nước ta đặt ra và Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những lý luận cách mạng phù hợp với con đường cách mạng Việt Nam:
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc đã xác định rõ đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa ngọn cờ cách mạng vào kẻ thù. Nội dung bản Luận cương của V.I.Lênin đã đánh giá đúng tình hình lịch sử cụ thể; phải phân biệt rõ lợi ích giai cấp của những người lao động, những người bị bóc lột, làm sáng tỏ bức tranh của chế độ Tư bản chủ nghĩa. Chính giai cấp Tư bản chủ nghĩa áp bức, bóc lột nhân dân lao động chính quốc đồng thời đô hộ áp bức các nước thuộc địa.
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc thấy được động lực to lớn và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân và nông dân. Từ ý chí tìm lại độc lập, tự do cho nhân dân, từ thực tiễn hoạt động cách mạng, thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân trong các cuộc đấu tranh, nhất là cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, được lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường, Nguyễn Ái Quốc đã xác định động lực của cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân, nông dân. Đồng thời công nông cũng là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Luận cương của V.I.Lênin vạch ra, đó là: Con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người.
Thứ tư, Luận cương của V.I.Lênin đã chỉ ra tầm quan trọng, đặc điểm của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với cách mạng thuộc địa. Ông là người đã phát hiện ra vai trò to lớn của cách mạng thuộc địa và Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận một cách sâu sắc đó là: vô sản các nước đoàn kết lại.
Như vậy, có thể khẳng định: Luận cương của V.I.Lênin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và chính Luận cương của V.I.Lênin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Người đến với Luận cương của V.I.Lênin không dừng lại ở sự cảm nhận đơn thuần mà nó được truyền tải tới Người bằng cả khối óc và trái tim - tình cảm đặc biệt dành cho V.I.Lênin, cho Quốc tế cộng sản, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và cho tất cả nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc trên toàn thế giới.