Ý thức chính trị và những nội dung giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên hiện nay
- Thứ năm - 08/03/2018 10:19
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên là quá trình tác động vào đối tượng giáo dục bằng cách giải thích, tuyên truyền những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam…nhằm giúp cho sinh viên nắm vững được những kiến thức cơ bản đó, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở khoa học cho nhận thức và niềm tin vững chắc vào con đường đi lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Giáo dục ý thức chính trị giúp hình thành và nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, hướng dẫn đối tượng giáo dục biết vận dụng những hiểu biết ấy vào thực tiễn cách mạng.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt mà bản chất của nó là truyền đạt, lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm của các thế hệ loài người. Dưới góc độ triết học, giáo dục được xem là một quá trình hai mặt, một mặt là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục, mặt khác là thông qua sự tác động này làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục. Trong giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, Lênin nhấn mạnh “Về mặt phương châm của toàn bộ công tác giáo dục của chúng ta, chúng ta không thể cố giữ quan điểm cũ rích cho là giáo dục không cần chính trị, chúng ta không thể tổ chức công tác giáo dục tách rời chính trị được, lối nói giáo dục “tách rời chính trị” hoặc “không cần đến chính trị” đó là lối nói giả dối của giai cấp tư sản…Trong tất cả các nước tư sản, mối quan hệ giữa bộ máy chính trị với giáo dục đều hết sức vững chắc, tuy xã hội tư sản không thể công khai thừa nhận điểm đó” [1, tr.473].
Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên là quá trình tác động vào đối tượng giáo dục bằng cách giải thích, tuyên truyền những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam…nhằm giúp cho sinh viên nắm vững được những kiến thức cơ bản đó, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở khoa học cho nhận thức và niềm tin vững chắc vào con đường đi lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Giáo dục ý thức chính trị giúp hình thành và nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, hướng dẫn đối tượng giáo dục biết vận dụng những hiểu biết ấy vào thực tiễn cách mạng.
Ngày nay, tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp, chiến lược “diễn biến hòa bình” và chống “diễn biến hòa bình” đang diễn ra gay gắt có ảnh hưởng đến ý thức chính trị, tư tưởng của sinh viên nói chung. Ý thức chính trị của sinh viên là sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đến việc bảo vệ, quản lý và phát triển xã hội, đất nước. Sự hình thành và phát triển ý thức chính trị của sinh viên là một quá trình tự giác diễn ra có tổ chức, có mục đích, có sự định hướng của giáo dục, định hướng chính trị rõ ràng chứ không phải hoạt động tự phát. Xét về thực chất, giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên hiện nay chính là:
Thứ nhất, giáo dục ý thức chính trị là giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, cách mạng cho sinh viên, tạo cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH để xác định phương hướng lập thân, lập nghiệp; có mục tiêu lý tưởng phấn đấu rõ ràng, có năng lực trong giải quyết mọi nhiệm vụ một cách độc lập, sáng tạo, có hiệu quả; luôn luôn có tình cảm cách mạng và ý chí vững vàng; vượt qua mọi khó khăn thử thách trong học tập tại trường và rèn luyện trong thực tiễn. Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên vừa tuân theo quy luật nhận thức, vừa chịu sự chi phối của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận. Đây là một quá trình mang đặc điểm của nhận thức chính trị, đòi hỏi sinh viên tích cực tham gia học tập, rèn luyện trong môi trường đào tạo tại nhà trường để nâng cao nhận thức của mình, phát triển những cái mình đã có được từ trước, đã trở thành bản năng thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức, thành những tri thức khoa học phản ánh trình độ cao.
Thứ hai, giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên hiện nay được thể hiện ở những tiêu chí về nhận thức chính trị, tình cảm, niềm tin ý chí chính trị và sự phát triển ấy được thông qua hành vi chính trị của họ.
Về nhận thức chính trị: Nhận thức chính trị được thể hiện ở hai trình độ là trình độ thấp và trình độ cao. Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên nhằm làm cho sinh viên có trình độ cao về nhận thức chính trị, tức là phải có tri thức ngày càng sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, trên cơ sơ đó có khả năng phân tích tổng hợp, khái quát thành các quan điểm chính trị, thành tư tưởng chính trị của mình.
Về tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị: Tình cảm và niềm tin chính trị là một đặc trưng bản chất trong ý thức chính trị của sinh viên, là cơ sở vững chắc để xây dựng lý tưởng CSCN và đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch trong công cuộc xây dựng CNXH của sinh viên, được biểu hiện là những phản ứng của mỗi sinh viên đối với vấn đề chính trị. Thái độ, tình cảm của sinh viên về các hiện tượng trong sinh hoạt chính trị, cũng như các vấn đề liên quan đến chính trị càng mạnh mẽ, càng sâu sắc thì ý thức chính trị của sinh viên càng phát triển. Sự kết hợp giữa tri thức chính trị và tình cảm chính trị tạo thành niềm tin chính trị. Niềm tin chính trị là động lực mạnh mẽ, thúc đẩy và quy định mức độ khám phá, hiểu biết về chính trị bởi nó trực tiếp quy định hành động chính trị của mỗi người. Từ đó nâng cao ý thức chính trị và biến thành ý chí, thành hành động thực tiễn chính trị của sinh viên, thể hiện ở sự quyết tâm, lòng kiên trì vượt khó, đó cũng là sự độc lập, sáng tạo, nhạy bén trong việc tìm ra những giải pháp tối ưu để đạt kết quả học tập tốt.
Về hành vi chính trị: Ý thức chính trị của sinh viên được biểu hiện thông qua hành vi chính trị của họ. Hành vi chính trị của sinh viên là những cử chỉ, lời nói, thái độ, hành động của sinh viên thể hiện sự ứng xử của họ trong các mối quan hệ chính trị xã hội nhất định, phản ánh một trình độ nhất định ý thức chính trị của họ. Tính chất và mức độ biểu hiện hành vi chính trị của sinh viên phải được thử thách trong môi trường chính trị, đặc biệt là trong những điều kiện khó khăn đòi hỏi sinh viên phải huy động tối đa mọi khả năng để xử lý các tình huống cụ thể. Đánh giá hành vi chính trị của sinh viên phải đặt trong bối cảnh cụ thể môi trường chính trị mới có thể đánh giá đúng khách quan.
Thứ ba, giáo dục cho sinh viên có được lòng tự hào dân tộc, niềm tin, ý chí bản lĩnh kiên cường và tầm nhận thức sâu rộng trước những âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ lý tưởng cao đẹp của mình.
Công tác giáo dục ý thức chính trị là công tác giáo dục con người, tác động đến tư tưởng, tình cảm đạo đức của sinh viên, giúp họ nâng cao trình độ chính trị, tinh thần tự giác và tính tích cực trong sự nghiệp giáo dục nước nhà. Giáo dục ý thức chính trị hướng vào mục tiêu giáo dục cho sinh viên có lòng yêu nước nồng nàn, trung thành với Tổ quốc, hình thành hệ thống giá trị với những nội dung mới phù hợp với sự biến đổi và phát triển của đất nước. Đó là biến những giá trị đề cao tinh thần hy sinh xả thân vì dân, vì nước trong lịch sử hào hùng của dân tộc thành giá trị với nội dung mới là phải làm tất cả những gì để cho dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; phát huy ý thức cộng đồng, truyền thống đoàn kết, khai thác mọi tiềm năng để nước ta thoát khỏi đói nghèo; trong học tập, lao động không chỉ là chăm chỉ, cần cù mà còn phải gắn với tri thức khoa học, có tinh thần trách nhiệm, là phải chú ý đến năng suất, chất lượng, hiệu quả…Với tất cả những nhận thức mới về hệ thống giá trị sẽ có tác dụng rất lớn đối với sinh viên, giúp cho họ hình thành nếp nghĩ, lối sống, phong cách mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH của nước nhà.
Thứ tư, giáo dục các giá trị đạo đức, lý tưởng, lối sống cách mạng cho sinh viên, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách con người mới XHCN, con người phát triển toàn diện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được” [2, tr.554]. Đối với mỗi sinh viên, bên cạnh trình độ chuyên môn tốt để thích ứng sự phát triển của thời đại, cần phải có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, nhân cách cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tự lập, tự chủ, có hoài bão và ước mơ, năng động và sáng tạo bước vào cuộc sống. Để hình thành nhân cách con người mới XHCN ở sinh viên không thể một sớm một chiều mà phải thông qua quá trình giáo dục toàn diện trong suốt thời gian sinh viên ngồi trên ghế nhà trường và suốt cuộc đời. Mỗi môn khoa học được giảng dạy trong nhà trường đều có vai trò của mình trong việc giáo dục và phát triển nhân cách cho sinh viên; trong đó, giáo dục ý thức chính trị đóng vai trò quan trọng để hình thành và hoàn thiện nhân cách con người mới XHCN ở sinh viên.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường hiện nay, mặt trái của nó đã khiến người ta thiên về lợi nhuận, có khi vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, kể cả tình người làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên nguội lạnh, vô cảm. Từ đó dẫn tới chủ nghĩa thực dụng, ích kỷ trong thế hệ trẻ nhất là đối với sinh viên hiện nay đang được hưởng cuộc sống hòa bình do thế hệ cha anh để lại mà dễ quên đi một quá khứ hào hùng của dân tộc. Thông qua giáo dục ý thức chính trị, sinh viên sẽ được trang bị những tri thức xã hội và nhân văn cơ bản, giúp họ nâng cao tình cảm, ý chí và đạo đức cách mạng; từ đó hiểu được sâu sắc đường lối cách mạng của Đảng ta, có ý thức tự giác tham gia các phong trào chính trị - xã hội do Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên phát động; tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức đồng thời xác định được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp “trồng người” của đất nước. Đây cũng chính là mục tiêu giáo dục và đào tạo con người của nước ta hiện nay là những con người được phát triển toàn diện, vừa có đức vừa có tài đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến Bộ, Mátxcơva
2. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên là quá trình tác động vào đối tượng giáo dục bằng cách giải thích, tuyên truyền những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam…nhằm giúp cho sinh viên nắm vững được những kiến thức cơ bản đó, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở khoa học cho nhận thức và niềm tin vững chắc vào con đường đi lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Giáo dục ý thức chính trị giúp hình thành và nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, hướng dẫn đối tượng giáo dục biết vận dụng những hiểu biết ấy vào thực tiễn cách mạng.
Ngày nay, tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp, chiến lược “diễn biến hòa bình” và chống “diễn biến hòa bình” đang diễn ra gay gắt có ảnh hưởng đến ý thức chính trị, tư tưởng của sinh viên nói chung. Ý thức chính trị của sinh viên là sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đến việc bảo vệ, quản lý và phát triển xã hội, đất nước. Sự hình thành và phát triển ý thức chính trị của sinh viên là một quá trình tự giác diễn ra có tổ chức, có mục đích, có sự định hướng của giáo dục, định hướng chính trị rõ ràng chứ không phải hoạt động tự phát. Xét về thực chất, giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên hiện nay chính là:
Thứ nhất, giáo dục ý thức chính trị là giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, cách mạng cho sinh viên, tạo cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH để xác định phương hướng lập thân, lập nghiệp; có mục tiêu lý tưởng phấn đấu rõ ràng, có năng lực trong giải quyết mọi nhiệm vụ một cách độc lập, sáng tạo, có hiệu quả; luôn luôn có tình cảm cách mạng và ý chí vững vàng; vượt qua mọi khó khăn thử thách trong học tập tại trường và rèn luyện trong thực tiễn. Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên vừa tuân theo quy luật nhận thức, vừa chịu sự chi phối của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận. Đây là một quá trình mang đặc điểm của nhận thức chính trị, đòi hỏi sinh viên tích cực tham gia học tập, rèn luyện trong môi trường đào tạo tại nhà trường để nâng cao nhận thức của mình, phát triển những cái mình đã có được từ trước, đã trở thành bản năng thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức, thành những tri thức khoa học phản ánh trình độ cao.
Thứ hai, giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên hiện nay được thể hiện ở những tiêu chí về nhận thức chính trị, tình cảm, niềm tin ý chí chính trị và sự phát triển ấy được thông qua hành vi chính trị của họ.
Về nhận thức chính trị: Nhận thức chính trị được thể hiện ở hai trình độ là trình độ thấp và trình độ cao. Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên nhằm làm cho sinh viên có trình độ cao về nhận thức chính trị, tức là phải có tri thức ngày càng sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, trên cơ sơ đó có khả năng phân tích tổng hợp, khái quát thành các quan điểm chính trị, thành tư tưởng chính trị của mình.
Về tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị: Tình cảm và niềm tin chính trị là một đặc trưng bản chất trong ý thức chính trị của sinh viên, là cơ sở vững chắc để xây dựng lý tưởng CSCN và đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch trong công cuộc xây dựng CNXH của sinh viên, được biểu hiện là những phản ứng của mỗi sinh viên đối với vấn đề chính trị. Thái độ, tình cảm của sinh viên về các hiện tượng trong sinh hoạt chính trị, cũng như các vấn đề liên quan đến chính trị càng mạnh mẽ, càng sâu sắc thì ý thức chính trị của sinh viên càng phát triển. Sự kết hợp giữa tri thức chính trị và tình cảm chính trị tạo thành niềm tin chính trị. Niềm tin chính trị là động lực mạnh mẽ, thúc đẩy và quy định mức độ khám phá, hiểu biết về chính trị bởi nó trực tiếp quy định hành động chính trị của mỗi người. Từ đó nâng cao ý thức chính trị và biến thành ý chí, thành hành động thực tiễn chính trị của sinh viên, thể hiện ở sự quyết tâm, lòng kiên trì vượt khó, đó cũng là sự độc lập, sáng tạo, nhạy bén trong việc tìm ra những giải pháp tối ưu để đạt kết quả học tập tốt.
Về hành vi chính trị: Ý thức chính trị của sinh viên được biểu hiện thông qua hành vi chính trị của họ. Hành vi chính trị của sinh viên là những cử chỉ, lời nói, thái độ, hành động của sinh viên thể hiện sự ứng xử của họ trong các mối quan hệ chính trị xã hội nhất định, phản ánh một trình độ nhất định ý thức chính trị của họ. Tính chất và mức độ biểu hiện hành vi chính trị của sinh viên phải được thử thách trong môi trường chính trị, đặc biệt là trong những điều kiện khó khăn đòi hỏi sinh viên phải huy động tối đa mọi khả năng để xử lý các tình huống cụ thể. Đánh giá hành vi chính trị của sinh viên phải đặt trong bối cảnh cụ thể môi trường chính trị mới có thể đánh giá đúng khách quan.
Thứ ba, giáo dục cho sinh viên có được lòng tự hào dân tộc, niềm tin, ý chí bản lĩnh kiên cường và tầm nhận thức sâu rộng trước những âm mưu phá hoại của kẻ thù, bảo vệ lý tưởng cao đẹp của mình.
Công tác giáo dục ý thức chính trị là công tác giáo dục con người, tác động đến tư tưởng, tình cảm đạo đức của sinh viên, giúp họ nâng cao trình độ chính trị, tinh thần tự giác và tính tích cực trong sự nghiệp giáo dục nước nhà. Giáo dục ý thức chính trị hướng vào mục tiêu giáo dục cho sinh viên có lòng yêu nước nồng nàn, trung thành với Tổ quốc, hình thành hệ thống giá trị với những nội dung mới phù hợp với sự biến đổi và phát triển của đất nước. Đó là biến những giá trị đề cao tinh thần hy sinh xả thân vì dân, vì nước trong lịch sử hào hùng của dân tộc thành giá trị với nội dung mới là phải làm tất cả những gì để cho dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; phát huy ý thức cộng đồng, truyền thống đoàn kết, khai thác mọi tiềm năng để nước ta thoát khỏi đói nghèo; trong học tập, lao động không chỉ là chăm chỉ, cần cù mà còn phải gắn với tri thức khoa học, có tinh thần trách nhiệm, là phải chú ý đến năng suất, chất lượng, hiệu quả…Với tất cả những nhận thức mới về hệ thống giá trị sẽ có tác dụng rất lớn đối với sinh viên, giúp cho họ hình thành nếp nghĩ, lối sống, phong cách mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH của nước nhà.
Thứ tư, giáo dục các giá trị đạo đức, lý tưởng, lối sống cách mạng cho sinh viên, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách con người mới XHCN, con người phát triển toàn diện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được” [2, tr.554]. Đối với mỗi sinh viên, bên cạnh trình độ chuyên môn tốt để thích ứng sự phát triển của thời đại, cần phải có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, nhân cách cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tự lập, tự chủ, có hoài bão và ước mơ, năng động và sáng tạo bước vào cuộc sống. Để hình thành nhân cách con người mới XHCN ở sinh viên không thể một sớm một chiều mà phải thông qua quá trình giáo dục toàn diện trong suốt thời gian sinh viên ngồi trên ghế nhà trường và suốt cuộc đời. Mỗi môn khoa học được giảng dạy trong nhà trường đều có vai trò của mình trong việc giáo dục và phát triển nhân cách cho sinh viên; trong đó, giáo dục ý thức chính trị đóng vai trò quan trọng để hình thành và hoàn thiện nhân cách con người mới XHCN ở sinh viên.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường hiện nay, mặt trái của nó đã khiến người ta thiên về lợi nhuận, có khi vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, kể cả tình người làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên nguội lạnh, vô cảm. Từ đó dẫn tới chủ nghĩa thực dụng, ích kỷ trong thế hệ trẻ nhất là đối với sinh viên hiện nay đang được hưởng cuộc sống hòa bình do thế hệ cha anh để lại mà dễ quên đi một quá khứ hào hùng của dân tộc. Thông qua giáo dục ý thức chính trị, sinh viên sẽ được trang bị những tri thức xã hội và nhân văn cơ bản, giúp họ nâng cao tình cảm, ý chí và đạo đức cách mạng; từ đó hiểu được sâu sắc đường lối cách mạng của Đảng ta, có ý thức tự giác tham gia các phong trào chính trị - xã hội do Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên phát động; tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức đồng thời xác định được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp “trồng người” của đất nước. Đây cũng chính là mục tiêu giáo dục và đào tạo con người của nước ta hiện nay là những con người được phát triển toàn diện, vừa có đức vừa có tài đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến Bộ, Mátxcơva
2. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.