Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường ĐH Sao Đỏ

http://gdcttc.saodo.edu.vn


Sinh viên trường Đại học Sao Đỏ với văn hóa đọc sách thời Covid -19

Hiện nay, sinh viên các trường đại học ở Việt Nam trong đó có trường Đại học Sao Đỏ đang phải tạm dừng học tập trung tại trường và phải học qua hệ thống trực tuyến (học online) vì sự ảnh hưởng của đại dịc Covid – 19). Do đó để nâng cao chất lượng đào tạo thì việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng đào tạo, trường Đại học Sao Đỏ đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong đó vấn đề hiện đại hóa hoạt động thông tin, tăng cường hướng dẫn tự học cho sinh viên, phát triển văn hóa đọc lại càng được quan tâm.
          Ngày nay vơi sự phát triển của hệ thống internet và các phương tiện thông tin ngày àng hiện đại, hình thức đọc cũng chuyển từ đọc sách giấy sang đọc sách online thì việc xây dựng văn hóa đọc cho sinh viên trong trường đại học chính là một trong những hoạt động quan trọng để giúp cho sinh viên tiếp cận với tri thức, hình thành thói quen đọc sách, tạo nền tảng quan trọng cho việc đổi mới phương pháp dạy - học, kỹ năng tự học và học tập suốt đời của mỗi người. Đặc biệt hơn trong bối cảnh mọi người, mọi nhà đều đang thực hiện giãn cách xã hội để chung tay phòng chống đại dịch Covid -19 thì viêc tiếp cận với hệ thống thu viện, các cửa hàng sách là không thể. Văn hóa đọc ở đây được hiểu chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở; phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Để việc đọc sách thật sự hiệu quả thì mỗi cá nhân cần phải luyện cho mình văn hóa đọc, một trong những con đường để hình thành văn hóa đọc đó chính là việc lựa chọn cách đọc, loại sách sao cho phù hợp.
          Thời gian vừa qua khi sinh viên đang học trực tuyến, trường Đại học Sao Đỏ cũng đã tạo môi trường đọc khá thuận lợi cho sinh viên với hệ thống phần mềm, trang thiết bị tương đối đồng bộ và hiện đại giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với hệ thống thư viện điện tử để đáp ứng cơ bản nhu cầu đọc của cán bộ và sinh viên. Nhận thức được vai trò của việc đọc sách của sinh viên nên về vấn đề đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường được quan tâm, Nhà trường cũng đã có nhiều hình thức hoạt động để tuyên truyền, quảng bá văn hóa đọc cho sinh viên, giảng viên đã tích cực giao nội dung, giới thiệu những cuốn sách, địa chỉ cần tra cứu và có yêu cầu kiểm tra nội dung đối với sinh viên sau khi đọc qua đó đã góp phần tạo thói quen đọc sách và từng bước hình thành văn hóa đoc trong nhà trường.
          Tuy nhiên, một thực trạng đáng báo động trong những năm gần đây đó là xu hướng lười đọc sách, ngại đọc sách của sinh viên. Đặc biệt là sách in được trang bị trong thư viện, điều này được cho là do sự tác động của khoa học công nghệ, sự phát triển của internet, đặc thù là sinh viên đang trong quá trình đào tạo và đăc thù về ngành nghề được đào tạo, sinh viên trường Đại học Sao Đỏ chủ yếu lựa chọn đọc các ấn phẩm giáo trình có liên quan tới bài giảng và nghành nghề đã chọn và các ấn phẩm khoa học phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
          Mặc dù tỷ lệ đọc sách in có giảm, xong văn hóa đọc trực tuyến trong sinh viên có xu hướng tăng lên và có nhiều thay đổi. Bên cạnh những tấm gương có ý chí phấn đấu trong học tập, ham đọc sách, nghiên cứu tài liệu và sử dụng thư viện tích cực, một trong những biểu hiện của sự hạn chế về văn hóa đọc của sinh viên là tình trạng phần lớn sinh viên chỉ học và đọc khi các kỳ thi đã tới gần, học đối phó - học để thi. Tài liệu, sách, báo, sinh viên chỉ đọc khi giảng viên yêu cầu làm tiểu luận, bài tập lớn, hay thuyết trình về một đề tài hoặc chỉ phục vụ cho kỳ thi, tức là chỉ khi bị áp chế, bắt buộc, sinh viên mới có ý thức đọc mang tính tức thời. Do đó, sinh viên trở nên thụ động trong việc đọc và nghiên cứu tài liệu, sách, báo để tìm trong đó những kiến thức phục vụ cho việc tự học và nghiên cứu khoa học. Có thể nói sự thụ động trong văn hóa đọc đã và đang làm nghèo tri thức, tâm hồn và văn hóa của sinh viên.
          Có thể nói với sự quan tâm đầu tư của Nhà trường đầu tư cho hệ thống thư viện, năng lực thông tin nên phần nào đã đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của sinh viên hình thành được nét văn hóa đọc trong sinh viên. Điều này phần nào cũng đã khẳng định công tác tuyên truyền hướng dẫn và phát động phong trào đọc sách trong sinh viên đã đem lại hiệu quả.
          Khẳng định vai trò của sách và văn hóa đọc, hưởng ứng ngày đọc sách 21/4/2020 trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 hoành hành, sinh viên trường Đại học Sao Đỏ sẽ tiếp tục rất tích cực tham gia hưởng ứng đọc, tìm hiểu và quảng bá các sách báo cho bạn bè qua hệ thống internet nhằm mở rộng, nâng cao hiểu biết của bản thân, bạn bè và toàn xã hội. Đồng thời qua việc đọc sách sẽ giúp sinh viên trường Đại học Sao Đỏ khẳng định mình luôn tích cực và xây dựng văn hóa đọc thành truyền thống và bản sắc riêng. Đồng thời việc phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong trường Đại học Sao Đỏ chính là một trong những hoạt động, điều kiện quan trọng để đổi mới phương pháp dạy – học, giúp cho giảng viên, sinh viên đối với sách, hình thành thói quen đọc sách, tạo nền tảng quan trọng cho việc tự học, học tập suốt đời của mỗi người, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội./.

Tác giả bài viết: Vũ Văn Đông

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây