***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0

Thứ năm - 01/03/2018 08:51
Ngày nay khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMKHCN 4.0) đang diễn ra, nó đã làm thay đổi lớn về cơ cấu ngành nghề trong tương lai. Một vấn đề đặt ra cho các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường THPT về việc lựa chọn nghề gì trong tương lai.

          Các em học sinh đã hiểu như thế nào về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMKHCN 4.0). Khái niệm "công nghiệp 4.0" được thế giới nhận định đã bắt đầu vào những năm đầu thế kỷ XXI, tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano. Thuật ngữ công nghệ 4.0 được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover, giới thiệu các dự kiến của chương trình công nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm nâng cao nền công nghiệp cơ khí truyền thống của Đức.
          Không chỉ nước Đức với chương trình Công nghiệp 4.0, các nước phát triển trong vài năm qua đều có các chương trình chiến lược về sản xuất khi những tiến bộ của khoa học và công nghệ đang diễn ra rất nhanh. Nước Mỹ có "Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến" cho ba thập kỷ tới. Nước Pháp có "Bộ mặt mới của công nghiệp nước Pháp". Hàn Quốc có "Chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc trong tương lai". Trung Quốc có "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025". Nhật Bản có "Xã hội thông minh 5.0",… Nhiều người cũng cho rằng cái tên "cách mạng công nghiệp lần thứ tư” mới có tính chất dự báo và chưa xảy ra.
          Công nghiệp 4.0 với các thành tựu của Trí tuệ Nhân tạo, với máy móc tự động và thông minh như ô-tô tự lái, in ấn 3 chiều, kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học và công nghệ nano,… đã làm thay đổi quan niệm về lao động, về kỹ thuật mà robot sẽ làm thay con người ở rất nhiều lĩnh vực. Từ đây nó làm thay đổi cơ cấu ngành nghề lao động, trình độ lao động của nhân loại trong những năm tiếp theo. Điều này có ảnh hưởng gì đến lao động Việt Nam trong những năm tới, hay nói cách khác nó có ảnh hưởng gì tới những quyết định về lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn môi trường học tập cho mình của các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
          Trong những năm gần đây các em học sinh và phụ huynh của các em đang đứng trước nhiều xu hướng lựa chọn, trong đó có lựa chọn tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp phổ thông, tham gia thị trường xuất khẩu lao động, lựa chọn con đường du học để được tham gia thị trường lao động ở các nước có thu nhập cao hay lựa chọn một ngành nghề để tham gia học tập ở một trường Đại học để có một công việc ổn định và vững chắc trong tương lai. Thực tiễn trong những năm gần đây xu hướng lựa chọn được các em có lực học trung bình và trung bình khá rất quan tâm đó là tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp phổ thong, tham gia thị trường xuất khẩu lao động, lựa chọn con đường du học để được tham gia thị trường lao động ở các nước có thu nhập cao. Lựa chọn con đường này các em chỉ xác định cái được trước mắt là kinh tế và có chút tay nghề ngành mà mình làm, tuy nhiên nếu nhìn xa hơn với xu thế thay đổi cơ cấu lao động và đặc biệt khi ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mạnh mẽ và rõ rệt hơn thì đây là sự lựa chọn không hẳn đã phù hợp vì trong hoàn cảnh đất nước ngày càng phát triển, các ngành kinh tế mới đòi hỏi lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao hơn và đối tượng lao động phổ thông sẽ dần được thay thế bằng lao động đã qua đào tạo. Bên cạnh đó một thực trạng đó là lao động phổ thông thường tham gia các nghành gia công, lao động nặng nhọc lương thấp, cùng với đó khi có tay nghề và lương cao theo thời gian các doanh nghiệp sẽ sẵn sang thay thế bằng số lao động phổ thông mới giá rẻ hơn khi mà nhóm lao động đã qua đào tạo không có hiện tượng đó do họ có trình độ tay nghề, có khả năng ứng dụng công nghệ đáp ứng thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.
          Vậy, để có được một tương lai vững chắc, để có được trình độ đáp ứng sự thay đổi của thực tiễn mỗi em sinh viên ngay từ bây giờ phải cần xác định rõ ràng mục đích và tương lai của mình. Điều này chỉ có thể có được khi các em học sinh lựa chọn một ngành nghề khi học chuyên nghiệp. Năm 2018 có nhiều điểm thay đổi trong quy chế thi cũng như hình thức xét tuyển của các trường. Sẽ có những trường vượt lên với điểm tuyển sinh cao và ngược lại có những trường hạ điểm để thu hút sinh viên. Tuy vậy, sự cạnh tranh của học sinh và các bậc phụ huynh chủ yếu tập trung vào những yếu tố:
          - Ngành học nào mình yêu thích.
          - Điều kiện đảm bảo yêu cầu ngành tuyển.
          - Nhu cầu xã hội về ngành nghề mình lựa chọn.
          Từ những yếu tố trên có thể thấy sự lựa chọn ngành nhề cũng như cơ sở đào tạo là rất quan trọng. Nhưng với tâm lý của các sĩ tử và phụ huynh cứ phải vào các trường Đại học tốp đầu hoặc ở các trung tâm lớn là ưu tiên số một, còn đối với các trường Đại học ở các tỉnh không phải là sự lựa chọn hàng đầu. Đây là những quan điểm sai lầm và chính điều này đã làm cho thực trạng hiện nay sinh viên ra trường mà ngành nghề mình đang theo học không có việc làm. Bởi vì, học sinh và phụ huynh các em không xác định được những gì xã hội cần mà chỉ chạy theo quan điểm ở trung tâm lớn với bất cứ ngành nghề nào có thể học được, hơn nữa chính các trường Đại học vùng mới là các trường có mối quan hệ gần gũi với các doanh nghiệp nên họ biết doanh nghiệp cần gì ở người lao động, bên cạnh đó họ có sự cam kết về đào tạo theo đơn hàng của doanh nghiệp, họ có sự liên kết đào tạo để sinh viên khi còn đang học cũng có thể tham gia vào quá trình thực tập làm quen với môi trường và kỹ thuật thực tế của doanh nghiệp. Vì thế, các em học sinh phổ thông cần phải thấy được những ưu thế ấy và lựa chọn được ngành mà xã hội thực sự cần cũng như nơi để học là rất quan trọng.
          Đối với những ngành đang có sự bão hòa về nhu cầu lao động thì khi các em theo học là rất khó khăn khi ra trường, những ngành kỹ thuật như trường Đại học Sao Đỏ đang đào tạo như: Cơ khí thông minh, Cơ điện tử, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Điện tử kỹ thuật số, Tin học, CN May và thời trang, CN Ô tô với mô hình liên kết với Toyota Việt Nam, CN Thực phẩm, CN Hóa,… thì nhu cầu của xã hội là rất lớn, bên cạnh đó ưu thế như Đại học Sao Đỏ đang có đó là sự liên kết với các doanh nghiệp, các tập đoàn hay các trường Đại học của Hàn Quốc, Nhật Bản,… đã được khẳng định, được xã hội thừa nhận thông qua chứng nhận về đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục đại học do trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng của Bộ Giáo Dục kiểm định năm 2017 và được các doanh nghiệp cam kết ưu tiên tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp của trường. Có thể nói Đại học Sao Đỏ sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho các em học sinh, điều này đòi hỏi các em học sinh cần có sự nhìn nhận đúng đắn.

12 01 2018 16 00 01qdh 1

Đại học Sao Đỏ tổ chức lễ công bố quyết định chất lượng cơ sở giáo dục đại học

Tác giả bài viết: NCS. Vũ Văn Đông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay2,623
  • Tháng hiện tại194,791
  • Tổng lượt truy cập6,175,075
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây