Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường ĐH Sao Đỏ

http://gdcttc.saodo.edu.vn


Chia sẻ vaccine - chìa khóa vượt qua đại dịch COVID-19

Sự bùng phát đại dịch Covid-19 trên thế giới đã làm quá nhiều người đã phải mất đi sự sống, tổn thất về sinh mạng. Thực tế cho thấy mặc dù hàng tỷ liều vaccine COVID-19 đã được sản xuất và phân phối trên thế giới nhưng “bức tranh” đó lại có sự phân hóa sâu sắc giữa các nước. Trong khi một số quốc gia đã nhanh chóng tìm được nguồn cung vaccine thì những quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, vẫn chưa tiếp cận được. Trong khi Mỹ hay châu Âu đã đạt nhiều tiến triển trong tiêm chủng đại trà, thì rất nhiều quốc gia khác từ châu Á, châu Phi hay Mỹ Latin… vẫn đang trong “cơn khát” vaccine.
          Đoàn kết chia sẻ Vaccine cho các nước khó khăn
          Xuất phát từ sự chênh lệch về vaccine giữa các nước trên thế giới, sự ra đời của cơ chế COVAX do WHO khởi xướng là một nỗ lực quan trọng để thúc đẩy quyền tiếp cận vaccine COVID-19 nhanh và bình đẳng trên toàn cầu. COVAX được thành lập như một phản ứng đa phương đối với thách thức về sức khỏe cộng đồng. Nhiều nước giàu đã cam kết chia sẻ vaccine cho các nước nghèo. Trong lễ kỷ niệm 1 năm thành lập cơ chế chia sẻ vaccine COVAX ngày 23/4/2021, buổi lễ diễn ra theo hình thức trực tuyến. Phát biểu tại lễ kỷ niệm, tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng vẫn còn tình trạng bất bình đẳng về quyền tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19. Ông tiếp tục nêu quan điểm các nước giàu nên có trách nhiệm chia sẻ với nước nghèo hơn vì chỉ có như vậy đại dịch mới sớm kết thúc, các nước có điều kiện kinh tế thay vì tổ chức tiêm mũi thứ 3 hãy ưu tiên chia sẻ vắc xin cho những nước nghèo. Theo COVAX, 1,8 tỷ liều sẽ sẵn sàng cung cấp cho 92 nước nghèo các châu lục, tương đương với việc 27% dân số các nước này sẽ được tiêm vào cuối năm 2021.
          Trước tiên nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển (G7) tại hội nghị thượng đỉnh ngày 13/6/2021cam kết cung cấp hơn 1 tỷ liều vaccine cho phần còn lại của thế giới theo cách trực tiếp hoặc thông qua COVAX. Trong số này, 500 triệu liều vaccine Pfizer do Mỹ cung cấp qua sáng kiến COVAX do Liên hợp quốc bảo trợ trong 2 năm 2021 và 2022. Anh cam kết ủng hộ ít nhất 100 triệu liều cho những nước nghèo nhất, trong đó, 5 triệu liều bắt đầu triển khai ngay trong những tuần tới, 2,5 triệu liều vào cuối năm nay. Nhật Bản cũng khẳng định sẽ đóng góp 30 triệu liều. Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng nhất trí tặng ít nhất 100 triệu liều vaccine vào cuối năm 2021, trong đó riêng Pháp và Đức mỗi nước tặng 30 triệu liều. Ngày 21/6, Nhà Trắng tiếp tục công bố kế hoạch cung cấp 55 triệu liều vaccine COVID-19 còn lại trong tổng số 80 triệu liều vaccine mà Mỹ đã cam kết nhằm giúp đỡ các nước trên thế giới.
          Châu Phi: nhiều nước được nhận vaccine miễn phí như; Nam phi, zimbabwe, Senegal, Morocco và Ai Cập. Các nước châu Phi cho đến nay đã nhận được 158 triệu liều vắc xin theo cơ chế phân bổ COVAX. Mục tiêu COVAX đặt ra cung cấp 620 triệu liều cho châu Phi vào cuối năm 2021.
          Mỹ la tinh: Các nước nghèo ở khu vực này nhận được sự chia sẻ vaccine từ Mỹ gồm 14 triệu vaccine sẽ được chia cho các quốc gia ưu tiên, bao gồm Colombia, Argentina, Iraq, Ukraine, Bờ Tây và Dải Gaza.
          Châu Á: có các quốc gia nhận được vắc xin COVID-19 ở đợt 7 triệu liều từ Mỹ: Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Lào, Papua New Guinea, Đài Loan và các đảo Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong số 7 nước  được nhận lô vaccine đầu tiên từ COVAX vào tháng 04 năm 2021. Lô vắc-xin này nằm trong số 4,1 triệu liều vắc-xin được cam kết hỗ trợ miễn phí cho Việt Nam của cơ chế COVAX, một cơ chế quốc tế nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng với vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu.Trong nhiều tháng qua các đối tác đã hỗ trợ tích cực Việt Nam xây dựng Kế hoạch Tiêm chủng Quốc gia.
          Trước tình hình dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, Trường Đại học Sao Đỏ luôn xác định việc tiêm vaccine phòng Covid-19 đối với sinh viên là một trong những phương án tối ưu nhất nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho sinh viên trong quá trình học tập. Ban Giám hiệu Trường Đại học Sao Đỏ đã chỉ đạo các đơn vị phòng, khoa, các tổ chức đoàn thể tuyên truyền sâu rộng đến viên chức, giảng viên và sinh viên nhà trường về ý nghĩa, vai trò của “5K + Vaccine + Công nghệ” trong phòng chống dịch. Với sự nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường, sự giúp đỡ của các ban ngành, chính quyền địa phương, ngày 29/11/2021, nhà trường phối hợp với Trung tâm y tế thành phố Chí Linh tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đợt 2, mũi 1 cho gần 600 sinh viên. Đến thời điểm hiện tại, nhà trường đã đạt 100% viên chức, giảng viên tiêm đủ 02 mũi vaccine phòng Covid-19; trên 95% sinh viên nhà trường đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 trong đó có trên 60% sinh viên tiêm đủ 2 mũi vaccine.
vac xin4
Sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ tiêm Vaccin phòng Covid - 19
          Kết quả này đã khẳng định sự cố gắng, nỗ lực hết mình của Ban Giám hiệu nhà trường trong việc quan tâm, chăm lo đến sức khỏe và sự an toàn của viên chức, giảng viên và sinh viên.
          Có thể nói, một chiến lược toàn cầu để chống lại COVID-19 sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự đoàn kết giữa các châu lục, các quốc gia và các dân tộc. Một thế giới không có COVID-19 là điều hoàn toàn có thể, song để đạt được điều này, chúng ta cần tiếp tục hợp tác và hành động cùng nhau, không phải với tư cách là đối thủ cạnh tranh, mà là đối tác bình đẳng. Đoàn kết quốc tế, hơn lúc nào hết, chính là chìa khóa để vượt qua đại dịch COVID-19, là nội dung quan trọng hướng tới ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại 20/12 năm 2021.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hải Hà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây