***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Khoa Giáo dục chính trị và thể chất tổ chức hội thảo khoa học năm học 2017– 2018 với chủ đề“Thực trạng giảng dạy kỹ năng mềm giai đoạn 2012-2017 và đề xuất các giải pháp”

Thứ sáu - 10/11/2017 22:51
Thực hiện kế hoạch 133 KH-ĐHSĐ ngày 28/8/2017 về thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của khoa GDCT&TC, ngày 27/10/2017khoa Giáo dục chính trị và thể chất tổ chức hội thảo khoa học năm học 2017 – 2018 với chủ đề: “Thực trạng giảng dạy kỹ năng mềm giai đoạn 2012-2017 và đề xuất các giải pháp”.
          Buổi hội thảo được tổ chức tại phòng hội thảo khoa Ôtô, thành phần buổi hội thảo về phía đại biểu có TS. Ngô Hữu Mạnh – Phó TP. KHCN và HTQT, đại diện các thầy cô là Trưởng, Phó các khoa đào tạo, giáo viên chủ nhiệm, cô Hoàng Thị Huyền – Tổ báo, đại diện P. CTSV, về phía khoa có NCS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa và các thầy cô là giảng viên trong khoa và đại diện các em sinh viên quan tâm tới tham dự.
          Mở đầu buổi hội thảo NCS. Phạm Xuân Đức – Phó trưởng khoa đã thay mặt ban tổ chức thông qua chương trình, giới thiệu đại biểu tham dự. Tiếp theo chủ trì buổi hội thảo, NCS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa đã khai mạc hội thảo và đọc báo cáo đề dẫn nêu rõ kỹ năng mềm (Kỹ năng sống) có vai trò hết sức quan trọng giúp người học có được cách tiếp cận tốt hơn, chủ động, tích cực trong học tập, tiếp cận và xử lý thông tin. Đặc biệt, giúp người học đề ra được những phương pháp cách thức học tập và rèn luyện lĩnh hội tri thức để đạt kết quả cao hơn trong học tập. Từ đó NCS. Phạm Thị Hồng Hoa đã nêu rõ những mong muốn các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các em sinh viên đang giảng dạy,học tập học phần kỹ năng mềm có những đánh giá khách quan về sự cần thiết, vai trò và thực trạng chất lượng giảng dạy học phần kỹ năng mềm trong những năm vừa qua và đưa ranhững đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập học phần kỹ năng mềm để nó thực sự là hành trang đối với sinh viên trường Đại học Sao Đỏ thời kỳ hội nhập.
 
NCS. Phạm Xuân Đức – Phó Trưởng khoa tuyên bố lý do và thông qua chương trình hội thảo
NCS. Phạm Thị Hồng Hoa –Trưởng khoakhai mạc và đọc báo cáo đề dẫn
          Chuẩn bị cho buổi hội thảo các nhà khoa học, các thầy, cô và các em sinh viên đã gửi 17 bài báo cáo đăng kỷ yếu, ngoài ra các thầy, cô và các em sinh viên đến tham dự cũng đã trình bày15 ý kiến phát biểu tự do. Các bài báo cáo cũng như các ý kiến phát biểu tập trung vào một số nội dung về vai trò, sự cần thiết của việc giảng dạy học phần kỹ năng mềm cho sinh viên, qua đó các nhà khoa học, các thầy, cô đã phân tích thực trạng, nêu những thành tựu, tồn tại và những nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại trong việc giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Sao Đỏ từ năm 2012 đến năm 2017. Từ những tồn tại trong công tác giảng dạycác thầy, cô và các thành viên tham gia hội thảo cũng đã nêu những vấn đề đặt ra như: Thứ nhất, sự bất cập giữa phân bổ thời gian với nội dung chương trình dạy và học học phần kỹ năng mềm, thời gian học giữa các lớp cùng khóa, cùng hệ không ổn định, không liên tục. Thứ hai, sự bất cập giữa việc đầu tư kinh phí, các trang thiết bị trong giảng dạy các lớp học lẻ tại phòng lý thuyết. Thứ ba, sự phối kết hợp giữa giảng viên bộ môn với sinh viên và giảng viên chủ nhiệm cũng như các khoa trực tiếp quản lý sinh viên trong việc nâng cao ý thức học tập, rèn luyện cho sinh viên chưa chặt chẽ và đạt hiệu quả. Thứ tư, quá trình chuẩn bị, cập nhật kiến thức, chuẩn bị cho công tác giảng dạy và học tập của sinh viên và giảng viên chưa được thường xuyên, liên tục. Thứ năm, trình độ giảng viên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu, đa số giảng viên giảng dạy chưa đúng chuyên môn đào tạo. Đây là thực trạng chung của học phần kỹ năng mềm ở các trường đã đưa học phần vào giảng dạy.
          Qua những vấn đề đặt ra các nhà khoa học, các thầy, cô trực tiếp giảng dạy và các em sinh viên cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học phần kỹ năng mềmnhư: Thứ nhất: Cần nâng cao nhận thức cho sinh viên về vai trò, sự cần thiết học tập kỹ năng mềm. Thứ hai: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí cho giảng dạy học phần kỹ năng mềm. Thứ ba: Phải đảm bảo tính liên tục, có sự phân bổ thời gian phù hợp cho quá trình giảng dạy và học tập kỹ năng mềm. Thứ tư:Tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp giữa giảng viên bộ môn với giảng viên chủ nhiệm và các khoa quản lý sinh viên trong quá trình giảng dạy và quản lý sinh viên. Thứ năm: Tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môncho đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy học phần kỹ nắng mềm. Thứ sáu: Thường xuyên cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình học phần kỹ năng mềm.
Các giảng viên tham luận trong hội thảo
Các em sinh viên trình bày ý kiến trong hội thảo
          Sau một thời gian làm việc rất tích cực và sôi nổi buổi hội thảo đã thành công tốt đẹp, NCS. Phạm Thị Hồng Hoa đã kết luận về vai trò, sự cần thiết của giảng dạy học phần kỹ năng mềm cho sinh viên, thực trạng giảng dạy, cũng như những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học phần kỹ năng mềm cho sinh viênvà đưa ra kết luận một số nội dung như sau:
          Phần thứ nhất, vai trò vàthực trạng giảng dạy kỹ năng mềm giai đoạn 2012 – 2017 đã nhấn mạnh:
          Một là, các thầy, cô và các em sinh viên đã nhận thức đúng vai trò, sự cần thiết cũng như thực trạng học tập và giảng dạy học phần kỹ năng mềm. Những vấn đề đặt ra trong quá trình học tập và giảng dạy học phần kỹ năng mềmcho sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Sao Đỏ nói riêng.
          Hai là, Nhà trường, giảng viên, sinh viên đã nhận thấy sự cần thiết phải giảng dạy và học tập kỹ năng mềm. Từ đó nhà trường đã đưa học phần kỹ năng mềm (12 kỹ năng) vào quá trình giảng dạy và giao cho khoa GDCT&TC đảm nhiệm.
          Ba là, quá trình giảng dạy kỹ năng mềm trong giai đoạn từ năm 2012-2017 có những mặt tích cực trong nghiên cứu, tìm tòi phương pháp giảng dạy hiệu quả, giúp cho sinh viên hứng thú với học phần. Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế về giảng viên chưa có kiến thức chuyên sâu, chưa tích cực đổi mới trong giảng dạy.
          Phần thứ hai, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ năng mềm trong thời gian tới:
          Một là, đối với sinh viên
          - Nâng cao nhận thức hơn nữa về sự cần thiết học tập kỹ năng mềm
          - Tích cực, chủ động học tập, lĩnh hội tri thức. Thực hiện tốt nhiệm vụ thầy cô giao
          - Đánh giá khách quan, trung thực quá trình giảng dạy của thầy, cô
          Hai là, đối với giảng viên:
          - Các giảng viên cần có sự tích cực trong cập nhật kiến thức, rèn luyện chuyên môn và áp dụng nhữngphương pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy học phần kỹ năng mềm.
          - Mỗi giảng viên là những tấm gương trong thực hiện kỹ năng mềm.
          - Nghiên cứu, đề xuất hình thức đánh giá sinh viên cho phù hợp.
          Ba là, đối với bộ môn:
          - Giảm các chuyên đề, mời chuyên gia về nói chuyện chuyên đề mang tính thời sự  và những kỹ năng thích ứng với cuộc sống.
          - Mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm cho giảng viên, lựa chọn giảng viên dạy kỹ năng mềm phù hợp.
          - Sửa đổi, bổ sung Đề cương chi tiết những kỹ năng mềm mới cho phù hợp với yêu cầu thực tế của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
          Bốn là, các khoa, phòng, giáo viên chủ nhiệm:
          - Tăng cường công tác phối hợp với khoa trong công tác quản lý và giáo dục sinh viên.
          - Giảng viên bộ môn ở các khoa chuyên môn cũng cần phải giáo dục kỹ năng mềm cho sinh theo lĩnh vực chuyên môn các thầy, cô giảng dạy.
          Năm là, đối với nhà trường:
          - Sắp xếp thời gian, tiến độ đào tạo, cơ sở vật chất, phòng học chuyên dụng cho học phần kỹ năng mềm đối với các lớp lẻ (đặc biệt cơ sở 2)
          - Tăng cường kinh phí cho hoạt động kỹ năng mềm để tổ chức các hoạt động cho sinh viên như: Mời sinh viên thành đạt về nói chuyện, đi trải nghiệm, thực tế…
          Để quá trình giảng dạy kỹ năng mềm đạt hiệu quả cao hơn nữa, cần thiết phải có sự kết hợp giữa GVBM, GVCN, với các phòng khoa.
NCS. Phạm Thị Hồng Hoa –Trưởng khoa kết luận tại buổi hội thảo
          Buổi hội thảo khoa học năm  học 2017 -2018 có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất cao, đã khẳng định được công tác chuẩn bị, ý thức, trách nhiệm của các giảng viên, sinh viên tham gia và các nhà khoa học là rất tích cực. Buổi hội thảo đã kịp thời đánh giá, nhìn nhận lại làm rõ hơnvề vai trò, sự cần thiết, ý nghĩa của việc giảng dạy học phần kỹ năng mềm cho sinh viên, thực trạng cũng như những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học phần kỹ năng mềm cho sinh viên. Qua buổi hội thảo cũng đã giúp giảng viên và sinh viên được trình bày những quan điểm của bản thân, sự cần thiết của việcthường xuyên cập nhật những kiến thức mới vào trong quá trình giảng dạy và học tập nhằm không ngừng đổi mới nội dung,  hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy học phần kỹ năng mềm giúp sinh viên hình thành những kỹ năng sống phù hợp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn để có hành trang trong quá trình hội nhập và trở thành những kỹ sư, cử nhân không chỉ giỏi về kỹ năng cứng (Trình độ chuyên môn) và kỹ năng mềm./.
Toàn cảnh buổi hội thảo

Tác giả bài viết: Vũ Văn Đông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay5,250
  • Tháng hiện tại64,008
  • Tổng lượt truy cập8,122,384
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây