***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Phát huy phẩm chất yêu nước của dân tộc Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ ba - 12/03/2024 14:41
Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Thực tiễn lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã cho thấy tinh thần yêu nước, ý chí vươn lên, tinh thần đoàn kết…là sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam trong các thời kỳ cách mạng. Ngày nay, phát huy những phẩm chất yêu nước, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc tạo động lực mạnh mẽ, sức mạnh của dân tộc là yêu cầu khách quan của Đảng, của đất nước đối với mỗi người Việt Nam yêu nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
        Phẩm chất yêu nước của người Việt Nam hiện đại bao gồm những nội dung sau:
      Thứ nhất, yêu nước là phát huy tình yêu đối với dân tộc, nhân dân, yêu thương con người. Đó là tình yêu bắt nguồn từ truyền thống quý báu của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước của con người Việt Nam hiện nay nói chung và tuổi trẻ nói riêng là biết phát huy truyền thống yêu dân tộc, yêu nhân dân, biết yêu thương đồng chí, bạn bè, anh em, quan tâm đến những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược: đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.
     Thứ hai, yêu nước gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Phẩm chất yêu nước của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được thể hiện trong vai trò người chủ đất nước, phát huy nội lực thi đua yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tích cực tham gia phong trào sáng tạo, xây dựng và phát triển kinh tế độc lập, tự chủ. Tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, phát huy hết tinh thần, nghị lực, sức mạnh và tài năng để bảo vệ độc lập dân tộc, gắn độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển đất nước.
     Thứ ba, yêu nước là phải làm giàu cho đất nước, gia đình, bản thân. Hiện nay, đất nước đang thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, trong đó bao hàm cả sự giàu có của mỗi gia đình và của mỗi con người về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc nằm trong mục tiêu chung của đất nước. Vì vậy, yêu nước là làm giàu cho đất nước, gắn liền với làm giàu cho gia đình và cho chính bản thân mỗi người dân Việt Nam.
    Thứ tư, yêu nước là góp phần xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc. Người Việt Nam yêu nước phải góp phần xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa thông qua đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Đẩy mạnh việc xây dựng môi trường văn hóa trong tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị, xã hội, trong doanh nghiệp, trong gia đình và cộng đồng dân cư. Xây dựng nếp sống văn minh trong xã hội, nhất là nơi công cộng. Xây dựng ý thức công dân, tinh thần tôn trọng và làm theo Hiến pháp và pháp luật, nâng cao trình độ khoa học, đề cao giá trị nhân văn, hướng tới cái tốt và cái đẹp trong hoạt động thực tiễn của mình.
      Thứ năm, yêu nước là luôn nâng cao lòng tự hào dân tộc đồng thời nâng cao tinh thần quốc tế, vì lợi ích của nhân loại. Lòng tự hào dân tộc là cơ sở tạo nên lòng tự tôn dân tộc, tính tự trọng công dân. Người Việt Nam yêu nước cần nêu cao lòng tự hào về văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước bạn bè quốc tế. Đồng thời, nâng cao tinh thần quốc tế vô sản, đoàn kết với nhân dân tiến bộ trên thế giới, thực hiện mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ. Bên cạnh đó, chống lại mọi chia rẽ thù hằn, bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, bá quyền, chống đói nghèo, chống ô nhiễm môi trường, khắc phục thiên tai dịch bệnh…
     Nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và truyền thống đào tạo của Nhà trường. Trong những năm qua, Trường Đại học Sao Đỏ đã đa dạng hóa các hình thức giáo dục, không ngừng bồi dưỡng cho sinh viên truyền thống yêu nước, ý thức trách nhiệm, năng lực tự học, sáng tạo, tinh thần lập thân, lập nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, khát vọng lập thân, lập nghiệp… thông qua các quá trình học tập trên lớp, cũng như các hoạt động của câu lạc bộ, hội do Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và các khoa cũng như Nhà trường tổ chức như: Hiến máu nhân đạo, Đông ấm vùng cao; tổ chức cho tân sinh viên dâng hương tưởng niệm tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An, nữ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, chùa Côn Sơn; tổ chức Gameshow “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ”; ủng hộ quỹ tri ân những người có công, hy sinh vì đất nước ngày thương binh liệt sĩ; tình nguyện trong lễ hội mùa Xuân, mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, tại Trung tâm bảo trợ xã hội, tại Đền Cao Chí Linh,…
          Sinh viên tình nguyện SDU
     Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn lao, vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ lại càng vinh dự nhưng rất nặng nề. Do vậy, giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng về truyền thống yêu nước là cơ sở giúp thế hệ trẻ vượt qua những khó khăn, thử thách, dũng cảm gánh vác trách nhiệm để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
 
 

Tác giả bài viết: Đặng Thị Dung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay11,942
  • Tháng hiện tại61,787
  • Tổng lượt truy cập8,586,130
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây