***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, sự vận dụng của Đảng ở Việt Nam hiện nay

Thứ năm - 24/02/2022 08:53
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Tư tưởng về giáo dục và đào tạo của Người luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến con người và coi trọng con người. Những năm qua, tiếp thu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của giáo dục.
Tinh1 t2
Bác Hồ với giáo dục và đào tạo
          Mục đích trọng tâm và xuyên suốt trong tư tưởng về giáo dục và đào tạo của Hồ Chí Minh là vì con người, cho con người, xây dựng con người mới và đào tạo ra những con người biết làm chủ nước nhà. Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Một nền giáo dục mới là phải thực hiện dạy và học theo hướng phục vụ Tổ quốc và nhân dân.
          Để thực hiện được mục đích đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nền giáo dục mới phải có nội dung toàn diện bao gồm: chính trị tư tưởng; đạo đức cách mạng, Người khẳng định: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [1]; văn hóa, chuyên môn, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến văn hóa ứng xử trong nhà trường. Các nội dung trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát lại trong hai chữ “tài” và “đức”. Với nội dung giáo dục toàn diện như vậy đã góp phần đào tạo những con người phát triển cả phẩm chất và tài năng của con người mới - con người xã hội chủ nghĩa.
        Bên cạnh đó, Người cũng nhấn mạnh, muốn học tập có kết quả tốt thì phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Từ đó, Hồ Chí Minh đã đưa ra một số phương pháp như sau: thứ nhất, kết hợp học với hành, lý luận gắn với thực tiễn; thứ hai, dạy học phải phù hợp với trình độ người học, phù hợp với lứa tuổi; thứ ba, học tập phải liên tục và suốt đời; thứ tư, sửa đổi triệt để chương trình, sách giáo khoa cho phù hợp với từng giai đoạn và nhiệm vụ của cách mạng như kháng chiến, kiến quốc, khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà, v.v.. Các phương pháp này luôn mang tính linh hoạt, mềm dẻo, ứng phó kịp thời với mọi tình huống trong giáo dục.
          Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ trên thế giới cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh mẽ. Trong xu thế đó, Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Bối cảnh đó đã đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam là phải xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao. Tại Đại hội XIII của Đảng đã yêu cầu xác định rõ mục tiêu của giáo dục, đào tạo trong giai đoạn tới nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc, trong đó “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [2].           Vì vậy, Đảng luôn chú trọng việc tiếp thu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào công tác giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương đúng đắn để lãnh đạo, phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phù hợp với hoàn cảnh như trong thời gian dịch bệnh Covid-19, ngành giáo dục và đào tạo đã tiếp cận dậy và học qua internet, truyền hình với nhiều hình thức khác nhau.       
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 11, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr612.
[2]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, trang 136, 137.

Tác giả bài viết: ThS. Nguyễn Thị Tình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay1,072
  • Tháng hiện tại197,108
  • Tổng lượt truy cập6,177,392
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây