Nhận thức được điều xu thế phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực đã qua đào tạo, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Sao Đỏ đã luôn quan tâm tới nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc đổi mới toàn diện và mạnh mẽ các khâu trong hệ thống giáo dục của Nhà trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện cả về năng lực chuyên môn, kỹ năng sống, khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ đạt các yêu cầu, cụ thể:
Nhà trường tiếp tục xây dựng các kế hoạch hướng tới mục tiêu chuẩn hóa chương trình đào tạo bởi chương trình đào tạo bởi khi xây dựng khung chương trình đào tạo Nhà trường đã thống nhất chung về số tín chỉ, số học phần đối với các ngành đào tạo; về cấu trúc học phần theo hướng giảm thời lượng lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm, thực tập, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Từ đó, Nhà trường đã xây dựng chương trình chi tiết các ngành học với số lượng học phần theo từng mục tiêu môn học, tóm tắt nội dung chi tiết môn học, học liệu và hình thức tổ chức dạy học cũng như các quy định đối với từng môn học. Từ đó các Khoa, các Bộ môn đã xây dựng các phương pháp kiểm tra, đánh giá học phần, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện nay.
Để nâng cao chất lượng đào tạo đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid – 19 Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị như đầu tư về học liệu, trang thiết bị học tập, thiết bị thực hành,thực nghiệm,... Quá trình đầu tư cơ sở vật chất của Nhà trường đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của trường Đại học, phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa của từng ngành đào tạo. Với trang thiết bị được trang bị phục vụ giảng dạy và học tập cũng đã cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý trong thời đại 4.0.
Đại học Sao Đỏ đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cho sinh viên
Cùng với quá trình đầu tư cơ sở vật chất, Nhà trường cũng rất quan tâm tới quá trình bồi dưỡng đội giảng viên. Hiện nay, Trường có hơn 250 cán bộ, giảng viên, trong đó có gần 17% giảng viên giảng dạy có trình độ tiến sĩ, còn lại đều có trình độ thạc sĩ, ngoài ra còn có 25 giảng viên đang làm NCS trong và ngoài nước như: Nga, Pháp, Trung Quốc. Nhà trường phấn đấu đến năm 2025 có từ 19-21% giảng viên giảng dạy đại học có trình độ tiến sĩ. Nhà trường có 11 nhà giáo được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.
Đại học Sao Đỏ đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giảng viên
Cùng với quá trình nâng cao chất lượng, Nhà trường luôn qua tâm tới giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong những năm qua, Nhà trường đã có mối quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước là các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn: sumora (thành phố Hải Phòng); Phúc Điền, Nam Sách (tỉnh Hải Dương); Phố Nối, Như Quỳnh (tỉnh Hưng Yên); Từ Sơn, Quế Võ, Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh); Đông Anh, Sóc Sơn (thành phố Hà Nội)… Trong quá trình học tập năm thứ 3, thứ 4 sinh viên được đưa đến các doanh nghiệp để trải nghiệm thực tế, thực tập cuối khóa, giúp sinh viên tiếp cận được với công nghệ mới của sản xuất cũng như học tập làm quen với tác phong công nghiệp. Bên cạnh đó Nhà trường cũng đã rất chú trọng đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, đồng thời mời doanh nghiệp tham gia quá trình góp ý xây dựng mục tiêu đào tạo, đánh giá sinh viên cùng Nhà trường. Do đó, sinh viên sau khi ra trường có việc làm, thu nhập ổn định và cơ hội thăng tiến.
Doanh nghiệp phỏng vấn tuyển dụng sinh viên Nhà trường sau khi tốt nghiệp
Có thể khẳng định Trường Đại học Sao Đỏ là cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng, đã khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình cới xã hội. Với mục tiêu lấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng với chuyên môn đào tạo là thước đo đánh giá chất lượng. Công tác giảng dạy, quản lý, cũng như giới thiệu việc làm đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và đã đáp ứng yêu cầu của người học và người sử dụng lao động.