***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Giáo dục đạo đức, nhân cách cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ hai - 14/02/2022 19:02
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế hệ trẻ là một lực lượng hùng hậu bao gồm thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trong đó thanh niên, có vai trò quan trọng nhất. Đó là lứa tuổi ham hiểu biết, giàu niềm tin, nhiệt tình, năng động, dám nghĩ, dám làm... Do vậy, nếu được giáo dục, định hướng, động viên đúng thì thanh niên sẽ phát huy được vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của mình.
          Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” [1]. “Đức” ở đây chính là đạo đức, tư cách tác phong, lòng nhiệt tình, những khát vọng “chân, thiện, mĩ…”. Người luôn quan niệm đức và tài là hai nội dung không thể thiếu được, trong đó đức phải được lấy làm gốc. Người xem đạo đức như ngọn nguồn của sông, như gốc của cây, như sức mạnh của con người… Trong Di chúc Người căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” [2].
          Theo Người, thế hệ trẻ là một lực lượng hùng hậu bao gồm thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trong đó thanh niên, có vai trò quan trọng nhất. Đó là lứa tuổi ham hiểu biết, giàu niềm tin, nhiệt tình, năng động, dám nghĩ, dám làm... Do vậy, nếu được giáo dục, định hướng, động viên đúng thì thanh niên sẽ phát huy được vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của mình. Người đã khẳng định: “Thanh niên ta rất hăng hái, ta biết hợp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ”(2). Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin lớn vào thế hệ thanh niên đối với sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng nước nhà. Người đã cổ vũ, lôi cuốn thanh niên, đưa họ đến với cách mạng bằng chính những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết cách mạng và khát khao đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào của mình.
          Trong công tác xây dựng Đảng, Người luôn coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng"(3) và nếu xét mối quan hệ giữa đức và tài trong mỗi con người thì đạo đức chính là “gốc”. Do vậy, trong công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên nói chung, sinh viên, thanh niên nói riêng, thì giáo dục đạo đức cách mạng là nội dung quan trọng nhất, vì đó chính là yếu tố tạo nên cái “chất”, cái “gốc”, cái “nền tảng” vững chắc của người cách mạng.
          Thấm nhuần lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học Sao Đỏ luôn xác định giáo dục đạo đức, nhân cách cho sinh viên Nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhà trường luôn quan tâm, chú trọng và triển khai thực hiện bằng nhiều nội dung, hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng: Nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên (thông qua Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, các chương trình tìm hiểu về pháp luật, các hoạt động thiện nguyện…); Phương pháp dạy học được đổi mới, lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách (đặc biệt là trong giảng dạy các môn khoa học Mác - LêNin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Kỹ năng mềm); Tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động tình nguyện (tình nguyện tại chỗ, tình nguyện tiếp sức mùa thi, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng), chương trình ngoại khóa, trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
          Nhìn chung, những đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục của Nhà trường trong những năm qua đã tạo điều kiện phát huy phẩm chất, năng lực người học, góp phần nâng cao phẩm chất, đạo đức, nhân cách của tuổi trẻ nhà trường. Nhờ đó, sinh viên Đại học Sao Đỏ thêm yêu gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, có ý thức tuân thủ pháp luật, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho xã hội, góp phần quan trọng trong thực hiện triết lý giáo dục: “Chất lượng toàn diện- Hợp tác sâu rộng- Phát triển bền vững".
          Tài liệu tham khảo
          (1). Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.216.
          (2). Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Hà Nội, 1980, tr.83-85.
          (3). Sđd, t.5, tr.309.

Tác giả bài viết: ThS. Nguyễn Thị Hải Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay2,720
  • Tháng hiện tại194,888
  • Tổng lượt truy cập6,175,172
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây