***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Bộ môn Giáo dục chính trị tổ chức Seminar tháng 4/2019 với chủ đề: “Nâng cao tính ứng dụng thực tế trong nghiên cứu khoa học cho giảng viên khoa GDCT&TC”

Thứ tư - 01/05/2019 03:27
Ngày 26/4/2019 Bộ môn giáo dục chính trị đã tổ chức Semimar với nội dung“Nâng cao tính ứng dụng thực tế trong nghiên cứu khoa học cho giảng viên khoa GDCT&TC”. Buổi Seminar được tổ chức tại phòng họp nhà B, thành phần tham dự về phía đại biểu có Ths. Phùng Thị Mến đại diện P. KHCN&HTQT, về phía khoa có TS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa, NCS. Phạm Xuân Đức – Phó trưởng khoa, trưởng Bộ môn các thầy cô là giảng viên trong Bộ môn tham dự.
          Sau phần tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và thông qua chương trình của buổi Seminar NCS. Phạm Xuân Đức – Phó trưởng khoa, trưởng Bộ môn đã phát biểu nêu rõ mục đích, yêu cầu đối với buổi Hội thảo, sau đó đã đọc đề dẫn khai mạc và làm rõ sự cần thiết việcNghiên cứu Nâng cao tính ứng dụng thực tế trong nghiên cứu khoa học cho giảng viên khoa GDCT&TC vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. 
4B9C10A4 B68A 43D6 B3FF AB87C7371387
NCS. Phạm Xuân Đức – Phó Trưởng khoa GDCT&TC đọc đề dẫn khai mạc
          Tại buổi Seminar tháng 4/2019 các thầy cô được phân công đã làm rõ việc nghiên cứu khoa học là việc tìm kiếm, xem xét, điều tra (kể cả làm thí nghiệm) để từ những dữ kiện có được (số liệu, tài liệu, kiến thức đã có,…) đạt đến một kết quả mới hơn, cao hơn, giá trị hơn. Nghiên cứu khoa học là hoạt động quan trọng của người giảng viên; là một trong những biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng dạy và học; là sự kết hợp giữa đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và là một hình thức tự đào tạo tốt cho cả giảng viên và sinh viên. Phần lớn các đề tài đăng ký được xét duyệt đều đã được nghiệm thu, tính ứng dụng của đề tài đã được triển khai. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng và tính ứng dụng thực tế trong nghiên cứu khoa học cho giảng viên khoa GDCT&TC hiện nay phải đánh giá thực trạng một cách khách quan, toàn diện, tìm ra nguyên nhân, để từ đó có những giải pháp thiết thực nâng cao tính ứng dụng thực tế trong nghiên cứu khoa học cho giảng viên. Từ đó buổi Seminar đã tập trung làm rõ các nội dung:Thứ nhất,thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa GDCT&TC.Thứ hai,Giải pháp nâng cao tính ứng dụng thực tế trong nghiên cứu khoa học cho giảng viên khoa GDCT&TC.Cụ thể:
          Thứ nhất: Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa GDCT&TC
          Kết quả đạt được
          Từ năm 2010 đến nay, khoa GDCT&TC luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của công tác nghiên cứu khoa học. Các hoạt động nghiên cứu khoa học được triển khai sâu rộng trong mọi hoạt động, cụ thể có 02 đề tài cấp Tỉnh, 01 đề tài cấp bộ, rất nhiều đề tài cấp trường đã được thực hiện, nghiệm thu đạt loại tốt, khá. Đặc biệt, trong 03 năm trở lại đây, hoạt động nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, số lượng đề tài đăng ký nhiều hơn, công tác triển khai nghiên cứu và ứng dụng được quan tâm hơn đã đóng góp không nhỏ vào công tác quản lý, dạy và học.
          Những hạn chế:
          Mặc dù hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa GDCT&TC đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy vậy vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế: Giảng viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của NCKH, do vậy, hầu hết giảng viên đều chưa thực sự chủ động đưa ra các đề tài nghiên cứu; xây dựng đề cương, cách trình bày một công trình NCKH về phạm vi nghiên cứu thường rộng, nặng tính lý thuyết, đối tượng nghiên cứu không rõ ràng, dùng từ ngữ chuyên môn thiếu chính xác; các đề tài giảng viên lựa chọn mang tính chất khái quát, tổng quan nhiều, chưa sâu, chưa đi vào những vấn đề cụ thể, bỏ ngỏ nhiều vấn đề thiết thực; Các tài liệu giảng viên sử dụng còn chưa phong phú; kinh phí phục vụ cho đề tài NCKH của giảng viên không nhiều, chính sách khuyến khích NCKH chưa tạo được động lực NCKH trong giảng viên.
          Thứ hai: Giải pháp nâng cao tính ứng dụng thực tế trong nghiên cứu khoa học cho giảng viên khoa GDCT&TC
          Đối với giảng viên:
          Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động NCKH ở trường đại học là yếu tố quyết định sứ mệnh của nhà trường; yếu tố quyết định nâng cao chất lượng đào tạo.Tổ chức áp dụng các kết quả NCKH vào trong hoạt động dạy học để mọi người thấy rõ ích lợi của hoạt động NCKH.
          Đối với khoa GDCT&TC
          Yêu cầu các đề tài NCKH của giảng viên phải đảm bảo xác định đúng mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cho phù hợp với nội dung chương trình đào tạo. Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn giúp giảng viên củng cố kiến thức đã được học ở nhà trường, đi vào từng lĩnh vực cụ thể; phạm vi địa bàn nghiên cứu không quá rộng.
          Đối với Nhà trường
          Nâng kinh phí cho các đề tài NCKH của giảng viên. Ngoài nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, nhà trường nên chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức quốc tế vừa thu hút nguồn kinh phí tài trợ cho hoạt động NCKH của giảng viên, vừa giúp các đề tài có tính ứng dụng cao hơn; Đối với một số môn học có ít giờ giảng do ít sinh viên hoặc do thay đổi nội dung chương trình đào tạo nên giảng viên không có giờ giảng đủ định mức, nên cho phép quy đổi số giờ NCKH vượt định mức của giảng viên thành giờ chuẩn giảng dạy; Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với giảng viên tham gia NCKH. 
4AF1CC0F B9A1 44D8 A5D3 A0C53914A280
TS. Nguyễn Thị Hảo trình bày nội dung tại buổi Seminar tháng 4/2019
          Sau phần trình bày các thầy cô giảng viên trong bộ môn đã tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến về quá trình ứng dụng vào thực tế của các công trình nghiên cứu khoa học của khoa GDCT&TCnhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trườngcho phù hợp. Đặc biệt các giảng viên cũng rất quan tâm tới các nội dung có liên quan trực tiếp tới các chuyên ngành đào tạo cụ thể trong thời kỳ hội nhập kinh tế và cho rằng việc nghiên cứu vấn đề nàylà rất cần thiết, từ đó làm cơ sở để vận dụng vào các học phần khác trong thời gian tiếp theo.
          Sau một thời gian thảo luận rất tích cực và sôi nổi buổi Seminar đã thành công tốt đẹp, NCS. Phạm Xuân Đức đã kết luận về sựcần thiết việc nâng cao tính ứng dụng thực tế trong nghiên cứu khoa học cho giảng viên khoa GDCT&TCvào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trườngvà nhấn mạnh:
          Thứ nhất: Buổi Seminar đã làm rõ sự cần thiết của mối quan hệ biện chứng trong giảng dạy gắn lý luận với thực tiễncủa các công trình nghiên cứu khoa họcnhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
          Thứ hai: Buổi Seminar đã làm rõ những nội dung trên là rất cần thiết trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa GDCT&TC.
          Thứ ba: Trong buổi Seminar các thầy cô tham gia cũng đã có những quan điểm thống nhất các nội dung đã được trình bày và thảo luận.
          Thứ tư: Sau khi kết luận thống nhất một số nội dung, NCS. Phạm Xuân Đức – Phó Trưởng khoa, trưởng Bộ môn cũng đã nêu ra một số lưu ý cho các thày, cô cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Trong đó nhấn mạnh trọng tâm hướng nghiên cứu của các đề tài phải gắn với những yêu cầu thiết thực của nhà trường, nội dung nghiên cứu cần hướng đến giải quyết những vấn đề thực tại, trước mắt trong nhà trường và xu hướng theo yêu cầu của xã hội để các vấn đề nghiên cứu gắn với thực tiễn, phần nào tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong nhà trường hiện nay, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
          Buổi Seminar tháng 4 cũng là buổi sinh hoạt chuyên mônthường niên trong năm học 2018 – 2019. Đây cũng là đợt sinh hoạt học thuật không thể thiếu để các thầy cô trong Bộ môn Giáo dục chính trị để trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, nâng cao trình độ chuyên mônvà các hoạt động nghiên cứu khoa học và vận dụng cácnội dung vào công tác giáo dục và đào tạo các học phần và nhiệm vụ giáo dục do khoa quản lý trong thời gian tiếp theo. Qua buổi Seminar cũng đã giúp giảng viên thấy được sự cần thiết áp dụng các công trình nghiên cứu khoa học trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường và các nhiệm vụ do khoa đảm nhiệm, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của sinh viên hiện nay./.

Tác giả bài viết: Vũ Văn Đông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay2,108
  • Tháng hiện tại64,177
  • Tổng lượt truy cập5,867,861
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây