***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*******ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***
Khoa Giáo dục chính trị - Thể chất - Trường ĐH Sao Đỏ
Khoa Giáo dục chính trị và Thể chất tổ chức Hội thảo khoa học: “Vận dụng giá trị cốt lõi của Trường Đại học Sao Đỏ trong giảng dạy các học phần Lý luận chính trị hiện nay”
Thứ năm - 07/12/2023 15:52
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Lý luận chính trị. Ngày 07 tháng 12 năm 2023 khoa Giáo dục chính trị và Thể chất đã tổ chức hội thảo khoa học năm học 2023 – 2024 với chủ đề: "Vận dụng giá trị cốt lõi của Trường Đại học Sao Đỏ trong giảng dạy các học phần Lý luận chính trị hiện nay".
Tham dự hội thảo có TS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa Giáo dục chính trị và Thể chất chủ trì Hội thảo, TS. Vũ Văn Đông – phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, TS. Phạm Văn Dự – Trưởng phòng Công tác sinh viên,TS. Nguyễn Thị Nhan – Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên, Ths. Lê Thị Huyền – Bí thư đoàn TNCSHCM cùng toàn thể giảng viên bộ môn Giáo dục chính trị và đại diên các em sinh viên khóa DK13, DK 14 tham gia.
TS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa Giáo dục chính trị và Thể chất đã khai mạc buổi hội thảo, đã nêu bật mục đích của buổi hội thảo cần đạt được như: nâng cao trình độ lý luận, bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng cho giảng viên, tạo hứng thú, đam mê cho người học; đổi mới, nội dung, phương pháp giảng dạy các học phần lý luận chính trị nhằm ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học, phù hợp với sự tiến bộ tri thức khoa học, phù hợp và tuân thủ theo giá trị cốt lõi của Trường Đại học Sao Đỏ từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, đồng thời đưa ra một số biện pháp phù hợp và những đề xuất, kiến nghị đối với Nhà trường, các phòng, khoa, cán bộ, giảng viên và sinh viên nhằm nâng cao chất lượng các học phần Lý luận chính trị Trường Đại học Sao Đỏ trong những năm tiếp theo.
Chuẩn bị cho buổi hội thảo các giảng viên, sinh viên đã gửi 13 bài viết đăng kỷ yếu gồm 09 bài của giảng viên và 04 bài của sinh viên với 12 ý kiến phát biểu trong Hội thảo. Các bài viết cũng như các ý kiến phát biểu thảo luận đều tập trung một số nội dung chính như: đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy các học phần Lý luận chính trị, thực trạng học tập của sinh viên các học phần Lý luận chính trị. Các nội dung trao đổi và thảo luận gắn với giá trị cốt lõi của nhà trường: Thực học, thực hành, thực chung, thực tâm, thực nghiệp, thực tiến.
Một số hình ảnh sinh viên đại diện phát biểu tham luận tại buổi hội thảo:
Tại hội thảo các nhà khoa học đã thống nhất một số nội dung về giảng dạy và học tập các học phần Lý luận chính trị với thực hiện giá trị cốt lõi của nhà trường. Giảng viên và sinh viên chụp ảnh lưu niệm tại buổi hội thảo:
Kết luận tại buổi hội thảo khoa học, TS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa Giáo dục chính trị và Thể chất đã khẳng định công tác chuẩn bị của khoa, ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, của giảng viên và sinh viên tham gia rất chu đáo, trách nhiệm. Thông qua buổi hội thảo, trên cơ sở lý luận về giá trị cốt lõi nhà trường: Thực học: học thật, thi thật, không chạy theo thành tích trong thi cử; học thật là học mọi lúc, mọi nơi như ở trường, ở sách vở, học ở bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp; học tốt hôm nay để ngày mai lập nghiệp mang lại giá trị cho cuộc sống. Thực hành: học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, nói được làm được. Đẩy mạnh các hoạt động thực hành thực nghiệm, trải nghiệm thực tế nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hiện cùng với các kỹ năng khác để khẳng định bản thân. Thực chung: là sự đoàn kết, nhất trí, chung sức đồng lòng, không gây bè phái mất đoàn kết nội bộ; sự hợp tác, tinh thần tập thể và khả năng tập hợp quần chúng để chia sẻ, giúp đỡ người khác cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực tâm: là sự nhiệt tình, trách nhiệm, khát vọng được cống hiến, sự chủ động, tính sáng tạo; sự thương yêu thân thiện; không làm những việc pháp luật không cho phép; đó là sự thật thà thẳng thắn, không vụ lợi cá nhân lấy lợi ích tập thể là trên hết và trước hết. Thực nghiệp: là sự yêu ngành, yêu nghề; gắn bó, trân trọng, nâng niu ngành nghề mình đã chọn, việc mình đang làm để lập thân lập nghiệp; luôn chấp hành, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; hình thành tác phong công nghiệp, văn hóa cơ quan doanh nghiệp nơi công tác. Thực tiến: là sự tiến bộ của bản thân được đo bằng kết quả công việc cùng với sự quyết đoán; sự trưởng thành bằng năng lực và hoài bão phấn đấu của bản thân; là sự tự thân vận động, cầu thị, mưu cầu phát triển để khẳng định mình.
Hội thảo đã chỉ ra được thực trạng tổ chức các hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên các học phần Lý luận chính trị cũng như những hạn chế của nó. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập các học phần Lý luận chính trị của khoa Giáo dục chính trị và Thể chất nói riêng, của Trường Đại học Sao Đỏ nói chung, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các học phần Lý luận chính trị trong xu thế hội nhập hiện nay.