Bác Hồ với hoạt động thể dục thể thao - Hướng tới kỷ niệm ngày thể thao Việt Nam 27/3
- Thứ hai - 25/03/2019 18:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhằm tăng cường và mở rộng các hoạt động thể dục thể thao và trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục thể dục thể thao cho thế hệ trẻ. Ngày 27/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 33 thành lập Nha Thanh niên – Thể dục thuộc Bộ quốc gia giáo dục, là cơ quan tham mưu của Chính phủ về thể dục thể thao. Cùng ngày, Báo Cứu quốc đăng bài “Sức khỏe và thể dục” của Người. Bài báo là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Do vậy, từ năm 1991, Chính phủ quyết định lấy ngày 27/3 hàng năm là Ngày Thể thao Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công” và “mỗi một người dân mạnh khỏe là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Do vậy, tin tưởng mãnh liệt vào phương pháp bảo vệ sức khỏe bằng tập luyện thể dục thể thao, Bác khuyên mỗi người dân: “Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập, khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe…”.
Để kêu gọi thanh niên, học sinh và mọi người dân tập luyện thể thao, Bác nêu: “Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập” là minh chứng về tấm gương luôn xem việc rèn luyện là lẽ sống, là điều hiển nhiên.Bác luyện tập thể thao trong bất cứ hoàn cảnh nào, là người thầy giáo, những lúc bôn ba khắp các châu lục, lúc ở hang sâu và lán nứa…để tăng cường sức khỏe.
Trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến, tại chiến khu Việt Bắc, bộ đội, cán bộ, dân công, dân quân, du kích…đều có thói quen tập thể dục, chơi thể thao. Còn tại vùng tự do kháng chiến, nhiều môn như: Võ thuật, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, xe đạp…được các võ sư hướng dẫn, huấn luyện nên có rất nhiều người, mọi đối tượng tham gia, phong trào phát triển mạnh góp phần phục vụ cho kháng chiến thành công.
Trong giai đoạn 1954-1975, các phong trào “Thể dục vệ sinh” trong trường học, “Chạy nối liền Bắc Nam”, “Luyện vai trăm cân, luyện chân ngàn dặm” trong thanh thiếu niên; “Chạy, nhảy, bơi, bắn, võ” trong công nhân viên chức, dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang; “Rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn”, “Toàn xã biết bơi”, “Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời”…trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương được phát triển mạnh mẽ với các môn: Chạy, đi bộ, bơi lội, thể dục sản xuất, thể dục quân sự, thể dục quốc phòng, bóng đá, bóng chuyền…
Trong kháng chiến chống Mỹ cũng có nhiều giải thể thao, ngày hội văn hóa được tổ chức định kỳ trong mỗi cơ quan, địa phương, công nông lâm trường, hợp tác xã, xí nghiệp, nhà máy…cùng với phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng, Phụ nữ ba đảm đang”…đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam chống Mỹ cứu nước.
Hiện nay, đất nước đang trong bối cảnh đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì công tác thể dục thể thao nói chung và phong trào thể dục thể thao quần chúng nói riêng được phát triển mạnh mẽ, tạo được những thành tựu quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực của toàn dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” luôn được toàn dân thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
Để kêu gọi thanh niên, học sinh và mọi người dân tập luyện thể thao, Bác nêu: “Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập” là minh chứng về tấm gương luôn xem việc rèn luyện là lẽ sống, là điều hiển nhiên.Bác luyện tập thể thao trong bất cứ hoàn cảnh nào, là người thầy giáo, những lúc bôn ba khắp các châu lục, lúc ở hang sâu và lán nứa…để tăng cường sức khỏe.
Bác Hồ hoạt động thể dục thể thao (nguồn: Baonghean)
Bác khẳng định: “Đây cũng là hoạt động không tốn kém, không khó khăn, gái trai, già trẻ, ai cũng làm được”. Thực hiện theo lời kêu gọi của Bác, ngay từ những ngày đầu cách mạngcho đến những năm dài kháng chiến, hòa bình xây dựng đất nước, các hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi nổi trên cả nước, góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Các môn thể thao phổ biến như: Chạy, bóng đá, bóng bàn, xe đạp, đám bốc, võ cổ truyền…cũng đã được người dân hăng hái tập luyện.Trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến, tại chiến khu Việt Bắc, bộ đội, cán bộ, dân công, dân quân, du kích…đều có thói quen tập thể dục, chơi thể thao. Còn tại vùng tự do kháng chiến, nhiều môn như: Võ thuật, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, xe đạp…được các võ sư hướng dẫn, huấn luyện nên có rất nhiều người, mọi đối tượng tham gia, phong trào phát triển mạnh góp phần phục vụ cho kháng chiến thành công.
Trong giai đoạn 1954-1975, các phong trào “Thể dục vệ sinh” trong trường học, “Chạy nối liền Bắc Nam”, “Luyện vai trăm cân, luyện chân ngàn dặm” trong thanh thiếu niên; “Chạy, nhảy, bơi, bắn, võ” trong công nhân viên chức, dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang; “Rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn”, “Toàn xã biết bơi”, “Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời”…trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương được phát triển mạnh mẽ với các môn: Chạy, đi bộ, bơi lội, thể dục sản xuất, thể dục quân sự, thể dục quốc phòng, bóng đá, bóng chuyền…
Trong kháng chiến chống Mỹ cũng có nhiều giải thể thao, ngày hội văn hóa được tổ chức định kỳ trong mỗi cơ quan, địa phương, công nông lâm trường, hợp tác xã, xí nghiệp, nhà máy…cùng với phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng, Phụ nữ ba đảm đang”…đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam chống Mỹ cứu nước.
Hiện nay, đất nước đang trong bối cảnh đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì công tác thể dục thể thao nói chung và phong trào thể dục thể thao quần chúng nói riêng được phát triển mạnh mẽ, tạo được những thành tựu quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực của toàn dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” luôn được toàn dân thực hiện trong giai đoạn hiện nay.