Sau phần tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và thông qua chương trình của buổi Hội thảo NCS. Phạm Xuân Đức – Phó trưởng khoa
, trưởng Bộ môn đã phát biểu nêu rõ mục đích, yêu cầu đối với buổi Hội thảo và sau đóđã đọc đề dẫn khai mạc và làm rõ sự cần thiết việcNghiên cứu vận dụng học phần Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn ngành nghề của các khoa đào tạo.
NCS. Phạm Xuân Đức – Phó Trưởng khoa GDCT&TC đọc đề dẫn khai mạc
Tại buổi Seminar định kỳ tháng 11/2018 các thầy cô được phân công đãlàm rõ các nội dung: Thứ nhất,mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.Thứ hai, hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật. Thứ ba, các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
.Thứ tư, các quy luật của phép biện chứng duy vật. Thứ năm, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội và Thứ sáu, chủ nghĩa tư bản độc quyền.Cụ thể:
Thứ nhất, mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
Các thầy, cô được phân công chuẩn bị đã trình bày các nội đung về lý luận về quan điểm vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Từ đó, đã liên hệ thực tiễn quá trình giảng dạy các ngành, nghề của các khoa Thực phẩm, hóa học và khoa Cơ khí.
Thứ hai, hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật:
Ở nội dung này các thầy, cô được phân công chuẩn bị đã trình bày các nội đung về khái niệm hai nguyên lý, tính chất của hai nguyên lý và ý nghĩa việc nghiện cứu. Từ đó, các thầy, cô đã liên hệ với giảng dạy các ngành, nghề Thực phẩm, hóa học và Điện.
Thứ ba, các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật:
Các thầy, cô được phân công chuẩn bị đã trình bày các nội đung về sáu cặp phạm trù của phép biện chứng. Từ đó, đã liên hệ thực tiễn quá trình giảng dạy các ngành, nghề của các khoa Ô tô và khoa Điện tử - Tin học.
Thứ tư,các quy luật của phép biện chứng duy vật:
Trong buổi semirna các thầy, cô được phân công chuẩn bị đã trình bày các nội đung về ba quy luật của phép biện chứng duy vật. Từ đó, đã liên hệ thực tiễn quá trình giảng dạy các ngành, nghề của các khoa Công nghệ May và Điện.
Thứ năm, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
Các thầy, cô được phân công chuẩn bị đã trình bày các nội đung lý luận tính chất quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Từ đó, đã liên hệ thực tiễn quá trình giảng dạy các ngành, nghề của các khoa Du lịch, ngoại ngữ và Kinh tế.
Thứ sáu: chủ nghĩa tư bản độc quyền:
Các thầy, cô được phân công chuẩn bị đã trình bày liên hệ thực tiễn nguyên nhân ra đời của Chủ nghĩa tư bản độc quyền, các đặc điểm của Chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền Nhà nước. Những biểu hiện mới của Chủ nghĩa tư bản độc quyền trong giai đoạn hiện nay, từ đó liên hệ vào quá trình giảng dạy các ngành, nghề của các khoa Ô tô, Điện, Cơ khí, Kinh tế,...
Sau phần trình bày các thầy cô giảng viên trong bộ môn đã tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến về quá trình vận dụng các nội dung vào thực tiễn ngành nghề đào tạo cho phù hợp. Đặc biệt các giảng viên cũng rất quan tâm tới các nội dung có liên quan trực tiếp tới các chuyên ngành đào tạo cụ thể trong thời kỳ hội nhập kinh tế và cho rằng việc nghiên cứu vấn đề nàylà rất cần thiết, từ đó làm cơ sở để vận dụng vào các học phần khác trong thời gian tiếp theo.
Sau một thời gian thảo luận rất tích cực và sôi nổi buổi Seminar đã thành công tốt đẹp, NCS. Phạm Xuân Đức đã kết luận về sựcần thiết việc nghiên cứu vận dụng học phần Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn ngành nghề của các khoa đào tạodo Bộ môn quản lývà nhấn mạnh:
Thứ nhất: Buổi Seminar đã làm rõ sự cần thiết của mối quan hệ biện chứng trong giảng dạy gắn lý luận với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đang diễn ra với nhiều cơ hội và thách thức mới.
Thứ hai: Buổi Seminar đã làm rõ những nội dung trên là rất cần thiết trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thứ ba: Trong buổi Seminar các thầy cô tham gia cũng đã có những quan điểm thống nhất năm nội dung đã được trình bày và thảo luận.
Thứ tư: Sau khi kết luận thống nhất một số nội dung, NCS. Phạm Xuân Đức – Phó Trưởng khoa, trưởng Bộ môn cũng đã nêu ra một số lưu ý cho các thày cô giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn để áp dụng trong giảng dạy có kết quả tích cực.
Buổi Seminar tháng 11 cũng là buổi sinh hoạt chuyên mônthường niên trong năm học 2018 – 2019. Đây cũng là đợt sinh hoạt học thuật không thể thiếu để các thầy cô trong Bộ môn Giáo dục chính trị để trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn chuẩn bị cho nội dung học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời gian tiếp theo. Qua buổi Seminar cũng đã giúp giảng viên được cập nhật kiến thức áp dụng trong thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng môn học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của sinh viên hiện nay./.