14:46 19/07/2021
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tri thức khoa học được đóng vai trò to lớn thì việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học càng có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên là một hoạt động rất quan trọng trong việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Trường Đại học có 2 chức năng cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hai chức năng này không chỉ thể hiện ở cơ cấu tổ chức của trường đại học mà còn là nhiệm vụ của từng giảng viên. Không thể có trường đại học chỉ đào tạo mà không nghiên cứu khoa học, cũng như không thể có giảng viên đại học chỉ bước lên bục giảng mà không nghiên cứu khoa học. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của nhà trường, trong đó việc giảng viên nhà trường tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những biện pháp cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội.
08:32 06/12/2020
Nghị quyết 60/209 (ngày 22/12/2005), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố lấy ngày 20 tháng 12 hàng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại. Đây là dịp để mỗi một quốc gia hướng về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu chung của nhân loại, đồng thời khẳng định đoàn kết quốc tế là giá trị cơ bản là nền tảng mối quan hệ giữa các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu như hiện nay.
08:18 28/09/2020
Trường Đại học có 2 chức năng cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hai chức năng này không chỉ thể hiện ở cơ cấu tổ chức của trường đại học mà còn là nhiệm vụ của từng giảng viên. Không thể có trường đại học chỉ đào tạo mà không Nghiên cứu khoa học, cũng như không thể có giảng viên đại học chỉ bước lên bục giảng mà không Nghiên cứu khoa học. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của nhà trường, trong đó việc giảng viên nhà trường tích cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan trọng - bắt buộc - cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội
09:14 14/05/2020
Dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó lường đã gây ra nhiều hậu quả nghiệm trọng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo. Trước tình hình khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo, điều chỉnh mới về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và một số điểm mới cơ bản là:
09:42 05/03/2019
Phong trào thi đua xây dựng văn hóa học đường được phát động nhằm “thiết lập lại môi trường sư phạm với 6 đặc trưng là trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương và khuyến khích sáng tạo, hiệu quả”. Đây là nội dung rất cơ bản của văn hóa học đường, giúp xây dựng nhân cách cho sinh viên tránh xa lối sống tiêu cực.
15:47 16/01/2019
Hiệp định Paris là một bước ngoặt quan trọng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam, là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam. Đây là cơ sở để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, góp phần củng cố hòa bình ở châu Á và thế giới. Hiệp định do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
19:20 18/12/2018
Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã tuyên bố lấy ngày 20/12 dương lịch hàng năm là Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại. Đây là dịp để mỗi một quốc gia hướng về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu chung của nhân loại, đồng thời khẳng định đoàn kết quốc tế là giá trị cơ bản là nền tảng mối quan hệ giữa các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu như hiện nay.
20:15 02/12/2018
Ngày 29/11/2018Bộ môn giáo dục chính trị đã tổ chức Semimar với nội dung“Nghiên cứu vận dụng học phần Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn ngành nghề của các khoa đào tạo”. Buổi Seminar được tổ chức tại phòng hội thảo khoa Ôtô, thành phần tham dự về phía đại biểu có Ths. Phùng Thị Mếnđại diện P. KHCN&HTQT, về phía khoa có TS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa, NCS. Phạm Xuân Đức – Phó trưởng khoa, trưởng Bộ môn và 11thầy cô là giảng viên trong Bộ môn tham dự.
14:38 23/08/2018
Hồ Chí Minh - một danh nhân văn hóa, một nhà tư tưởng lỗi lạc đã để lại cho dân tộc ta một hệ tư tưởng có giá trị to lớn. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Những giá trị ấy vẫn còn nguyên sức sống mãnh liệt trong thời đại ngày nay.
14:53 31/05/2018
Văn hóa giao thông là một bộ phận quan trọng của văn hóa ứng xử nơi công cộng; là tập hợp các hành vi xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Văn hóa giao thông được thể hiện qua hai yếu tố cơ bản: Tính pháp lý và tính cộng đồng. Tính pháp lý trong văn hóa giao thông là hành động của người dân tự giác, gương mẫu chấp hành nghiêm luật giao thông. Các hành vi ứng xử phải đề cao ý thức tự giác và thực hiện đúng quy định của pháp luật, mọi vi phạm phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời. Tính cộng đồng là mối quan hệ, ứng xử có đạo đức, đầy tính nhân văn giữa con người với con người trong quá trình tham gia giao thông.
15:24 12/04/2018
Mô hình chủ nghĩa xã hội là phạm trù để chỉ quan niệm về chế độ kinh tế - chính trị - xã hội được xây dựng theo nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Nó bao gồm những đặc trưng về kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa tư tưởng,... theo đó, bản chất của chủ nghĩa xã hội dần được hoàn chỉnh và bộc lộ các đặc điểm ưu việt. Việc xác định đúng đắn mô hình chủ nghĩa xã hội là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bởi lẽ, đó là định hướng cơ bản nhất để Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm hiện thực hóa chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
10:19 08/03/2018
Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên là quá trình tác động vào đối tượng giáo dục bằng cách giải thích, tuyên truyền những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam…nhằm giúp cho sinh viên nắm vững được những kiến thức cơ bản đó, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở khoa học cho nhận thức và niềm tin vững chắc vào con đường đi lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Giáo dục ý thức chính trị giúp hình thành và nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, hướng dẫn đối tượng giáo dục biết vận dụng những hiểu biết ấy vào thực tiễn cách mạng.
09:29 13/11/2017
Nhằm mục đích nâng cao kỹ năng nghiên cứu, trao đổi học thuật và đưa lý luận vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy. Ngày 10/11/2017 Bộ môn giáo dục chính trị đã tổ chức Semimar với nội dung “Vận dụng các nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin vào các ngành nghề của sinh viên hiện nay”. Buổi Seminar được tổ chức tại phòng hội thảo khoa Ôtô. Thành phần tham dự có NCS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa, và 11thầy cô là giảng viên trong Bộ môn tham dự.