Hiệp định Paris (27/1/1973) – Bước ngoặt trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam
- Thứ tư - 16/01/2019 15:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hiệp định Paris là một bước ngoặt quan trọng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam, là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam. Đây là cơ sở để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, góp phần củng cố hòa bình ở châu Á và thế giới. Hiệp định do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Bị thất bại ở cả hai miền Nam Bắc của Việt Nam, đặc biệt thất bại nặng nề trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nên Mỹ đã buộc phải ngồi vào bàn đàn phán với Việt Nam ở Hội nghị Paris từ ngày 13 tháng 5 năm 1968 để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đến ngày 25 tháng 1 năm 1969 bắt đầu hội nghị 4 bên. Đến tháng 10 năm 1972, khi Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử tổng thống, bản dự thảo Hiệp định Paris được hoàn tất và các bên đã thỏa thuận ngày ký chính thức. Tuy nhiên, Mỹ đã gây sức ép bằng cách mở cuộc tập kích bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1972 để buộc Việt Nam phải nhân nhượng. Nhưng với sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự đoàn kết của nhân dân cả nước, nhân dân ta đã đánh bại âm mưu của kẻ thù, buộc chúng phải ký Hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Hiệp định Paris gồm 9 chương: Chương I: các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam; chương II: chấm dứt chiến sự, rút quân; chương III: việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt, thường dân nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ; chương IV: việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam; chương V: vấn đề thống nhất nước Việt Nam và vấn đề quan hệ giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam; chương VI: các ban liên hợp quân sự, ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát, hội nghị quốc tế; chương VII: đối với Campuchia và Lào; chương VIII: quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chương IX: nhưng điều khoản khác. Như vậy, Hiệp định được ký kết với những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất,Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Thứ hai, hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/01/1973 và Hoa Kỳ cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.
Thứ ba, Hoa Kỳ rút hết quân đội và quân đồng minh trong vòng 60 ngày kể từ khi ký hiệp định, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Thứ tư, nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.
Thứ năm, hai bên Nam – Bắc Việt Nam sẽ thương lượng về việc thống nhất đất nước, không có sự can thiệp của nước ngoài.
Thứ sáu, các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị ( lực lượng cách mạng, lực lượng hòa bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).
Thứ bảy, hai bên ngừng bắn, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
Thứ tám, Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, tiến tới thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước.
Hiệp định Paris gồm 9 chương: Chương I: các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam; chương II: chấm dứt chiến sự, rút quân; chương III: việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt, thường dân nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ; chương IV: việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam; chương V: vấn đề thống nhất nước Việt Nam và vấn đề quan hệ giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam; chương VI: các ban liên hợp quân sự, ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát, hội nghị quốc tế; chương VII: đối với Campuchia và Lào; chương VIII: quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chương IX: nhưng điều khoản khác. Như vậy, Hiệp định được ký kết với những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất,Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Thứ hai, hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/01/1973 và Hoa Kỳ cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.
Thứ ba, Hoa Kỳ rút hết quân đội và quân đồng minh trong vòng 60 ngày kể từ khi ký hiệp định, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Thứ tư, nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.
Thứ năm, hai bên Nam – Bắc Việt Nam sẽ thương lượng về việc thống nhất đất nước, không có sự can thiệp của nước ngoài.
Thứ sáu, các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị ( lực lượng cách mạng, lực lượng hòa bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).
Thứ bảy, hai bên ngừng bắn, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
Thứ tám, Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, tiến tới thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước.
Toàn cảnh lễ ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
Hiệp định Paris được ký kết là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân nhân Việt Nam trong suốt giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1973với ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế. Hiệp định là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, buộc Mỹ phải rút quân về nước, tạo điều kiện tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam để tiến tới thắng lợi năm 1975, cả nước bước vào kỷ nguyên mới- kỷ nguyên độc lập, tự do, đi lên Chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Hiệp định đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân Lào và Campuchia, đồng thời mở ra cục diện mới ở Đông Nam Châu Á, khối SEATO giải tán, xu thế hòa bình trong khu vực được phát triển. Với những ý nghĩa đó, hiệp định Paris còn nguyên giá trị thời sự và thiết thực trong giai đoạn hiện nay.