***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Chính sách mới nổi bật có hiệu lực năm 2023

Thứ năm - 28/12/2023 15:55

   Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống; củng cố, nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật cho cán bộ, Nhân dân và góp phần ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm do thiếu kiến thức về pháp luật. Do đó, công tác này luôn được trường Đại học Sao Đỏ quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Dưới đây là các quy định mới nổi bật trong năm 2023.

1111

    1. Cải cách lương; tăng lương hưu, trợ cấp người có công từ 01/7/2024
    Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2023. Theo đó, quyết nghị:
   - Từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
   - Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù:
   + Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
   + Từ ngày 01/7/2024: Bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. Giao Chính phủ tổ chức thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
- Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021.
   2. Phân bổ ngân sách trung ương năm 2024
   Nghị quyết 105/2023/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2023. Theo đó, quyết nghị:
   - Phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 theo từng lĩnh vực và chi tiết cho từng bộ, cơ quan trung ương theo các phụ lục số I, II, III và IV kèm theo Nghị quyết 105/2023/QH15.
   - Phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 kinh phí thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia cho từng Bộ, cơ quan trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo phụ lục số V kèm theo Nghị quyết 105/2023/QH15.
   - Số bổ sung cân đối ngân sách, số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương theo Phụ lục số VI, Phụ lục số VII kèm theo Nghị quyết 105/2023/QH15.
   - Mức bội thu, mức vay bù đắp bội chi, vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương theo Phụ lục số VIII kèm theo Nghị quyết 105/2023/QH15.
   3. Bãi bỏ toàn bộ 04 Thông tư về quản lý tài chính trong lĩnh vực ngoại giao
   Thông tư 68/2023/TT-BTC bãi bỏ 04 Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành liên quan đến việc quản lý tài chính trong lĩnh vực ngoại giao có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2023, bao gồm:
   (1) Thông tư 42/2011/TT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế
   (2) Thông tư 73/2011/TT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
   (3) Thông tư 31/2015/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ cho tố chức được Bộ Ngoại giao giao hoặc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn, giới thiệu và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
   (4) Thông tư 37/2015/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thực hiện Nhiệm vụ quản lý nhà, đất phục vụ hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo hình thức hỗ tương và theo hình thức giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền.
   4. Chi phí tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình sử dụng NSNN
  Quyết định 27/2023/QĐ-TTg quy định về tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình có hiệu lực từ ngày 25/12/2023.
  Theo đó, quy định về chi phí tổ chức buổi lễ như sau:
  - Chi phí tổ chức buổi lễ được tính vào tổng mức đầu tư của dự án.
  - Trên cơ sở cho phép tổ chức buổi lễ của người có thẩm quyền, chủ đầu tư lập, phê duyệt dự toán chi phí cho từng buổi lễ.
Dự toán chi phí cho tổ chức buổi lễ được lập phù hợp với nội dung và quy mô của công trình, theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành của Nhà nước. Chủ đầu tư không được yêu cầu nhà thầu thanh toán chi phí cho tổ chức các buổi lễ.
   5. Thời giờ làm việc của NLĐ làm việc thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển
   Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển có hiệu lực từ ngày 25/12/2023.
   Theo đó, quy định người lao động làm việc thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:
   - Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày;
   - Phiên làm việc tối đa là 28 ngày.
   6. Các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình
   Nghị định 76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ ngày 25/12/2023.
   Quy định về các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình như sau:
   - Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
   - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Việc đề nghị phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.
   - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
   7. Quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên phổ thông
   Ngày 30/10/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.
   Theo đó, quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập như sau:
   (1) Quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau:
   - Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
   - Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
   - Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại.
   (2) Số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
   - Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
   - Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
   - Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
   - Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động.
   (3) Việc xác định số lượng học sinh/lớp được tính cụ thể theo từng cơ sở giáo dục, không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.
   (4) Căn cứ quy định chia vùng nêu tại điểm (1), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định các đơn vị cấp xã theo từng vùng làm căn cứ để tính định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông.
   Đối với những trường hợp đặc biệt mà phải bố trí số lượng học sinh/lớp thấp hơn hoặc cao hơn so với mức bình quân theo vùng nêu tại điểm (2) thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định định mức số lượng học sinh/lớp phù hợp với thực tế.
   Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2023.
   8. Hồ sơ đề nghị phê duyệt khung giá phát điện các nhà máy điện mặt trời, điện gió
   Ngày 01/11/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 19/2023/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió.
   Theo đó, quy định hồ sơ đề nghị phê duyệt khung giá phát điện của các nhà máy điện mặt trời mặt đất, nhà máy điện mặt trời nổi, nhà máy điện gió trong đất liền, nhà máy điện gió trên biển, nhà máy điện gió ngoài khơi bao gồm:
   - Tờ trình của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về lựa chọn các thông số và tính toán về khung giá phát điện hiện nay.
   - Bảng thông số và các tài liệu tính toán giá phát điện cho các nhà máy điện mặt trời chuẩn, nhà máy điện gió chuẩn.

 
 
 

Tác giả bài viết: Ths. Phạm Thị Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay3,220
  • Tháng hiện tại108,065
  • Tổng lượt truy cập8,476,345
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây