***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong học đường

Thứ năm - 01/03/2018 08:36
Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, mỗi thời đại, mỗi dân tộc trên nền tảng của mình đều hướng đến hình thành một môi trường sống mang tính đặc thù phù hợp với điều kiện, bản sắc văn hóa của dân tộc. Môi trường sống ấy sẽ sản sinh ra mâu thuẫn nhân cách tiêu biểu cho xã hội, cho dân tộc, đáp ứng với yêu cầu, khát vọng của mỗi giai đoạn lịch sử đặt ra.
          Thấm nhuần quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội”, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, góp phần tích cực xây dựng đời sống con người Việt Nam “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”, phấn đấu vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là phương hướng mục tiêu xây dựng và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và đó cũng là sứ mạng thiêng liêng và cao cả mà Đảng, Nhà nước và Nhân Dân giao cho ngành Giáo dục. Cùng với giáo dục, văn hóa cũng là một hiện tượng riêng của xã hội loài người. Văn hóa sẽ tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của xã hội loài người. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống con người, làm cho văn hóa trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách.
          Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong trường học là quá trình tạo nên sự vận hành tổng hợp, toàn diện cả về chính trị, tâm lý, cảnh quan và đời sống, tác động tích cực vào nhận thức, tình cảm của mỗi con người, bù đắp những giá trị văn hóa còn thiếu hụt và đấu tranh loại bỏ những yếu tố bảo thủ, lạc hậu trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Vậy, những biểu hiện của văn hoá trong nhà trường tích cực, lành mạnh là:
         - Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa Thầy với Thầy, Thầy với Trò, Trò với Trò.
          - Mỗi cán bộ, giảng viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học.
          - Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người.
          - Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới.
          - Tích cực sáng tạo và đổi mới.
          - Khuyến khích giảng viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; Giảng viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường.
          - Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm.
          - Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn.
          - Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm.
          - Chia sẻ tầm nhìn.
          - Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục.
          Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI ) đã nêu nhiệm vụ: “Xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống”. Do vậy, muốn xây dựng mỗi trường học trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục thì trước hết, chính những người thầy, người cô phải là những tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, lối sống cho sinh viên noi theo.
          Lâu nay, ngành Giáo dục luôn phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì hơn ai hết, chính những người thầy, người cô phải là người tiên phong, tích cực trong việc thực hiện phong trào này. Trường học thân thiện không chỉ là cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ, sạch đẹp mà trước hết phải là quan hệ thầy trò ứng xử với nhau có đạo đức, chuẩn mực, theo đúng tinh thần “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn” của dân tộc.
          Trong những năm qua, cùng với nhiệm vụ giáo dục và đào tạo ra những con người không chỉ có tài mà còn có đức phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho đất nước. Trường Đại học Sao Đỏ cũng đã rất quan tâm tới công tác xây dựng môi trường văn hóa trong trường học. Với những phong trào thi đua như: Mỗi người thầy là một tấm gương sáng cho sinh viên noi theo hay các phong trào sinh viên 5 tốt,… đã tạo ra một môi trường giáo dục Đại học vừa thân thiện vừa lành mạnh. Từ các phong trào đó trong nhiều năm qua môi trường văn hóa học đường của trường Đại học Sao Đỏ đã được các thế hệ học sinh, sinh viên cũng như các bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn là nơi nuôi nấng ước mơ cho bản thân mình cũng như cho con cháu mình để các em có một nền tảng vững chắc bước vào đời.

Tác giả bài viết: Ths: Nguyễn Thị Hải Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay2,441
  • Tháng hiện tại233,531
  • Tổng lượt truy cập6,213,815
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây