Kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2022) - nhìn lại giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập đối với cách mạng Việt Nam
- Thứ năm - 01/09/2022 09:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị pháp lý có giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại vô cùng to lớn trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.
Bản Tuyên ngôn độc lập có giá trị vô cùng to lớn đối với cách mạng Việt Nam.
Thứ nhất, Tuyên ngôn độc lập là cột mốc đánh dấu lịch sử dân tộc Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã giành được thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngay từ năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau đó tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cách mạng Tháng Tám thành công, là cơ sở thực tiễn quan trọng, là tiền đề có ý nghĩa quyết định thực hiện nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa khi nước ta giành được độc lập dân tộc. Tuyên ngôn độc lập được công bố, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực sự là bước ngoặt của cách mạng Việt Nam trên con đường phát triển tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, Tuyên ngôn độc lập phản ánh ý chí, khát vọng của nhân dân, khẳng định nền độc lập dân tộc trong suốt ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Do đó, để có được nền độc lập dân tộc, các thế hệ “con Rồng, cháu Tiên” luôn kiên cường đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Đến Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định khát vọng và ý chí thiêng liêng ấy của dân tộc trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Đó là tư tưởng: độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Người khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam đã trở thành hiện thực, đó là nền độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn và triệt để: một dân tộc có đầy đủ quyền quốc gia về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, vì hạnh phúc của nhân dân, đúng như Người đã khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập”.
Thứ ba, Tuyên ngôn độc lập là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực như hiện nay, những tư tưởng của Tuyên ngôn độc lập vẫn còn nguyên giá trị, là ngọn đuốc soi đường sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Luôn kiên định tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ như Người đã khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Quán triệt tinh thần độc lập, tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn độc lập, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…” Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ hiện nay không chỉ là chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ vùng trời, vùng biển, đảo, lòng đất của Tổ quốc mà còn gắn liền với bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ Nhân dân; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ, thách thức, an ninh quốc gia, xử lý hiệu quả mọi tình huống liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định để đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Như vậy, Tuyên ngôn độc lập không chỉ phản ánh khát vọng tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử mà còn là cột mốc đánh dấu lịch sử dân tộc ta đã bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, đồng thời là ngọn đuốc soi đường sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập, tập thể sư phạm trường Đại học Sao Đỏ luôn tự hào về truyền thống của dân tộc, tích cực đoàn kết thi đua giảng dạy tốt, học tập tốt, cống hiến cho sự nghiệp trồng người, tiếp tục thực hiện khát vọng xây dựng nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thứ nhất, Tuyên ngôn độc lập là cột mốc đánh dấu lịch sử dân tộc Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã giành được thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngay từ năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau đó tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cách mạng Tháng Tám thành công, là cơ sở thực tiễn quan trọng, là tiền đề có ý nghĩa quyết định thực hiện nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa khi nước ta giành được độc lập dân tộc. Tuyên ngôn độc lập được công bố, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực sự là bước ngoặt của cách mạng Việt Nam trên con đường phát triển tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, Tuyên ngôn độc lập phản ánh ý chí, khát vọng của nhân dân, khẳng định nền độc lập dân tộc trong suốt ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Do đó, để có được nền độc lập dân tộc, các thế hệ “con Rồng, cháu Tiên” luôn kiên cường đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Đến Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định khát vọng và ý chí thiêng liêng ấy của dân tộc trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Đó là tư tưởng: độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Người khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam đã trở thành hiện thực, đó là nền độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn và triệt để: một dân tộc có đầy đủ quyền quốc gia về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, vì hạnh phúc của nhân dân, đúng như Người đã khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập”.
Thứ ba, Tuyên ngôn độc lập là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực như hiện nay, những tư tưởng của Tuyên ngôn độc lập vẫn còn nguyên giá trị, là ngọn đuốc soi đường sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Luôn kiên định tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ như Người đã khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Quán triệt tinh thần độc lập, tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn độc lập, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…” Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ hiện nay không chỉ là chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ vùng trời, vùng biển, đảo, lòng đất của Tổ quốc mà còn gắn liền với bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ Nhân dân; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ, thách thức, an ninh quốc gia, xử lý hiệu quả mọi tình huống liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định để đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Như vậy, Tuyên ngôn độc lập không chỉ phản ánh khát vọng tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử mà còn là cột mốc đánh dấu lịch sử dân tộc ta đã bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, đồng thời là ngọn đuốc soi đường sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập, tập thể sư phạm trường Đại học Sao Đỏ luôn tự hào về truyền thống của dân tộc, tích cực đoàn kết thi đua giảng dạy tốt, học tập tốt, cống hiến cho sự nghiệp trồng người, tiếp tục thực hiện khát vọng xây dựng nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.