***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Pháp luật về tuyên truyền cấm buôn bán và sử dụng các loại pháo

Thứ hai - 21/01/2019 09:28
Trong những năm qua, các hành vi trái phép về sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo nổ trong nhân dân vào các dịp trước tết trong và sau tết đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước.
          Pháo và thuốc pháo là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ làm thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của nhân dân, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng; chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động do các hoạt động trái phép về pháo để lại.
          Trước những tác hại của việc sản xuất, đốt pháo nổ và thả đèn trời, ngày 15/04/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo và Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày 17/07/2009 về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả đèn trời. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương công tác chỉ đạo phòng, chống các loại tội phạm về quản lý, sử dụng pháo đã đạt được nhiều kết quả, nhiều đối tượng vi phạm đã bị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Bên cạnh việc tiếp tục tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Ban chỉ đạo công tác phòng, chống các hành vi sai phạm về pháo tỉnh Hải Dương  đã ban hành nhiều văn bản nhằm ngăn chặn và xử lý đối với các hành vi sai phạm về pháo, trong đó nêu rõ một số nội dung như sau:
          1.  Xử phạt hành chính các hành vi sai phạm về pháo:
          - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép.
          - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo, đồ chơi nguy hiểm; mang vào lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo và đồ chơi nguy hiểm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
          2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đốt pháo nổ như sau:
         - Đốt pháo nơi công cộng, nơi đang diễn ra cuộc họp, nơi tập trung đông người; đốt pháo ném ra đường, ném vào người khác, ném vào các phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy.
          - Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 01 kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1 kg trở lên đối với thuốc pháo
          - Đốt pháo nổ với số lượng dưới 01 kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc bị kết án về tội này;
          - Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo;
          - Cản trở, hành hung người can ngăn (Gồm người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công cộng hoặc người khác ngăn chặn không cho đốt pháo nổ);
          3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sản xuất mua, bán, vận chuyển, tàng trữ pháo nổ, thuốc pháo như sau:
          - Sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 02kg trở lên; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo có số lượng từ 01kg trở lên hoặc dưới số lượng đó, nhưng đã bị xử lý hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
         - Mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 10kg trở lên hoặc dưới số lượng đó nhưng đã bị xử phạt hành chính, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
          Chào Xuân Kỷ Hợi 2018, toàn dân nghiêm túc thực hiện Nghị định số 36 và Quyết định số 95 của Thủ tướng chính phủ. Kiên quyết không đốt, không buôn bán, không vận chuyển các loại pháo nổ và thả đèn trời. Các cơ quan chức năng, tổ dân phố và chính quyền các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo, đèn trời, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ... trên địa bàn mình quản lý đặc biệt là trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.
          Thực hiện Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ và thực hiện thông báo số 130/TB- ĐHSĐ về việc cam kết “ Không sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàn trữ, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ, đồ chơi nguy hiểm bị cấm và đèn trời” Trường Đại học Sao Đỏ đã cam kết  đảm bảo không có cán bộ, giảng viên, sinh viên trong Nhà trường vi phạm về sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép, đồ chơi nguy hiểm bị cấm và đèn trời trong năm 2019. Cụ thể cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường đã cam kết không sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép, đồ chơi nguy hiểm bị cấm và đèn trời trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.Kết quả 100% cán bộ, giảng viên và sinh viên đã thực hiện cam kết không sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ,…
          Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phòng cháy chữa cháy là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm./.

Tác giả bài viết: Th.s Phạm Thị Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay439
  • Tháng hiện tại99,684
  • Tổng lượt truy cập8,467,964
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây