Khoa Giáo dục chính trị và Thể chất không ngừng nâng cao công tác bồi dưỡng giảng viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
- Thứ ba - 26/05/2020 15:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khi bàn đến vai trò của người Thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết; “Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới cho xã hội chủ nghĩa. Vậy Thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thật xứng đáng là Thầy giáo xã hội chủ nghĩa”.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giảng viên phải có kiến thức sâu rộng, luôn cập nhật bổ sung cái mới. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên các trường đại học, cao đẳng luôn được các trường quan tâm, chú trọng, coi đây là nguồn nhân lực “đặt nền móng” cho việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cho quá trình hội nhập quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, từ nhiều năm qua, khoa Giáo dục chính trị và Thể chất không ngừng đổi mới, quan tâm tới công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giảng viên trong khoa. Bản thân các giảng viên trong khoa luôn xác định học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của trường và đạt được kết quả tốt
Về học tập nâng cao trình độ: Xác định đây là nhiệm vụ của giảng viên thực hiện công tác giảng dạy, thầy/cô trong khoa chủ động đăng ký tham gia các lớp học bồi dưỡng kiến thức ngắn ngày và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đến nay khoa có 01 Tiến sĩ, 04 giảng viên đang tham gia NCS trong và ngoài nước, bổ sung thêm vào đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao của nhà trường và cũng là nguồn cổ vũ lớn đối với cán bộ, giảng viên đã và đang trên con đường học tập nâng cao trình độ. Số còn lại tất cả thầy/cô đều đạt ở trình độ thạc sỹ.
Chấm điểm, xếp loại giảng viên: Thực hiện kế hoạch của nhà trường về công tác bồi dưỡng và xếp loại giảng viên, lãnh đạo khoa chỉ đạo các bộ môn lập kế hoạch dự giờ từng giảng viên trong khoa, chia ra làm hai kỳ, mỗi tiết giảng có từ 3 đến 4 giảng viên tham gia dự để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức và góp ý bình giảng sau từng tiết giảng. Với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo khoa, sự tích cực, chủ động của các thầy cô, năm học 2018 - 2019 có 100% thầy cô đủ điều kiện phân loại giảng viên.
Ngoài ra, giảng viên còn sắp sếp thời gian, công việc tham gia học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ khi hiện nay cả khoa đã/đang có 4 giảng viên học văn bằng hai ngành ngôn ngữ Anh. Khoa cử giảng viên giáo dục chính trị đi học tập trải nghiệm thực tế ở các doanh nghiệp để cập nhật kiến thức thực tiễn và đưa vào lồng ghép các bài giảng làm cho từng tiết giảng mang tính thực tiễn hơn, tạo sự hứng thú cho sinh viên khi tiếp nhận kiến thức.
Như vậy, với tính chất đặc thù của lao động sư phạm, công tác bồi dưỡng giảng viên luôn được Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo khoa quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp tích cực để mỗi giảng viên nhận thức được vai trò quan trọng trong công tác này, đã chủ động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo trong thời kỳ mới./.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, từ nhiều năm qua, khoa Giáo dục chính trị và Thể chất không ngừng đổi mới, quan tâm tới công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giảng viên trong khoa. Bản thân các giảng viên trong khoa luôn xác định học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của trường và đạt được kết quả tốt
Về học tập nâng cao trình độ: Xác định đây là nhiệm vụ của giảng viên thực hiện công tác giảng dạy, thầy/cô trong khoa chủ động đăng ký tham gia các lớp học bồi dưỡng kiến thức ngắn ngày và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đến nay khoa có 01 Tiến sĩ, 04 giảng viên đang tham gia NCS trong và ngoài nước, bổ sung thêm vào đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao của nhà trường và cũng là nguồn cổ vũ lớn đối với cán bộ, giảng viên đã và đang trên con đường học tập nâng cao trình độ. Số còn lại tất cả thầy/cô đều đạt ở trình độ thạc sỹ.
Chấm điểm, xếp loại giảng viên: Thực hiện kế hoạch của nhà trường về công tác bồi dưỡng và xếp loại giảng viên, lãnh đạo khoa chỉ đạo các bộ môn lập kế hoạch dự giờ từng giảng viên trong khoa, chia ra làm hai kỳ, mỗi tiết giảng có từ 3 đến 4 giảng viên tham gia dự để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức và góp ý bình giảng sau từng tiết giảng. Với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo khoa, sự tích cực, chủ động của các thầy cô, năm học 2018 - 2019 có 100% thầy cô đủ điều kiện phân loại giảng viên.
Bộ môn dự giờ giảng viên để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức và góp ý bình giảng sau từng tiết giảng.
Hoạt động nghiên cứu khoa học: được coi là một trong hai nhiệm vụ quan trọng nhất của giảng viên, trong giảng dạy cần phải gắn giữa lý thuyết với thực tiễn, không những giảng dạy cho các em về kiến thức mà còn phải giáo dục về đạo đức, nâng cao thể lực cho sinh viên nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng đề ra. Năm học 2018 - 2019 khoa có 02 đề tài NCKH cấp cơ sở, 14 bài báo nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí uy tín trong và ngoài trường cũng như các bài đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học các cấp. Thông qua việc nghiên cứu khẳng định được năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên trong khoa.Ngoài ra, giảng viên còn sắp sếp thời gian, công việc tham gia học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ khi hiện nay cả khoa đã/đang có 4 giảng viên học văn bằng hai ngành ngôn ngữ Anh. Khoa cử giảng viên giáo dục chính trị đi học tập trải nghiệm thực tế ở các doanh nghiệp để cập nhật kiến thức thực tiễn và đưa vào lồng ghép các bài giảng làm cho từng tiết giảng mang tính thực tiễn hơn, tạo sự hứng thú cho sinh viên khi tiếp nhận kiến thức.
Như vậy, với tính chất đặc thù của lao động sư phạm, công tác bồi dưỡng giảng viên luôn được Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo khoa quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp tích cực để mỗi giảng viên nhận thức được vai trò quan trọng trong công tác này, đã chủ động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo trong thời kỳ mới./.